Bảo hiểm vi mô của các tổ chức CT-XH: Hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Đó là một trong những nguyên tắc được nêu trong Dự thảo Nghị định quy định việc triển khai bảo hiểm vi mô của các tổ chức chính trị - xã hội.

Băn khoăn về tính bền vững

Bảo hiểm vi mô là các sản phẩm bảo hiểm được thiết kế và cung cấp cho người nghèo, người có thu nhập thấp và những người yếu thế trong xã hội, với đặc điểm phí bảo hiểm thấp, số tiền bảo hiểm nhỏ, sản phẩm bảo hiểm thật đơn giản, dễ hiểu. Tại Việt Nam, việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm cho người có thu nhập thấp được triển khai bởi cả doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) và tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp.

Đến nay, Bộ Tài chính đã phê chuẩn cho 03 doanh nghiệp triển khai sản phẩm bảo hiểm vi mô là Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam, Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) và Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam, nhưng tính đến thời điểm hiện tại, chỉ còn Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) triển khai sản phẩm bảo hiểm vi mô, với đối tượng tham gia bảo hiểm được giới hạn là hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) có độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi, có thu nhập thấp và không ổn định, tập trung ở các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn.  

Còn bảo hiểm vi mô do các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội – nghề nghiệp triển khai đã được thí điểm bảo hiểm vi mô đối với Trung tâm Hỗ trợ phát triển nguồn lực tài chính cộng đồng - CFRC (trực thuộc Trung ương Hội khuyến học Việt Nam) và Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. 

CFRC cung cấp 02 sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm bảo hiểm bảo vệ sinh mạng vốn vay và sản phẩm nhân thọ cơ bản, cho đối tượng khách hàng: là phụ nữ, nhóm dân tộc thiểu số đang là thành viên của Mạng lưới tài chính vi mô M7. Hiện nay, CFRC đang cung cấp bảo hiểm vi mô tại 02 Quỹ xã hội Uông Bí (Quảng Ninh), thành phố Điện Biên Phủ và 02 Dự án tài chính vi mô tại Tuần Giáo (Lai Châu) và Đồng Hỷ (Thái Nguyên).

Còn Quỹ bảo hiểm vi mô của Hội LHPN được phép triển khai 04 sản phẩm bao gồm: Sản phẩm bảo hiểm tương trợ y tế; Sản phẩm bảo hiểm tương trợ nhân thọ; Sản phẩm bảo hiểm tương trợ tuổi già; Sản phẩm bảo hiểm tương trợ vốn vay. Tuy nhiên trong giai đoạn thí điểm năm 2016, Quỹ bảo hiểm vi mô chỉ triển khai Sản phẩm bảo hiểm tương trợ vốn vay, cung cấp cho các thành viên của Quỹ TYM với mức phí bằng 0,4%/năm. Đối tượng khách hàng là phụ nữ thuộc các hộ nghèo, cận nghèo, hộ thu nhập thấp đồng thời là thành viên của Quỹ TYM. Hiện nay, Quỹ bảo hiểm vi mô mới chỉ cấp bảo hiểm vi mô tại 10 tỉnh/thành phố nơi Quỹ TYM đang được cấp phép chính thức hoạt động.

Việc triển khai bảo hiểm vi mô của CFRC tiềm ẩn rủi ro về tính bền vững do năng lực tài chính có hạn và khó khăn trong việc mở rộng hoạt động. Còn Quỹ bảo hiểm vi mô của Hội LHPN để tiếp tục vận hành trong thời gian tới với quy mô lớn và đảm bảo tính bền vững, thì cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống vận hành, tài chính bao gồm các chính sách, quy trình quản lý dự phòng bảo hiểm, cũng như xây dựng kế hoạch kinh doanh và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn kỹ thuật.

