Tiếp nhận ý kiến góp ý về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trước ngày 23/5

Chậm nhất ngày 22/5, Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức thành viên của Mặt trận, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, TP trực thuộc trung ương gửi Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, MTTQ địa phương mình về Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (Hình minh họa)
Chậm nhất ngày 22/5, Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức thành viên của Mặt trận, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, TP trực thuộc trung ương gửi Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, MTTQ địa phương mình về Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (Hình minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam vừa ban hành Hướng dẫn về việc tổng hợp và xây dựng báo cáo kết quả lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đối với Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên của Mặt trận; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, TP trực thuộc trung ương.

Theo đó, theo Hướng dẫn, từ ngày 6 đến ngày 30/5, Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức thành viên của Mặt trận, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, TP trực thuộc trung ương (gọi tắt là cơ quan, tổ chức, MTTQ địa phương) tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, bám sát các yêu cầu về đối tượng, hình thức lấy ý kiến, phân công trách nhiệm và tổ chức thực hiện tại Kế hoạch số 60/KH-MTTW-BTT ngày 6/5 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Nội dung lấy ý kiến là toàn bộ dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013; trong đó tập trung góp ý vào các nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 9, Điều 10, khoản 1 Điều 84, Điều 110, khoản 2 Điều 111, khoản 2 Điều 112, khoản 1 Điều 114, khoản 2 Điều 115 Hiến pháp năm 2013, bám sát chủ trương và định hướng về phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp đã được thông qua tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Hướng dẫn nêu rõ, chậm nhất ngày 22/5, Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức thành viên của Mặt trận, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, TP trực thuộc trung ương gửi Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, MTTQ địa phương mình về Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (qua Ban Dân chủ, Giám sát và Phản biện xã hội) để tổng hợp chung.

Cách thức gửi báo cáo về Ban Dân chủ, Giám sát và Phản biện xã hội: Qua trục liên thông văn bản (hoặc qua đường công văn trong trường hợp không kết nối hoặc không thể gửi qua trục liên thông văn bản), đồng thời gửi file báo cáo (định dạng file word) và phụ lục kèm theo (định dạng file excel) về hòm thư điện tử theo địa chỉ bandcgspbxh@gmail.com.

Nội dung Hướng dẫn cũng đề cập tới việc đếm các ý kiến khi tổng hợp. Cụ thể, chỉ đếm các ý kiến từ các nguồn tổng hợp ý kiến bao gồm các ý kiến được thể hiện dưới hình thức văn bản (như thư, phiếu, báo cáo, văn bản góp ý và các dạng văn bản khác); các ý kiến trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, MTTQ địa phương các cấp; không đếm các ý kiến phát biểu tại hội nghị, hội thảo, tọa đàm (biên bản hội nghị, hội thảo, tọa đàm là tài liệu tham khảo để cơ quan, tổ chức, MTTQ địa phương nghiên cứu và đưa ra quan điểm, ý kiến góp ý của mình).

Hướng dẫn cũng lưu ý không đếm ý kiến của các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan, tổ chức, MTTQ địa phương (Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia góp ý bằng một trong các hình thức: Góp ý trên ứng dụng VNeID; góp ý trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội hoặc Cổng thông tin điện tử của Chính phủ; gửi văn bản góp ý đến hệ thống MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội và các tổ chức thành viên của Mặt trận).

Trên cơ sở các ý kiến góp ý nhận được, các cơ quan, tổ chức, MTTQ địa phương thống kê cụ thể: Tổng số lượng ý kiến nhận được; đồng thời phân loại số lượng ý kiến của cơ quan, tổ chức và số lượng ý kiến của cá nhân.

Đối với việc xây dựng Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến, Hướng dẫn cũng nêu rõ, Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên của Mặt trận, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, TP trực thuộc trung ương xây dựng Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến và Phụ lục.

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên của Mặt trận, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, TP trực thuộc trung ương quan tâm thực hiện.

Đọc thêm

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013: Đề cao vai trò của Nhân dân trong những vấn đề hệ trọng của đất nước

UBTƯ MTTQ Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị đánh giá sơ bộ kết quả lấy ý kiến vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong hệ thống MTTQ Việt Nam. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Thay mặt Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Hoàng Công Thủy đã ký ban hành Báo cáo Kết quả lấy ý kiến trong hệ thống MTTQ Việt Nam đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (dự thảo Nghị quyết).

