Người Việt Nam tiên phong dệt lụa thành công từ những cuống sen bỏ đi

Nghệ nhân Phan Thị Thuận
Nghệ nhân Phan Thị Thuận
(PLVN) - Đó là cụm từ mà hãng thông tấn lớn thứ ba thế giới AFP đã sử dụng trong video lý giải về sự thành công nổi bật của lụa sen Việt Nam, phát ngày 27/8/2020. Với thời lượng 1 phút 30 giây, nội dung video được xây dựng thông qua cuộc phỏng vấn với nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận, người đầu tiên thành công trong kỹ thuật làm loại lụa này tại Việt Nam.

Theo bản tin của hãng thông tấn AFP thì, lụa sen là loại lụa độc đáo trên thế giới, những sợi tơ được lấy từ trong cuống của mỗi lá sen được kéo ra, se lại và dệt. Đó là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ và bàn tay khéo léo. Hiện nay, ở Việt Nam, nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận (làng nghề dệt lụa Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Nội) nghiên cứu và sản xuất thành công lụa tơ sen. Những chiếc khăn làm từ loại này vẫn không đủ hàng để bán ra thị trường.

Theo nghệ nhân Thuận, một người dệt một chiếc khăn bằng lụa tơ sen phải mất một tháng để hoàn thiện. Vì quy trình làm khăn hoàn toàn làm thủ công nên mất khá nhiều thời gian. Từ việc cắt sen, lấy tơ đến khi dệt lụa, tất cả công đoạn làm khăn lụa tơ sen đều thủ công. Nghệ nhân Thuận cho biết cuống lá sen sau khi hái về sẽ được cắt thành những đoạn ngắn rồi kéo các sợi tơ, miết qua một tấm bảng tẩm nước, kéo dài và bện lại với nhau. 

“Cách đây 3 năm, bà Phan Thị Thuận đã phát hiện ra cơ hội biến các cuống sen thành vải dệt. Sau nhiều nỗ lực, sản phẩm lụa từ tơ sen đầu tiên của bà Thuận đã ra đời. Bà trở thành người Việt Nam tiên phong dệt lụa thành công từ những cuống sen bỏ đi” - AFP thông tin.

Dạy tằm dệt lụa, bắt sen nhả tơ

Việt Nam là đất nước có nhiều dòng sông với những cánh đồng bãi bồi rộng lớn, thích hợp cho nghề trồng dâu nuôi tằm. Sinh ra và lớn lên ở quê làng Phùng Xá huyện Mỹ Đức, Hà Nội, trong cái nôi làm nghề nghề trồng dâu nuôi tằm, canh cửi và là đời thứ ba trong gia đình truyền thống theo nghề, nghệ nhân Phan Thị Thuận đã sớm đắm chìm trong tình yêu dâu tằm như thế. 

Không chỉ chuyên tâm gìn giữ dệt lụa theo phương pháp truyền thống, trong quá trình nuôi tằm, qua quan sát và theo kinh nghiệm làm nghề lâu năm, bà Phan Thị Thuận đã tìm ra phương án dệt lụa mới bằng cách biến con tằm thành… “những người thợ dệt”. Bà Thuận tự nhủ, bản thân con tằm đã tự đan cho mình chiếc kén đẹp hoàn hảo thì tại sao lại không khiến chúng tự dệt nên những tấm chăn.

Nghĩ là làm, ngày đêm bà Thuận mày mò bên những nong tằm, “huấn luyện”, điều khiển tằm dệt lụa. Bước đầu thử nghiệm, bà Thuận không làm tổ cho tằm mà để chúng nhả tơ một cách tự nhiên. Vài chục con tằm do không có nơi bấu víu nên không thể cuộn tròn lại để cuốn kén mà cứ bò lung tung theo bản năng. Bà Thuận lại phải bắt vào, sắp xếp chúng thành hàng lối. 

Ngày đêm bà Thuận quên ăn, quên ngủ trong coi, quan sát, những “thợ dệt tặm” rút rụt, nhả tơ. Một năm với lứa tằm thử nghiệm, rồi những tấm vải, tấm chăn do tằm tự dệt đầu tiên cũng đã hoàn thành. Bà Thuận đưa vào nồi đun nấu, tấm chăn bung nở bông mịn, ấm áp đến lạ thường. Bà Thuận ôm tấm chăn của những “thợ dệt” tằm vào lòng, trào dâng hạnh phúc đến nghẹn ngào. Bởi từ đó, con tằm ngóc đầu tự rút ruột nhả tơ trên một mặt phẳng theo sự sắp đặt – phương pháp dệt mền bông mới do nghệ nhân Phan Thị Thuận tìm ra đã ra đời.

