Quản lý thị trường Hà Nội lên tiếng về sai phạm của Sakura Việt Nam?

TPCN không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa vi phạm về nhãn mác phổ biến tại các cơ sở Sakura Việt Nam
TPCN không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa vi phạm về nhãn mác phổ biến tại các cơ sở Sakura Việt Nam
(PLO) -Mặc dù bị lực lượng quản lý thị trường xử phạt, thế nhưng Công ty TNHH quốc tế Sakura Việt Nam còn đem cả uy tín của công ty ra để khẳng định đơn vị mình “vô can”. Đáng nói, công ty này còn đang bán các loại thực phẩm chức năng (TPCN) chưa được công bố trước khi quảng cáo và đưa ra lưu hành, nhưng vẫn qua mặt được các lực lượng chức năng.

Bị xử phạt vẫn “lấp liếm” vi phạm!

Báo PLVN đã phản ánh về hàng loạt sai phạm đang ngang nhiên diễn ra tại các cơ sở của hệ thống siêu thị Sakura Việt Nam - Hàng Nhật nội địa (thuộc Công ty TNHH quốc tế Sakura Việt Nam, địa chỉ tầng 4, tòa nhà Trung Yên Plaza, khu đô thị Trung Yên, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội). 

Sau khi tiếp nhận thông tin từ PV, đại diện công ty là bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Marketting vẫn khăng khăng khẳng định rằng: Từ trước đến nay lực lượng quản lý thị trường TP.Hà Nội có kiểm tra và chỉ phát hiện những “lỗi nhỏ” (như dán tem nhãn phụ, đèn chiếu sáng,...) và công ty chỉ bị nhắc nhở “chưa bao giờ bị lập biên bản”?

Mặc dù tại buổi trao đổi, PV đã đưa ra hàng loạt các dẫn chứng về tình trạng hàng hóa vi phạm có hệ thống, tuy nhiên bà Trang vẫn tự tin tuyên bố rằng lực lượng quản lý thị trường cũng phải “bó tay” khi kiểm tra hàng hóa kinh doanh tại đơn vị này.

“Tất cả bọn chị đều tuân thủ đầy đủ hết, bình thường các anh quản lý thị trường vào bên chị thì các anh cũng không comment (bình luận-PV) được gì cả”, bà Trang kiên quyết nói. Có thể thấy, mặc dù sai phạm mang tính hệ thống như vậy nhưng đơn vị này vẫn coi như vô can. Phải chăng có thế lực nào đó đang “bảo kê” để đơn vị này ngang nhiên vi phạm, bất chấp quy định pháp luật như vậy?

Liên quan đến những sai phạm mang tính hệ thống tại siêu thị Sakura, sau nhiều ngày liên hệ và chờ đợi thì phía Chi cục Quản lý thị trường TP.Hà Nội đã có ý kiến trả lời. Ông Trịnh Bá Quang - Trưởng phòng tổng hợp và phối hợp liên ngành khẳng định, trước đó Công ty TNHH quốc tế Sakura Việt Nam đã bị lập biên bản và xử phạt. 

Theo đó trong năm 2017, Chi cục Quản lý thị trường TP.Hà Nội đã tiến hành kiểm tra Công ty TNHH Quốc tế Sakura Việt Nam trên địa bàn Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm. Hành vi vi phạm chủ yếu: Kinh doanh hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. Không thực hiện niêm yết giá hàng hóa theo quy định,... Tổng mức tiền xử phạt là 15 triệu đồng.

Với mức xử phạt trên, như vậy trung bình trên địa bàn mỗi quận đơn vị này bị xử phạt hơn 3,7 triệu đồng. Theo ghi nhận trên địa bàn của những quận đã xử phạt (4 quận) hiện siêu thị Sakura vẫn đang tái diễn tình trạng vi phạm. Ngoài ra, không chỉ 4 quận như đã nói ở trên, mà hầu hết các cơ sở ở quận khác hàng hóa cũng rơi vào tình trạng tương tự. Đơn cử như một số quận nổi cộm khác như: Đống Đa, Hoàng Mai,... Không hiểu lực lượng quản lý thị trường ở đây có biết việc siêu thị Sakura đang ngang nhiên vi phạm hay chỉ đến kiểm tra và “nhắc nhở” để doanh nghiệp xử lý, như những gì bà Trang (đại diện công ty) khoe với PV.

