Tiền Giang chủ động ứng phó hạn mặn 2021: Đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho khoảng 1,1 triệu dân

(PLVN) - Tiền Giang thống nhất chủ trương đầu tư trạm bơm tại đầu kinh Trần Văn Dõng và đầu kinh Champeaux; đồng thời, đắp một số đập thép ngăn mặn trên đường tỉnh 864 nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất cho người dân do hạn mặn gây ra.

Theo nhận định của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Tiền Giang, tình hình xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt ở Tiền Giang trong mùa khô 2020 - 2021 sẽ không gay gắt như mùa khô 2015 - 2016. Thế nhưng, Tiền Giang cần đề phòng xâm nhập mặn trên nhánh sông Hàm Luông lấn qua sông Tiền làm cho mặn ở khu vực cù lao Ngũ Hiệp tăng cao, dự báo độ mặn cao nhất ở khu vực Nam cù lao Ngũ Hiệp xấp xỉ 2 g/l xuất hiện vào nửa cuối tháng 3/2021. 

Ông Nguyễn Văn Mẫn - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh đưa kiến nghị tại buổi họp ngày 17/12. Ảnh: Văn Thảo

Ông Nguyễn Văn Mẫn - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh đưa kiến nghị tại buổi họp ngày 17/12. Ảnh: Văn Thảo

Trong cuộc họp xem xét một số nội dung liên quan về công tác phòng, chống hạn, xâm nhập mặn mùa khô 2020 – 2021 của UBND tỉnh Tiền Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang kiến nghị UBND tỉnh sớm phê duyệt chủ trương đắp 12 đập thép ngăn mặn trên đường tỉnh 864.

Đồng thời, khoan 16 giếng dự phòng để cung cấp nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh trên địa bàn huyện Cai Lậy, khoan thêm 21 giếng dự phòng để phục vụ cấp nước trong mùa hạn, mặn năm 2021 và những năm tiếp theo. Đắp 8 đập đất ở xã Ngũ Hiệp và 20 đập ở xã Tân Phong (huyện Cai Lậy), đầu tư trạm bơm tại đầu kinh Trần Văn Dõng và đầu kinh Champeaux.

Tại Tiền Giang, nước sinh hoạt được chia làm 02 khu vực rõ rệt. Các huyện phía Tây có thể sử dụng nguồn nước ngầm để đảm bảo nước sinh hoạt. Khi hạn, mặn đến sẽ không ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt. Tuy nhiên, có khoảng 800.000 người dân ở TP Mỹ Tho và các huyện phía Đông bị ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt khi hạn, mặn đến. Do nguồn nước ngầm ở khu vực này không đảm bảo chất lượng. 

Tiền Giang triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ vùng cây ăn trái (Ảnh: M. Thành)
 Tiền Giang triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ vùng cây ăn trái (Ảnh: M. Thành)

Để đảm bảo nguồn nước cho người dân nơi đây, tỉnh Tiền Giang đã tính đến việc ngăn mặn, trữ ngọt và tạo nguồn nước ngọt để đảm bảo sản xuất nước sinh hoạt cho nhân dân trong suốt mùa khô. Bên cạnh đó, theo phương án phối hợp với tỉnh Long An, ngoài đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho 800.000 người dân của tỉnh Tiền Giang, 02 tỉnh cũng phải làm nhiệm vụ giữ nguồn nước tránh nhiễm mặn và tạo nguồn nước ngọt để xử lý cấp cho khoảng 300.000 người dân ở tỉnh Long An. Với phương án này sẽ đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho khoảng 1,1 triệu dân ở 02 tỉnh Tiền Giang và Long An. 

Ông Nguyễn Thiện Pháp - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, so với "kịch bản" của hạn, mặn năm 2020, tỉnh phải thực hiện khối lượng công việc rất lớn để ứng phó với hạn, mặn trong năm 2021.  

Nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người dân mùa hạn, mặn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh đã thống nhất chủ trương đầu tư trạm bơm tại đầu kinh Trần Văn Dõng và đầu kinh Champeaux; đồng thời, đắp một số đập thép ngăn mặn trên đường tỉnh 864.

Chủ tịch tỉnh cũng đề nghị các sở, ngành liên quan tiếp tục rà soát các phương án phòng, chống hạn, mặn và xây dựng kịch bản chi tiết về phòng, chống hạn, mặn năm 2021. Phân rõ trách nhiệm, quyền hạn của tỉnh, huyện, xã và nhân dân trong công tác phòng, chống hạn, mặn; cung cấp thông tin cho người dân về tình hình hạn, mặn và các mô hình phòng, chống hạn, mặn hiệu quả. Các ngành tập trung sửa chữa các cống, đập và thường xuyên đo độ mặn, khai thông dòng chảy để trữ nước.

Việc quyết tâm thực hiện các chiến lược, kế hoạch đã đề ra một cách quyết liệt sẽ giúp cho người dân tại Tiền Giang nói chung, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung chủ động thích ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt. Từ đó, hạn chế thiệt hại đến hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống của người dân.

Đọc thêm

Lâm Đồng nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Hậu quả nặng nề từ sự cố sạt trượt đất

Cùng với tốc độ phát triển nhanh, vấn đề sạt trượt là thách thức của Lâm Đồng.
(PLVN) - Chưa bao giờ sự cố sạt trượt đất lại gây ra nhiều hậu quả nặng nề như năm 2023, nhất là với tỉnh Lâm Đồng. Các sự cố xảy ra liên tiếp, không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn cướp đi sinh mạng của nhiều người, gây ra những nỗi đau khó khắc phục.

Ngày mai, 17/4, khu vực nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (17/4), nắng nóng tiếp tục duy trì ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa đến Phú Yên, Tây Nguyên, Nam Bộ. Nhiệt độ cao nhất tại những khu vực này phổ biến 35 – 38 độ C, có nơi trên 39 độ C.

'Hiu hắt' tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Hơn 2 tháng đưa vào sử dụng, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp ở Hà Nội vắng người qua lại.
(PLVN) - Hơn 2 tháng được khánh thành và đưa vào hoạt động, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp tại Hà Nội vắng vẻ, ít người qua lại. Nhiều điểm trên đường thành nơi tập kết rác bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị.

Đừng để rừng già trở thành điều “từng là”...

Hoa hậu H’Hen Niê đã góp 1.000 cây cho rừng Bến En trích từ cát xê lần đi hát đầu tiên. (Ảnh: Gaia).
(PLVN) - Xin trích lời bài hát “Nhạc của rừng” của ca sĩ Đen Vâu đã và đang đứng top thịnh hành nhiều bảng xếp hạng âm nhạc và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả làm tiêu đề cho bài viết này. Tháng 3/2024, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh do hạn chế mất rừng và suy thoái rừng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán này.