“Tôi đã làm được sản phẩm tơ tằm từ việc dùng con tằm là những người thợ dệt. Tôi tin nghề có thể tồn tại được mãi mãi, vì thế quyết định tìm lối đi mới cho nghề. Tôi nghĩ làm sản phẩm do con tằm tự dệt là hướng đi rất tốt cho tơ tằm”, bà Thuận nói.

Năm 2012, bà Thuận chính thức trình làng sản phẩm và phương pháp lần đầu tiên có trong lịch sử loài người: chăn tơ do tằm tự dệt. Từ sản phẩm này, bà đã cho ra đời nhiều tấm mền, chăn, các loại gối chất lượng cao.

Sản phẩm của nghệ nhân Phan Thị Thuận được người tiêu dùng đón chào nồng nhiệt. Đặc biệt, sản phẩm chăn bông, vải lụa tơ tằm của bà Thuận đã có mặt ở khắp thị trường trong và ngoài nước. Cơ sở sản xuất của gia đình bà xuất khẩu sang những thị trường Nhật Bản, Thái Lan, Đức, Bỉ, Trung Quốc, Ả Rập Xê Út và đều được khách hàng ưa thích đặt hàng liên tục.

Bên cạnh tấm lòng đau đáu với sự nghiệp canh cửi, tằm tơ, nghệ nhân Phan Thị Thuận còn được biết đến là con người “nặng lòng với sợi tơ sen”. Từ những ngày đầu năm 2017, bà đã bắt tay vào nghiên cứu sản phẩm lụa tơ sen.

Đối với người nghệ nhân, công đoạn tạo nên tơ sen rất khó khăn, phải làm sao kéo được sơi tơ sen trong cuống sen một cách cẩn thận, nhẹ nhàng để tơ không bị đứt, dùng tay cuộn nhiều sợi tơ sen trên mặt bàn ướt đến khi sợi tơ đủ dày. Mọi công đoạn từ lựa chọn cuống sen, rút sợi tơ đến việc dệt tơ sen thành tấm lụa đều phải rất kỳ công, đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lượng và sự nhẫn nại của người làm.

Đến hết năm 2017, bà đã nghiên cứu thành công tơ sen và dệt được tơ sen vào tơ tằm. Cũng trong năm đó, tơ sen được Nhà nước cho phép đưa vào đề tài nghiên cứu cấp quốc gia do GS.TS Nguyễn Duy Chuyên làm chủ nhiệm. Nhận thấy được khả năng phát của tơ sen, nghệ nhân Phan Thị Thuận đồng ý là người cùng thực hiện đề tài và hy vọng vào sự thành công của tơ sen.

Năm 2019, nghệ nhân Phan Thị Thuận đã hoàn toàn làm được chỉ thêu từ tơ sen, từ tơ sen đó đã thêu vào áo thành bông hoa sen hoặc thêu khăn quàng cổ. Đây là bước ngoặt mới cho ngành dệt lụa tại nước ta bởi lần đầu tiên đã có người nghiên cứu tìm ra được sản phẩm lụa được dệt từ những sợi tơ sen được trồng trên đất nước Việt, tìm ra con đường mới bên cạnh lụa tơ tằm vốn có xưa nay. Ngay từ khi ra đời, lụa tơ sen đã tạo được tiếng vang trên khắp cả nước, được các quan chức cấp cao nhà nước sử dụng làm quà tặng trong các chuyến đi công tác trong nước và nước ngoài. 

Nghệ nhân Phan Thị Thuận (người thứ hai từ trái sang, hàng đầu) nhận Giải thưởng PNVN 2020.
 Nghệ nhân Phan Thị Thuận (người thứ hai từ trái sang, hàng đầu) nhận Giải thưởng PNVN 2020.

Không ngừng sáng tạo, cống hiến

Năm 2020, khi Trung ương Hội LHPN Việt Nam mở lớp tập huấn đào tạo kỹ năng kinh doanh dành cho các đơn vị, cá nhân tham gia cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp lần thứ 3, các học viên ở khu vực phía Bắc tham gia lớp này không thể quên người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần nhưng vẫn truyền cảm hứng thật mạnh mẽ.

Trong công xưởng rộng khoảng 500m2, bà Phan Thị Thuận vẫn thoăn thoắt đưa thoi dệt vải, và khi kể về quá trình vất vả nghiên cứu tạo ra tơ sen, ai cũng có thể thấy niềm say mê ánh lên trong đôi mắt. Bởi với bà, hạnh phúc là được sáng tạo lên những sản phẩm hữu ích cho đời.

