Tiềm năng du lịch đảo ven bờ: Chuỗi ngọc thô cần được đánh bóng

Tiềm năng du lịch đảo ven bờ: Chuỗi ngọc thô cần được đánh bóng
(PLVN) - Với 2.773 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ, Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển du lịch biển, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội trên các đảo. Khai phá tiềm năng du lịch trên đảo ven bờ không chỉ giúp sản phẩm du lịch đa dạng, mới mẻ mà còn tạo nên những giá trị văn hóa, lịch sử gắn với chủ quyền đất nước. 

Du khách tìm về sự hoang sơ

Theo cuộc khảo sát nhu cầu khách nội địa được thực hiện bởi Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) kết hợp với VnExpress, sau dịch Covid-19, phần lớn khách du lịch lựa chọn đi du lịch biển đảo. Tuy nhiên, thay vì đến những vùng đảo quen thuộc, các hòn đảo hoang sơ, ít người trở thành nơi để tín đồ du lịch lựa chọn. 

Phần lớn các đảo ven bờ này đều có khí hậu mát mẻ, ôn hòa, môi trường trong lành với những bãi tắm đẹp, không gian thiên nhiên gần như được giữ nguyên và chưa có sự khai phá nhiều của hoạt động kinh tế.

Hệ sinh thái và cảnh quan trên các đảo này cũng rất đa dạng và phong phú, là cơ sở để du lịch có thể khai thác trong tương lai. Đây là những địa điểm thích hợp để nghỉ ngơi, thư giãn, đồng thời khách du lịch có thể trải nghiệm cảm giác khám phá mới mẻ trên những hòn đảo hoang sơ gần bờ này. 

Điển hình, tại địa phận tỉnh Khánh Hòa, đảo Bình Hưng chỉ cách đất liền khoảng 1km là một trong những hòn đảo đẹp nhất tại vùng, cùng với Bình Tiên – Bình Lập và Bình Ba đã tạo thành địa danh "Tứ Bình" nổi tiếng.

Tuy được mệnh danh là "Maldives của Việt Nam" với nhiều bãi tắm đẹp, tuy nhiên khu vực này chỉ mới phát triển trong những năm gần đây nhờ việc đưa vào khai thác hàng loạt tour nội địa và được giới thiệu rộng rãi hơn trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Trên đảo, các yếu tố tự nhiên vẫn giữ được nét hoang sơ, vẻ đẹp tự nhiên vốn có và chưa chịu quá nhiều tác động từ việc khai thác du lịch. Vì vậy, đây vẫn là một trong những địa điểm lý tưởng để trải nghiệm du lịch đối với nhiều người.

Hiện nay, việc phát triển du lịch trên các đảo ven bờ có sự chênh lệch giữa các vùng. Cùng là hệ thống đảo ven bờ với tiềm năng lớn để có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch, tuy nhiên, chỉ có một số tỉnh, thành khẳng định được khả năng phát triển trên các đảo, số còn lại vẫn chưa được khai thác xứng với tiềm năng.

Những cái tên như vịnh Hạ Long, Sơn Trà, Lý Sơn hay Phú Quốc tuy là điểm sáng trong việc đưa đảo ven bờ vào hoạt động du lịch nhưng dường như lại quá quen thuộc với khách. Mặt khác, dù các đảo gần bờ như Lý Sơn, Cát Bà tuy đang trên đà phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn chưa thể đạt tầm cỡ đảo du lịch quốc tế như Hawaii (Hoa Kỳ), Bora Bora (Polynesia), Bali (Indonesia)…

Trong khi đó, du lịch trên đảo hoang sơ ven bờ còn ảm đạm, thiếu sự liên kết với các hoạt động du lịch khác. Dù Việt Nam sở hữu tiềm năng có thể khai thác tốt để phát triển du lịch từ hệ thống đảo gần bờ nhưng việc phát triển ở các đảo hiện vẫn chưa có sự đồng bộ, đây vẫn là những “viên ngọc thô” chưa được đánh bóng.  

Bảo tồn giá trị biển đảo

Tiềm năng du lịch của hệ thống đảo ven bờ Việt Nam là rất lớn bởi nơi đây chứa đựng phong phú các giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn, là nền tảng cho việc phát triển các loại hình du lịch biển đảo. Hình thành được chuỗi “đảo ngọc” ven bờ sẽ tạo điều kiện phát triển hơn ngành du lịch, để du lịch biển đảo Việt Nam sẽ là điểm sáng trên bản đồ du lịch thế giới.

Trong thời gian tới, hoạt động du lịch tại các đảo, nhất là đảo ven bờ sẽ bắt nhịp lại với sự phục hồi của ngành du lịch. Đây là cơ hội để ngành du lịch các tỉnh xem xét đưa các đảo gần bờ thành những điểm đến mới, thu hút nhiều hơn khách du lịch đến các đảo. Điều này vừa phù hợp với thói quen du lịch mới của người dân sau thời gian ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, vừa là cơ hội để đưa hệ thống đảo ven bờ vào khai thác, hình thành chuỗi đảo ngọc ven bờ theo dọc đường bờ biển của đất nước. 