Nói thêm về tình trạng vi phạm có hệ thống của doanh nghiệp, ông Quang cho rằng cần phải “thông cảm” cho doanh nghiệp. “Về cái nhãn phụ có cái ghi được, có cái nó không vì nhãn phụ tự mình đặt ra chứ có gì đâu. Nó nhỏ quá như cái bút cái thìa, cái muôi ai dán vào đấy nên chỉ mặt hàng nào lớn thôi. Khổ người ta ra có hàng nghìn mặt hàng”. 

Nếu đúng như lời ông Quang nói thì dường như lực lượng quản lý thị trường vẫn còn “nương tay” nên siêu thị Sakura mới ngang nhiên vi phạm có hệ thống. Hơn nữa, con số 15 triệu đồng tiền xử phạt (vi phạm tại 4 cơ sở) không thấm tháp vào đâu và cũng có thể công ty này cho rằng những vi phạm đó là “lỗi nhỏ”, nên vẫn bất chấp quy định pháp luật và tái phạm.

Như vậy có thể thấy, rõ ràng Công ty TNHH quốc tế Sakura Việt Nam trước đó đã có vi phạm và bị lực lượng quản lý thị trường xử phạt. Điều này hoàn toàn trái ngược với những lời khẳng định của bà Trang trước đó rằng đơn vị mình chỉ bị quản lý thị trường “nhắc nhở” và “chưa bao giờ bị lập biên bản”.

Dòng TPCN có mức giá “cắt cổ” nhưng cũng không rõ ràng nguồn gốc
Dòng TPCN có mức giá “cắt cổ” nhưng cũng không rõ ràng nguồn gốc

Bán TPCN không được phép quảng cáo và lưu hành?

Theo ghi nhận, hiện trên hệ thống siêu thị Sakura Việt Nam đang bày bán rất nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) với mức giá “cắt cổ”. Có thể kể đến một số mặt hàng “VIP” như: dòng Thực phẩm chăm sóc sức khỏe – DHC viên uống với 20 loại khác nhau giá 200.000 – 1 triệu đồng/gói; Dr. Senobiru  - thực phẩm bổ sung axit amin hỗ trợ tăng cường trẻ nhỏ (60 gói) giá 5,9 triệu đồng/hộp; Dr. Select – Tinh chất nhau thai 30000 Placenta Drink 30 gói giá 2,3 triệu đồng/hộp; Tảo vàng SPIRULINA loại 2200 viên,...

Tuy nhiên, theo tra cứu trên cổng thông tin điện tử của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế (Website: http://congbosanpham.vfa.gov.vn) về việc Cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (ATTP), thì hoàn toàn không có dữ liệu về Công ty TNHH quốc tế Sakura Việt Nam và bất kỳ sản phẩm TPCN nào hiện công ty này đang bán tại hệ thống siêu thị Sakura. 

Kiểm tra theo một cách khác, PV chọn tên một sản phẩm TPCN (ghi trên tem nhãn phụ tiếng Việt: Đơn vị nhập khẩu và phân phối Công ty TNHH quốc tế Sakura Việt Nam) mà siêu thị Sakura đang bán là Tảo vàng SPIRULINA loại 2200 viên, thì trong số 20 công ty nhập khẩu (được Cục ATTP cấp bản công bố phù hợp quy định ATTP) dòng TPCN SPIRULINA không hề có tên Công ty TNHH quốc tế Sakura Việt Nam.

Trong khi đó Pháp luật Việt Nam quy định rất rõ, để nhập khẩu TPCN thì đơn vị nhập khẩu cần thực hiện  thủ tục công bố TPCN trước khi nhập khẩu, để sản phẩm đó có thể được phép lưu thông trên thị trường. 

Cụ thể, Khoản 1, Điều 14, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP thì: “Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định...”. Như vậy, đối với mặt hàng TPCN nhập khẩu vào Việt Nam phải thực hiện kiểm tra VSATTP.

Ngoài ra, căn cứ Điều 3 Thông tư 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế quy định: “1. TPCN nhập khẩu và sản xuất trong nước đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ Y tế (Cục ATTP) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

2. TPCN nhập khẩu và sản xuất trong nước chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định ATTP và đăng ký bản công bố phù hợp quy định ATTP tại Bộ Y tế (Cục ATTP) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường”.

