VAFI phản đối Cục Viễn thông "bênh"nhà mạng tăng cước 3G

(PLO) - Hôm qua, 13/11, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) đã phát thông cáo cho rằng những giải trình của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) về lý do tăng giá cước 3G từ ngày 16/10 vừa qua là “không thể chấp nhận được”.
Theo VAFI, Cục Viễn thông đã chấp nhận cho 3 nhà mạng (Viettel, MobiFone, VinaPhone) tăng giá cước từ 50.000 lên 70.000 đồng/tháng đối với gói dịch vụ 3G không giới hạn chỉ khoảng 1 tháng sau khi nhận được văn bản đề nghị tăng cước dịch vụ 3G là một việc làm vội vã khi không trực tiếp thẩm định giá thành cước 3G.
Theo như Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng công bố tại cuộc họp báo thì các số liệu về giá thành dịch vụ là do 3 nhà mạng cung cấp trên cơ sở cam kết của 3 nhà mạng, từ đó làm cơ sở cho Cục Viễn thông chấp thuận việc tăng giá. Văn bản của VAFI đặt câu hỏi về vai trò của Cục Viễn thông là gì? 
Theo báo cáo từ Cục viễn thông thì cả 3 nhà mạng đang có giá cước 3G chỉ bằng 54% giá thành dịch vụ nhưng Bộ cho phép thực hiện khấu hao nhanh toàn bộ vốn đầu tư cho mạng 3G chỉ trong vòng 2 tới 3 năm. VAFI cho rằng lời giải thích này bộc lộ sự mâu thuẫn lớn bởi trong thực tế đời sống doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp liên tục bán sản phẩm chỉ bằng 60% giá thành trong vài năm thì doanh nghiệp đó sẽ đi vào con đường thua lỗ giải thể, phá sản hoặc với số hiếm doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải thắt lưng buộc bụng, chỉ trả lương ở mức khiêm tốn so với mặt bằng chung của xã hội.
Trên thực tế, năm 2012, doanh thu về mảng  dịch vụ điện thoại di động trong nước của 3 nhà mạng là trên 100 trăm ngàn tỷ, lợi nhuận khoảng trên 20 ngàn tỷ. (Nếu 3 doanh nghiệp này là công ty niêm yết thì lợi nhuận là trên 30 ngàn tỷ).
Ngoài ra, giá cước dịch vụ 3G chỉ bằng 54% giá thành nhưng thời gian khấu hao chỉ 2 tới 3 năm là một điều vô lý. VAFI cho rằng trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay, hầu hết đại bộ phận doanh nghiệp trong nước phải thực hiện chế độ khấu hao chậm, thậm chí nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước thực hiện chế độ khấu hao không đủ mức bảo toàn vốn đầu tư, thực chất là che đậy những khoản thua lỗ khổng lồ. 
Tuy nhiên, Viettel, MobiFone, VinaPhone xung phong áp dụng chế độ khấu hao cực nhanh, (chế độ khấu hao nhanh chỉ bằng công cụ lao động) dĩ nhiên là đẩy giá thành dịch vụ lên rất cao (có thể đẩy giá thành cước dịch vụ lên gấp 2 lần), điều đó có thể khẳng định rằng giá thành dịch vụ mà 3 nhà mạng cung cấp là không chính xác.
Thông cáo của VAFI cũng chỉ ra rằng, Bộ TT&TT cho phép doanh nghiệp thực hiện chế độ khấu hao cơ bản cực nhanh vì công nghệ viễn thông mau lạc hậu, đồng thời giúp doanh nghiệp có cơ hội thu hồi vốn nhanh để tái đầu tư, tuy nhiên sẽ không có lãnh đạo nhà mạng nào dám khẳng định rằng chỉ sau 3 năm khai thác thì toàn bộ hạ tầng dịch vụ 3 G sẽ bị thanh lý vì công nghệ lạc hậu? Việc cho phép doanh nghiệp khấu hao cực nhanh với thời gian khấu hao được rút ngắn còn 1/4 và 1/3 vòng đời của tài sản cố định sẽ làm giảm nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, đồng thời đẩy giá thành dịch vụ lên cao và từ đó làm cơ sở cho việc tăng giá cước “có vẻ hợp lý” ?
Ngoài ra, theo VAFI, 3 nhà mạng lớn đang chiếm hơn 90% thị phần trên thị trường viễn thông thì theo thông lệ quốc tế, các doanh nghiệp buộc phải thường xuyên công khai các thông tin chi tiết như báo cáo tài chính chi tiết định kỳ, doanh thu và từng khoản lợi nhuận, thỏa thuận hợp đồng ăn chia tiền cước với đối tác nước ngoài, chi phí đầu tư, và chi tiết thu nhập thực tế từ Ban quản lý đến nhân viên… trên website của mình để người tiêu dùng có cơ sở kiểm soát giá thành xem có hợp lý hay không?
VAFI cho hay trên trang web của 3 doanh nghiệp trên không có những thông tin trên, duy chỉ có Viettel, MobiFone đưa thông tin tóm tắt chỉ tiêu lợi nhuận , doanh thu nói chung của 1 số năm quá khứ.
Theo báo cáo của Cục Viễn thông, 3 doanh nghiệp trên đã đầu tư vào mạng 3G là 27 ngàn tỷ đồng, khoản đầu tư này chỉ tương ứng với khoản cổ tức 3 năm mà nhà nước không thu, đấy là chưa nói trong nhiều năm liền, 3 doanh nghiệp trên không phải đóng 1 xu cổ tức cho nhà nước. Với nguồn lợi nhuận khổng lồ của nhà nước để lại doanh nghiệp thì tăng cước để làm gì trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay?
VAFI cho rằng để xét việc tăng giá cước thì trước hết phải yêu cầu 3 nhà mạng minh bạch thông tin tài chính chi tiết và đưa ra các giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ 3G, giải đáp cặn kẽ thắc mắc của người tiêu dùng.
Do đó, VAFI cho rằng lời giải thích của Cục Viễn thông về việc tăng cước dịch vụ 3G là không thỏa đáng, người ta có cảm tưởng rằng vai trò của Cục như là Luật sư bào chữa cho 3 nhà mạng.