Không dừng lại ở những sản phẩm vải dệt từ tơ lụa, tơ sen, nghệ nhân Phan Thị Thuận còn ứng dụng những sản phẩm đó vào chăm sóc da, giúp chị em làm đẹp. Trong quá trình sản xuất và tìm hiểu, tham khảo thêm từ nhiều quốc gia trên thế giới, nghệ nhân Phan Thị Thuận đã biết đến công dụng dưỡng da của tơ tằm tự nhiên. Xuất phát từ phương pháp cho tằm tự dệt, mặt nạ tơ tằm hoàn toàn do con tằm tự dệt.

Điều đặc biệt ở đây là sản phẩm chưa qua xử lý nên vẫn giữ được 100% tinh chất từ tằm dâu và không có thành phần mỹ phẩm nào khác. Chính tinh chất do con tằm dâu tiết ra là loại dưỡng chất 100% tự nhiên, không giống như các loại thành phần dưỡng chất được tạo nên từ các thành phần hóa học nhân tạo khác. Với sản phẩm mặt nạ tơ tằm của nghệ nhân Phan Thị Thuận, tất cả những thành phần protein tự nhiên trong tơ tằm đều được giữ nguyên vẹn trong mặt nạ.

Bên cạnh tâm huyết với nghề, nghệ nhân Phan Thị Thuận còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội hóa tại địa phương và làm tốt công tác từ thiện nhân đạo. Bà đã trực tiếp truyền dạy nghề cho hàng nghìn lao động địa phương và một số tỉnh lân cận, tạo việc làm ổn định cho hơn 20 thợ. Đặc biệt là những đứa trẻ ở Phùng Xá, bà Phan Thị Thuận vừa là nghệ nhân, lại vừa là người thầy hướng dẫn cho các em tiếp nối nghề truyền thống của vùng quê mình…

Ghi nhận những đóng góp tích cực của bà trong công tác bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của dân tộc, năm 2016, bà Phan Thị Thuận đã được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”. Ngoài ra, bà cũng nhận được nhiều giải thưởng cho sản phẩm tại các cuộc thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Năm 2017 Hội LHPN VN tặng Bằng chứng nhận Giải thưởng 100 phụ nữ Việt Nam tự tin tiến bước… 

Và mới đây nhất, ngày 18/10/2020, tại lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam, bà Phan Thị Thuận đã là một trong 10 cá nhân được trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2020 tôn vinh những đại diện tiêu biểu cho hàng triệu phụ nữ, hàng trăm nghìn tập thể nữ tận tụy lao động, sản xuất, học tập, nghiên cứu, sáng tạo đã và đang ngày đêm đóng góp tích cực cho sự phát triển đi lên của xã hội.

Đọc thêm

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh
(PLVN) - Dự kiến cuối tháng 8/2024, Trà Vinh lần đầu tổ chức Festival 100 năm dừa sáp được tỉnh Trà Vinh. Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh kết hợp với việc tổ chức Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Công an 'vào cuộc' tham gia quản lý thị trường vàng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Trong đó, NHNN đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp xử lý nghiêm minh các hành vi buôn lậu, thao túng, đầu cơ trục lợi, đẩy giá vàng miếng...

Lấy ý kiến về dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp

Sẽ sớm có cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa các khách hàng lớn và đơn vị phát điện
(PLVN) -  Bộ Công Thương đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành và các bên liên quan về Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA). 

Gạo ST25 và câu chuyện bảo vệ thương hiệu

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra một cửa hàng có dấu hiệu bán giả mạo gạo ST25 mang nhãn hiệu Ông Cua. (Ảnh: Quản lý thị trường)
(PLVN) - Hàng loạt cửa hàng kinh doanh gạo lớn ở nhiều quận trên địa bàn TP Hà Nội vừa bị “bêu tên” vì bán gạo giả mạo thương hiệu của “cha đẻ” giống gạo ST25 - từng đoạt giải gạo ngon nhất thế giới.

Đưa thị trường vàng vào khuôn khổ

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160/TB-VPCP nêu kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Tính hai mặt của quảng cáo: Tác động đến người tiêu dùng

Nhiều quảng cáo trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn dụ thanh, thiếu niên thay đổi thói quen, suy nghĩ, lối sống, cách ăn mặc, cách hành xử theo hướng tiêu cực. (Nguồn: Viettel EduPortal).
(PLVN) - Có thể nói, quảng cáo trực tuyến ra đời đã đem lại cho người dùng một “chân trời mới” với rất nhiều tiện ích. Tuy nhiên, mặt trái của quảng cáo trực tuyến cũng là những hệ quả không hay, đem lại tác hại cho người dùng các lứa tuổi.