Bên cạnh đó, việc đưa vào khai thác du lịch tại các hòn đảo hoang sơ gần bờ không chỉ thúc đẩy du lịch vùng phát triển mà còn là cách để bảo tồn những giá trị liên quan đến văn hóa, lịch sử biển, đảo của đất nước. Hiện nay, trên nhiều đảo gần bờ lưu lại những vết tích lịch sử quan trọng, liên quan đến quá trình phát triển của dân tộc và nguồn gốc hình thành văn hóa làng biển.

Lặn biển ngắm san hô tại các đảo ven bờ.
 Lặn biển ngắm san hô tại các đảo ven bờ.

Trên đảo có các làng cá, di tích văn hóa và lịch sử thuần Việt phản ánh văn hóa làng chài và văn minh biển cả, hay còn gọi chung là “văn hóa ứng xử biển cả”, góp phần tạo ra các giá trị du lịch nghề cá mà đến nay chưa được khai thác và phát triển theo đúng nghĩa.

Chẳng hạn như tại Quảng Ngãi, hệ thống biển, đảo nơi đây còn được gọi là “mảnh đất vàng” về di sản. Toàn tỉnh có 66 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; trong đó có 8 di tích cấp quốc gia, 26 di tích cấp tỉnh, 32 di tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ. Riêng tại đảo Lý Sơn, với diện tích chưa đầy 10km2 nhưng có đến 50 di tích lịch sử, văn hóa.

Đặc biệt, tại hòn đảo tiền tiêu này có cả một dấu tích đặc sắc không chỉ trong nước mà còn của cả thế giới, do núi lửa phun trào để lại và hệ thống di tích liên quan đến đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. Hay trên nhiều vùng đảo ven bờ, dấu tích lịch sử của các triều đại nhà nước Việt Nam hay quần thế kiến trúc chùa, tháp trên đảo cũng là điểm đặc trưng để du lịch có thể khai thác. 

Kết hợp nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo

Bên cạnh ý nghĩa trong bảo tồn giá trị lịch sử, việc quy hoạch phát triển du lịch trên các đảo ven bờ này còn là cách để bảo vệ không gian sinh tồn của dân tộc, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ đất nước. Hệ thống đảo ven bờ tuy chưa được khai thác có hiệu quả nhưng trong sự phát triển của đất nước, đây luôn là khu vực quan trọng, là hệ thống tiền tiêu nắm giữ vị trí chiến lược trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước.

Bởi vậy, việc đưa các đảo hoang sơ ven bờ vào khai thác phục vụ cho mục đích du lịch chính là để bảo vệ và giữ gìn giá trị của vùng biển đảo, của văn hóa làng biển vốn hình thành từ bao đời nay. 

Việc chú trọng đẩy mạnh phát triển du lịch biển đảo là một định hướng đúng đắn, phù hợp với thế mạnh của ngành Du lịch Việt Nam và mang ý nghĩa đặc biệt trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước.

Theo đó, chủ trương của Đảng đã chỉ rõ: Vùng biển và ven biển là địa bàn chiến lược về kinh tế và an ninh, quốc phòng, do đó cần khai thác tối đa tiềm năng và các lợi thế của vùng biển và ven biển, kết hợp với an ninh, quốc phòng, tạo thế và lực để phát triển mạnh kinh tế - xã hội, bảo vệ và làm chủ vùng biển của Tổ quốc.

Trong tình hình mới, du lịch biển đảo đang dần trở thành trọng tâm trong định hướng phát triển ngành du lịch thông qua các chương trình kích cầu, thu hút khách trở lại sau thời gian dài chống dịch. Bên cạnh đó, tăng cường khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của biển đảo, nhất là đảo ven bờ sẽ tạo điều kiện thu hút hơn khách quốc tế đến Việt Nam trong thời gian tới. 

Với nhiều chính sách thu hút khách du lịch đến Việt Nam thì du lịch biển đảo sắp tới sẽ có cơ hội lớn để phát triển. Bởi vậy, để khai thác tốt hơn tiềm năng biển đảo, công tác tuyên truyền về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, giữ vững môi trường hòa bình ổn định để xây dựng đất nước cần được xem là nhiệm vụ quan trọng.

Các ngành, địa phương cần tích cực tham gia phát triển kinh tế biển, đảo cho phù hợp, đưa kinh tế nói chung và du lịch nói riêng trở thành cơ sở để bảo vệ vững chắc chủ quyền trên biển của nước nhà. 

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam: “Với gần 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ tập trung vùng biển ven bờ và các quần đảo ngoài khơi thuộc quyền tài phán quốc gia, nước ta có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế đảo. Mỗi hòn đảo quý giá như một “thỏi bạc lớn” và cũng là cột mốc chủ quyền và là một “chiến hạm không thể đánh chìm” trên vùng biển của đất nước.