Đồng thời, khi PV tra cứu trên website: http://xacnhanquangcao.vfa.gov.vn, về việc Cấp giấy xác nhận quảng cáo sản phẩm thực phẩm, thì hoàn toàn không có tên Công ty TNHH quốc tế Sakura Việt Nam. Thế nhưng, trên website của công ty này là: Sakuravietnam.com.vn lại đang quảng cáo rầm rộ hàng trăm mặt hàng thực phẩm (riêng TPCN là 75 mặt hàng).

Xin nói thêm về dòng sản phẩm TPCN, một điều chúng ta cũng cần phải đề cập đến ở đây đó là vấn đề đạo đức trong kinh doanh. Bởi như chúng tôi đã nói ở những bài trước, việc siêu thị Sakura quảng cáo, bán TPCN nhưng trên tem nhãn phụ “nổ” có công dụng “chữa bệnh ung thư” dường như đã trà đạp lên lòng tin của khách hàng. Đơn cử như sản phẩm ORIHIRO Sụn vi cá mập Squalene (360 viên), được bán với mức giá 559.000 VNĐ. Đơn vị nhập khẩu và phân phối là Công ty TNHH quốc tế Sakura Việt Nam.

Không nói thì ai cũng biết, những người không may mắc căn bệnh ung thư thường rơi vào trạng thái tuyệt vọng, luôn có tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương”. Và trong hoàn cảnh đó, họ - người mắc bệnh ung thư đang cận kề cái chết vẫn tin dùng những sản phẩm TPCN đó như một loại thuốc “chữa bệnh ung thư” thì hết sức nguy hiểm.

Dù bị xử phạt nhưng đại diện Sakura Việt Nam vẫn cố tình “lấp liếm” vi phạm
Dù bị xử phạt nhưng đại diện Sakura Việt Nam vẫn cố tình “lấp liếm” vi phạm

Sau khi được PV cho xem sản phẩm TPCN mà siêu thị Sakura ghi công dụng trên tem nhãn phụ là“chữa bệnh ung thư”, ông Quang hết sức kinh ngạc và khẳng định: “Cái đó (việc ghi công dụng “chữa bệnh ung thư” trên tem nhãn phụ sản phẩm-PV) là cái vớ vẩn, cái đấy nó không phải là thuốc. TPCN nó không phải là thuốc, hàng đấy là doanh nghiệp lừa dối”.

Cũng phải ghi nhận ý kiến ở trên của vị đại diện quản lý thị trường là đúng khi khẳng định TPCN không phải là thuốc. Thế nhưng, như đã phân tích ở trên, mọi dữ liệu thông tin về Công ty TNHH Sakura Việt Nam cũng như các sản phẩm TPCN mà công ty này đang bán (ghi đơn vị nhập khẩu và phân phối là Công ty TNHH quốc tế Sakura Việt Nam) ở Cục ATTP đều là “số 0”. Nếu như vậy, nguồn gốc xuất xứ những sản phẩm TPCN đó liệu có phải là hàng trôi nổi, hàng lậu, trốn thuế? 

Tuy nhiên, có vẻ như việc bán các loại TPCN ấy ở siêu thị Sakura không hề gặp khó khăn và bị lực lượng quản lý thị trường để mắt đến. Hàng ngày, những sản phẩm “lừa dối” ấy vẫn đang ung dung ngồi trên kệ hàng của siêu thị Sakura và đến tay người tiêu dùng. Hơn nữa, nếu nhìn vào con số 15 triệu tiền xử phạt đối với hai lỗi rất “nhẹ nhàng” như vậy thì liệu lực lượng quản lý thị trường đã làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình hay chưa?

Về vấn đề nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đang được bày bán tại siêu thị Sakura và trách nhiệm của những người cầm “cán cân công lý” (trực tiếp là Chi cục Quản lý thị trường TP.Hà Nội) đã được thể hiện thế nào, Báo PLVN sẽ tiếp tục phản ánh.

Tin cùng chuyên mục

Các sản phẩm dao cạo râu có dấu hiệu vi phạm bị lực lượng chức năng tiến hành tạm giữ tại Siêu thị Trung Vân.