Xây dựng hành lang pháp lý vững chắc cho lĩnh vực còn tiềm năng lớn

Bảo hiểm vi mô là hình thức bảo hiểm dành cho người có thu nhập thấp đang ngày càng được chú trọng tại các nước nghèo và đang phát triển, theo đó, người nghèo đóng phí cho tổ chức cung cấp bảo hiểm để nhận được khoản hỗ trợ tài chính khi rủi ro không may xảy ra. Đặc trưng của bảo hiểm vi mô là phí bảo hiểm thấp, số tiền bảo hiểm nhỏ, đơn giản về các thủ tục tham gia cũng như yêu cầu chi trả quyền lợi bảo hiểm. Bảo hiểm vi mô cung cấp sự bảo vệ đối với các rủi ro như tử vong, thương tật toàn bộ và vĩnh viễn, nằm viện, rủi ro về tài sản đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. 

Hoạt động cung cấp bảo hiểm vi mô thông qua các tổ chức thường hướng tới người được bảo hiểm là hội viên của các tổ chức này. Với sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính quốc tế, bảo hiểm vi mô đã và đang đóng góp đáng kể cho công cuộc xóa đói giảm nghèo. 

Tính đến thời điểm hiện tại, các tổ chức chính trị - xã hội của Việt Nam (bao gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp là các tổ chức lớn, có mạng lưới rộng khắp cả nước và có khả năng tập hợp quần chúng, vận động, khuyến khích hội viên tham gia bảo hiểm. Như vậy, hoạt động bảo hiểm vi mô cung cấp thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp còn tiềm năng rất lớn. Việc phát triển bảo hiểm vi mô thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp sẽ góp phần không nhỏ trong việc thực hiện chính sách đảm bảo anh sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.

Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định về thành lập, hoạt động, chế độ tài chính, v.v… đã tạo khung khổ pháp lý đầy đủ đối với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên, Luật kinh doanh bảo hiểm không bao gồm các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp triển khai bảo hiểm vi mô không vì mục tiêu lợi nhuận. Hiện nay, cũng chưa có văn bản pháp luật nào quy định về bảo hiểm vi mô. 

Hiện, dự thảo Nghị định quy định việc triển khai bảo hiểm vi mô của các tổ chức chính trị - xã hội đang được Bộ Tài chính chủ trì xây dựng. Theo đó, tạo lập khuôn khổ pháp lý ổn định, minh bạch, rõ ràng với các quy định mang tính đặc thù nhằm tạo điều kiện giúp hoạt động bảo hiểm vi mô không vì mục đích lợi nhuận của các tổ chức chính trị - xã hội phát triển, phù hợp với nhu cầu của thành viên tổ chức chính trị - xã hội, hướng tới các cá nhân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình, cá nhân có thu nhập thấp và đi vào thực tiễn cuộc sống.

Dự thảo Nghị định quy định, việc tổ chức triển khai bảo hiểm vi mô phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản gồm: thành lập và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang trải và chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của mình, công khai, minh bạch về thu, chi, tài chính, tài sản, thành viên tham gia bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm vi mô do tổ chức chính trị - xã hội triển khai là thành viên của chính tổ chức chính trị - xã hội đó.

Hoạt động không vì lợi nhuận là hoạt động không tìm kiếm lợi nhuận để phân chia. Thu nhập có được trong quá trình hoạt động được sử dụng để phục vụ lợi ích cho các thành viên tham gia bảo hiểm thông qua việc định phí nhằm giảm trừ phí bảo hiểm, gia tăng quyền lợi bảo hiểm của người được bảo hiểm. Ngoài ra, việc triển khai bảo hiểm vi mô nhằm hướng tới các cá nhân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình, cá nhân có thu nhập thấp mang tính nhân văn sâu sắc, đảm bảo chính sách an sinh của Đảng và Nhà nước. Do đó, thu nhập từ hoạt động của tổ chức bảo hiểm vi mô là thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đọc thêm

Giải mã xu hướng 'All in one' giúp cân bằng cuộc sống

Giải mã xu hướng 'All in one' giúp cân bằng cuộc sống
(PLVN) - Thông tin trọn gói, tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí - đó là lợi ích từ các dịch vụ "All in one" đang rất được ưa chuộng trong thời gian gần đây để mang lại cuộc sống tiện lợi và cân bằng cho các gia đình Việt.