Không ít đảo có lợi thế địa lý, có thể xây dựng thành trung tâm kinh tế đảo với cơ sở hậu cần nghề cá và dịch vụ biển xa hiện đại. Biển gắn bó với người dân Việt từ ngàn đời, là chỗ dựa sinh kế cho hàng chục triệu người. Biển luôn gắn với quá trình sinh tồn và phát triển của dân tộc, tạo ra một trong những nét độc đáo của văn hóa Việt - văn hóa ứng xử biển cả”.

Tiến sĩ Đặng Hoàng Lan - Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa TP Hồ Chí Minh: “Với hệ thống nền văn hóa cổ xưa chạy dọc chiều dài ven biển Quảng Ngãi, như văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa, văn hóa Việt cổ, cùng với hệ thống di tích văn hóa tâm linh ven biển, đảo khá phong phú và kho tàng truyền thuyết, chuyện kể, dân ca, lễ hội và thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp... nếu biết kết hợp đầu tư bảo tồn và phát triển du lịch, Quảng Ngãi sẽ là điểm đến không chỉ của khách du lịch mà còn là điểm dừng chân của giới nghiên cứu văn hóa, địa chất, địa mạo trong và ngoài nước”.

Đọc thêm

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh
(PLVN) - Dự kiến cuối tháng 8/2024, Trà Vinh lần đầu tổ chức Festival 100 năm dừa sáp được tỉnh Trà Vinh. Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh kết hợp với việc tổ chức Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Công an 'vào cuộc' tham gia quản lý thị trường vàng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Trong đó, NHNN đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp xử lý nghiêm minh các hành vi buôn lậu, thao túng, đầu cơ trục lợi, đẩy giá vàng miếng...

Lấy ý kiến về dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp

Sẽ sớm có cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa các khách hàng lớn và đơn vị phát điện
(PLVN) -  Bộ Công Thương đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành và các bên liên quan về Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA). 

Gạo ST25 và câu chuyện bảo vệ thương hiệu

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra một cửa hàng có dấu hiệu bán giả mạo gạo ST25 mang nhãn hiệu Ông Cua. (Ảnh: Quản lý thị trường)
(PLVN) - Hàng loạt cửa hàng kinh doanh gạo lớn ở nhiều quận trên địa bàn TP Hà Nội vừa bị “bêu tên” vì bán gạo giả mạo thương hiệu của “cha đẻ” giống gạo ST25 - từng đoạt giải gạo ngon nhất thế giới.

Đưa thị trường vàng vào khuôn khổ

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160/TB-VPCP nêu kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Tính hai mặt của quảng cáo: Tác động đến người tiêu dùng

Nhiều quảng cáo trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn dụ thanh, thiếu niên thay đổi thói quen, suy nghĩ, lối sống, cách ăn mặc, cách hành xử theo hướng tiêu cực. (Nguồn: Viettel EduPortal).
(PLVN) - Có thể nói, quảng cáo trực tuyến ra đời đã đem lại cho người dùng một “chân trời mới” với rất nhiều tiện ích. Tuy nhiên, mặt trái của quảng cáo trực tuyến cũng là những hệ quả không hay, đem lại tác hại cho người dùng các lứa tuổi.

Giá vàng “lao dốc” sau “lệnh” của Thủ tướng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tuyên bố tăng cung vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng nhẫn đã lao dốc gần 2 triệu đồng/lượng còn vàng miếng SJC cũng “bốc hơi” trên 2 triệu đồng/lượng.

Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam

Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ (Ảnh minh họa).
(PLVN) -  Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam. Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến ngày 15/3/2024, lũy kế XK cá tra sang thị trường này tăng 1% và đạt gần 13 triệu USD.

Sẽ thí điểm cách tính tiền điện mới?

Chi phí về cung ứng điện cho các khu công nghiệp thường cao hơn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) -  Theo cách tính tiền mới được gọi là giá điện 2 thành phần thì ngoài phần phải chi trả cho giá điện sử dụng hàng tháng, khách hàng phải trả thêm giá công suất - tương tự như tiền thuê bao mà các mạng viễn thông vẫn đang áp dụng. Giá điện 2 thành phần được tính ra sao?

VNPT, VTC và Cục Công nghiệp an ninh ký kết hợp tác chuyển đổi số trong cảnh báo sự cố phòng cháy, chữa cháy

Lãnh đạo 3 bên chụp ảnh lưu niệm tại buổi Lễ ký kết. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác chiến lược và toàn diện số 46/TTHT-BCA-VNPT giữa Bộ Công an và Tập đoàn VNPT ngày 27/4/2023, tại Hà Nội mới diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chuyển đổi số lĩnh vực truyền tin cảnh báo sự cố trong công tác phòng cháy, chữa cháy giữa Cục Công nghiệp an ninh (Bộ Công an) và Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (Tập đoàn VNPT) và Công ty cổ phần Viễn thông VTC.