Siêu thị Trung Vân, Nghệ An bán hàng giả mạo nhãn hiệu Gillete

(PLVN) -  Tại Siêu thị Trung Vân, địa chỉ Khối 2A, thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) đã phát hiện lô dao cạo râu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gillete. Đây là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.

Đọc thêm

Việt Nam có nền tảng AI định danh và xác thực đầu tiên vượt 1 tỷ lượt yêu cầu

Nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC tối ưu cho ngân hàng, tổ chức tài chính (Ảnh: PV)
(PLVN) - Mới đây, nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC ghi nhận số lượt xử lý yêu cầu từ người dùng vượt ngưỡng 1 tỷ, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Qua đó, VNPT eKYC trở thành nền tảng định danh và xác thực đầu tiên tại Việt Nam đạt quy mô này.

Honda Việt Nam triệu hồi mẫu xe Gold Wing, CBR1000RR nhập khẩu từ Nhật Bản

Mẫu xe triệu hồi CBR1000RR
(PLVN) - Công ty Honda Việt Nam (HVN) công bố chiến dịch triệu hồi 2 mẫu sản phẩm Gold Wing và CBR1000RR (“Sản phẩm”), nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản, được phân phối chính hãng thông qua các Cửa hàng kinh doanh xe Phân khối lớn Honda (“DreamWing”), để kiểm tra hiện tượng phồng cánh bơm xăng nhằm đảm bảo chất lượng tối ưu cho Sản phẩm.

Từ ngày 15/5, giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng 1 lần

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
(PLVN) - Ngày 26/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Quyết định này thay thế Quyết định 24 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định có hiệu lực từ ngày 15/5/2024.

Giá dầu thô thẳng đà tăng

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sáng (26/3), giá dầu thô thế giới tiếp tục tăng. Hiện giá dầu Brent đã lên gần 87 USD/thùng còn dầu WTI lên trên 82 USD/thùng.

Bến Tre xử phạt 4 đơn vị kinh doanh xâm phạm quyền nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen

Bến Tre xử phạt 4 đơn vị kinh doanh xâm phạm quyền nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen

(PLVN) - Đó là thông tin được cung cấp tại Tọa đàm "Giải pháp bảo vệ thương hiệu và công tác chống hàng giả với ngành nhựa" diễn ra ngày 26/3 tại Bến Tre. Sự kiện do Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam (VATAP) phối hợp cùng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bến Tre đã tổ chức. Đồng thời tọa đàm cũng công bố kết quả điều tra về sản phẩm nhái thương hiệu Ống nhựa Hoa Sen trên thị trường.

Hải Dương sẽ kiến tạo mô hình công dân số trong ngày Chuyển đổi số tỉnh

Ngày Chuyển đổi số tỉnh Hải Dương năm 2024 sẽ diễn ra nhiều sự kiện kiến tạo mô hình công dân số.
(PLVN) - Vào sáng ngày 26/3 tới đây, tại Trung tâm Văn hoá Xứ Đông (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) sẽ diễn ra ngày Chuyển đổi số tỉnh Hải Dương năm 2024 với nhiều sự kiện để kiến tạo mô hình công dân số như: ra mắt ứng dụng dành cho người dân Smart – Hải Dương, triển lãm, trưng bày các giải pháp, sản phẩm về chuyển đổi số…

Tổng cục Thuế tiếp tục cảnh báo những hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Tổng cục Thuế một lần nữa khẳng định, không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân ngoài ngành Thuế nào thu thuế hộ
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong thời gian vừa qua, ngành Thuế liên tục tuyên truyền và đưa ra những cảnh báo về tình trạng giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế (CQT) để thực hiện hành vi lừa đảo người nộp thuế (NNT), nhưng vẫn có người dân mắc bẫy các đối tượng này, nhất là trong tháng cao điểm quyết toán thuế.

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân 30 lô hàng sầu riêng xuất khẩu bị nhiễm cadimi vượt mức cho phép

Ảnh minh họa
(PLVN) - Liên quan tới việc 30 lô hàng sầu riêng Việt Nam bị Tổng cục Hải quan Trung Quốc cảnh báo không đảm bảo an toàn. Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) yêu cầu các doanh nghiệp, cơ quan liên quan thực hiện truy xuất các lô hàng bị cảnh báo để làm rõ nguyên nhân, sớm có phản hồi lại phía Trung Quốc, tránh để xảy ra hậu quả đáng tiếc.