Đọc thêm

Giải mã xu hướng 'All in one' giúp cân bằng cuộc sống

Giải mã xu hướng 'All in one' giúp cân bằng cuộc sống
(PLVN) - Thông tin trọn gói, tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí - đó là lợi ích từ các dịch vụ "All in one" đang rất được ưa chuộng trong thời gian gần đây để mang lại cuộc sống tiện lợi và cân bằng cho các gia đình Việt.

Tưng bừng không khí Tết tại hệ thống siêu thị WinMart

Không khí Tết đã rộn ràng tại hệ thống siêu thị Winmart.
(PLVN) - Dù còn gần một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng tại hệ thống siêu thị WinMart trên cả nước, không khí Tết đã rất tưng bừng, náo nhiệt bởi hàng loạt sản phẩm Tết cùng các chương trình ưu đãi, khuyến mại đang được áp dụng.

Pháo hoa Bộ Quốc phòng sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên Đán

Pháo hoa Bộ Quốc phòng sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên Đán
(PLVN) -  Pháo hoa luôn là mặt hàng được nhiều người chờ đợi và săn đón mỗi dịp Tết đến Xuân về; là món ăn tinh thần không thể thiếu trong văn hóa của người Việt. Tại Việt Nam hiện nay, nhà máy Z121 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) là đơn vị duy nhất được phép sản xuất, cung ứng sản phẩm pháo hoa. Trong những năm qua, Nhà máy không ngừng nghiên cứu, cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người dân.

Thịt mát MEATDeli ngày càng được yêu thích, dịp Tết sẽ cung ứng tăng 23%

Người tiêu dùng ngày càng yêu thích thịt mát MEATDeli.
(PLVN) - Người tiêu dùng đang ngày càng yêu thích sản phẩm thịt mát MEATDeli của Tập đoàn Masan. Bằng chứng là 9 tháng đầu năm nay, sản lượng bán ra loại thịt này tăng trưởng ấn tượng. Dự định dịp Tết năm nay, loại thịt này sẽ được Tập đoàn Masan sẽ cung ứng tăng 23% so với dịp Tết năm ngoái.

Vietjet mở thêm 5 đường bay quốc tế mới, giá chỉ từ 0 đồng

Vietjet mở thêm 5 đường bay quốc tế mới, khởi hành từ ngày 21/11. (Ảnh: Vietjet)
(PLVN) - Đáp ứng nhu cầu của khách hàng với các điểm đến quốc tế được yêu thích, Vietjet vừa mở 5 đường bay quốc tế mới, kết nối Hà Nội với Hong Kong (Trung Quốc), Phú Quốc với Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) và Busan (Hàn Quốc), TP Hồ Chí Minh với Adelaide và Perth (Australia).

Vietjet mở đường bay thẳng TP Hồ Chí Minh - Jakarta nhân chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội đến Indonesia

Vietjet chào mừng các hành khách trên chuyến bay đầu tiên từ TP HCM đi Jakarta tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
(PLVN) - Ngày 5/8, tại Jakarta (Indonesia), Vietjet đã chính thức khai trương đường bay thẳng kết nối thành phố Hồ Chí Minh với thủ đô Jakarta, Indonesia trước sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và ông Arsjad Rasjid, Chủ tịch Thương mại và Công nghiệp Indonesia (KADIN) cùng đại diện lãnh đạo, doanh nghiệp hai nước, trong khuôn khổ Diễn đàn chính sách, pháp luật, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Indonesia.

Vietjet mở đường bay thẳng Đà Lạt đi Busan

Máy bay Vietjet.
(PLVN) - Vietjet chính thức khai trương đường bay thẳng đầu tiên kết nối Đà Lạt với Busan, phục vụ khách hàng bay dễ dàng giữa thành phố ngàn hoa lãng mạn của Việt Nam và thành phố biển lớn nhất Hàn Quốc với chỉ hơn 5 giờ bay.

Định vị thú cưng

Chip định danh, vòng cổ GPS chỉ truy được “hành tung” của chó, mèo, chứ không thể quản lý hành động của chúng. (nguồn: Stockpicture)
(PLVN) - Quản lý động vật nuôi trong nhà là một công việc khó khăn đối với mỗi người. Vì vậy, có nhiều chủ vật nuôi đã lựa chọn bắn chip định danh hoặc đeo vòng cổ định vị GPS để kiểm soát được “thú cưng”. Tuy nhiên, kết quả của ứng dụng công nghệ hiện đại này ra sao vẫn còn đang gây ra nhiều tranh cãi.