Hơn 51 triệu ý kiến góp ý sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 trong hệ thống MTTQ Việt Nam

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá sơ bộ kết quả lấy ý kiến vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 trong hệ thống MTTQ Việt Nam. (Ảnh: mattran.org.vn)
(PLVN) - Thống kê của Bộ Tư pháp cho biết, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là 1 trong số 51 cơ quan, Bộ, ban, ngành, địa phương gửi báo cáo việc lấy ý kiến Nhân dân tại cơ quan, tổ chức, địa phương mình đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 về Bộ Tư pháp đúng hạn theo Kế hoạch của Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp 2013: Phát huy dân chủ, hoàn thiện nền tảng pháp lý cao nhất

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 30/5, Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Ông Nguyễn Khánh Ngọc, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; ông Trần Công Phàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Luật gia Việt Nam cùng chủ trì Hội nghị.

Bộ Tư pháp đang nỗ lực cao nhất bảo đảm tiến độ các nhiệm vụ được giao về sửa đổi Hiến pháp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh
(PLVN) Có 02 nhiệm vụ Bộ Tư pháp được giao là tổ chức lấy ý kiến trong phạm vi Bộ Tư pháp và tổng hợp ý kiến của Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Hiện nay, Bộ Tư pháp đã rất khẩn trương tiến hành các công việc nói trên. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh xung quanh các vấn đề này.

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp: Đề nghị không ghi tên cụ thể của các tổ chức chính trị - xã hội

Ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội, nguyên Phó Ban Biên tập Hiến pháp 2013, đề nghị không ghi tên cụ thể của các tổ chức chính trị - xã hội trong Hiến pháp mà quy định trong luật hoặc nghị quyết của Quốc hội để đảm bảo tính linh hoạt, kịp thời đáp ứng yêu cầu tinh gọn tổ chức bộ máy.

Phân cấp, phân quyền rõ ràng là bước đột phá trong cải cách thể chế

Ông Cù Thu Anh – Cục trưởng Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Trong quá trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013, một trong những yêu cầu cấp thiết đặt ra là chuyển đổi mô hình quản trị nhà nước theo hướng hiện đại, hiệu quả và minh bạch hơn. Từ góc nhìn của cơ quan chuyên môn, ông Cù Thu Anh – Cục trưởng Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp) – đã chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam về những đột phá cần thiết trong phân cấp – phân quyền, cơ chế giám sát của HĐND, cũng như trách nhiệm phản biện chính sách từ thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nước.

Bộ Tư pháp khẳng định vai trò “đầu tàu" trong tổ chức lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp 2013

Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 vào ngày 14/5/2025 vừa qua.
(PLVN) -Thực hiện chỉ đạo của Uỷ ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Bộ Tư pháp đã chủ động vào cuộc từ sớm, quyết liệt từ đầu,triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đến nay, các đơn vị thuộc Bộ và hệ thống thi hành án dân sự (THADS) đã hoàn tất việc tổng hợp ý kiến góp ý.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013: Kiến tạo nền tảng pháp lý cho bộ máy nhà nước tinh gọn, hiện đại và hiệu quả

TS. Lê Trung Kiên.
(PLVN) - Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 đang đặt ra yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh cải cách bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả và hiện đại. Theo TS. Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống chính trị, Hiến pháp cần được sửa đổi trước, làm nền tảng cho việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức bộ máy và xây dựng nền công vụ mới, phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước.

Gần 100% ý kiến tán thành dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận các nội dung sửa đổi, bổ sung tại các Điều 9, 10, khoản 1 Điều 84 Hiến pháp. (Ảnh trong bài: Quang Vinh).
(PLVN) -  Chiều 20/5, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá sơ bộ kết quả lấy ý kiến vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 trong hệ thống MTTQ Việt Nam (dự thảo Nghị quyết).

Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp: Đảm bảo chất lượng, chính xác, khách quan

Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính Nguyễn Thị Hạnh phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 21/5, Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp Nguyễn Thị Hạnh đã chủ trì cuộc họp góp ý dự thảo Đề cương Báo cáo Tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đại diện các đơn vị chuyên môn của Bộ Tư pháp tham gia cuộc họp.

Cụ thể hóa quyền trình dự án luật, pháp lệnh của Mặt trận

Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức góp ý dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. (Ảnh: PV).
(PLVN) -  Tán thành với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cũng như các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung liên quan đến MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, PGS.TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội đề nghị nghiên cứu, cụ thể hóa quyền của MTTQ Việt Nam trong việc trình dự án luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cân nhắc thấu đáo quy định "trực thuộc" để đảm bảo tính chất cốt lõi của tổ chức MTTQVN

Cân nhắc thấu đáo quy định "trực thuộc" để đảm bảo tính chất cốt lõi của tổ chức MTTQVN
(PLVN) -Ngày 16/5/2025, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2023. Tại hội nghị góp ý nhiều quan điểm đề cập đến nội dung của Khoản 2 Điều 9 dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ VN) và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

Hà Nội: Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Các đại biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 16/5, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Hội nghị góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Bà Nguyễn Lan Hương - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và ông Nguyễn Sỹ Trường - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội chủ trì hội nghị.