Tưng bừng không khí Tết tại hệ thống siêu thị WinMart

Không khí Tết đã rộn ràng tại hệ thống siêu thị Winmart.
(PLVN) - Dù còn gần một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng tại hệ thống siêu thị WinMart trên cả nước, không khí Tết đã rất tưng bừng, náo nhiệt bởi hàng loạt sản phẩm Tết cùng các chương trình ưu đãi, khuyến mại đang được áp dụng.

Pháo hoa Bộ Quốc phòng sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên Đán

Pháo hoa Bộ Quốc phòng sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên Đán
(PLVN) -  Pháo hoa luôn là mặt hàng được nhiều người chờ đợi và săn đón mỗi dịp Tết đến Xuân về; là món ăn tinh thần không thể thiếu trong văn hóa của người Việt. Tại Việt Nam hiện nay, nhà máy Z121 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) là đơn vị duy nhất được phép sản xuất, cung ứng sản phẩm pháo hoa. Trong những năm qua, Nhà máy không ngừng nghiên cứu, cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người dân.

Thịt mát MEATDeli ngày càng được yêu thích, dịp Tết sẽ cung ứng tăng 23%

Người tiêu dùng ngày càng yêu thích thịt mát MEATDeli.
(PLVN) - Người tiêu dùng đang ngày càng yêu thích sản phẩm thịt mát MEATDeli của Tập đoàn Masan. Bằng chứng là 9 tháng đầu năm nay, sản lượng bán ra loại thịt này tăng trưởng ấn tượng. Dự định dịp Tết năm nay, loại thịt này sẽ được Tập đoàn Masan sẽ cung ứng tăng 23% so với dịp Tết năm ngoái.

Vietjet mở thêm 5 đường bay quốc tế mới, giá chỉ từ 0 đồng

Vietjet mở thêm 5 đường bay quốc tế mới, khởi hành từ ngày 21/11. (Ảnh: Vietjet)
(PLVN) - Đáp ứng nhu cầu của khách hàng với các điểm đến quốc tế được yêu thích, Vietjet vừa mở 5 đường bay quốc tế mới, kết nối Hà Nội với Hong Kong (Trung Quốc), Phú Quốc với Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) và Busan (Hàn Quốc), TP Hồ Chí Minh với Adelaide và Perth (Australia).

Vietjet mở đường bay thẳng TP Hồ Chí Minh - Jakarta nhân chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội đến Indonesia

Vietjet chào mừng các hành khách trên chuyến bay đầu tiên từ TP HCM đi Jakarta tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
(PLVN) - Ngày 5/8, tại Jakarta (Indonesia), Vietjet đã chính thức khai trương đường bay thẳng kết nối thành phố Hồ Chí Minh với thủ đô Jakarta, Indonesia trước sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và ông Arsjad Rasjid, Chủ tịch Thương mại và Công nghiệp Indonesia (KADIN) cùng đại diện lãnh đạo, doanh nghiệp hai nước, trong khuôn khổ Diễn đàn chính sách, pháp luật, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Indonesia.

Vietjet mở đường bay thẳng Đà Lạt đi Busan

Máy bay Vietjet.
(PLVN) - Vietjet chính thức khai trương đường bay thẳng đầu tiên kết nối Đà Lạt với Busan, phục vụ khách hàng bay dễ dàng giữa thành phố ngàn hoa lãng mạn của Việt Nam và thành phố biển lớn nhất Hàn Quốc với chỉ hơn 5 giờ bay.

Định vị thú cưng

Chip định danh, vòng cổ GPS chỉ truy được “hành tung” của chó, mèo, chứ không thể quản lý hành động của chúng. (nguồn: Stockpicture)
(PLVN) - Quản lý động vật nuôi trong nhà là một công việc khó khăn đối với mỗi người. Vì vậy, có nhiều chủ vật nuôi đã lựa chọn bắn chip định danh hoặc đeo vòng cổ định vị GPS để kiểm soát được “thú cưng”. Tuy nhiên, kết quả của ứng dụng công nghệ hiện đại này ra sao vẫn còn đang gây ra nhiều tranh cãi.