Những chỉ dẫn quý báu cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Bác sĩ, lương y Phạm Thị Thanh Bình.
Bác sĩ, lương y Phạm Thị Thanh Bình.
(PLO) -Lương y - BSCK1 Phạm Thị Thanh Bình (62 tuổi, Hội đông y quận Ba Đình, TP Hà Nội) là hậu duệ lương y Phạm Bá Quát nổi tiếng Hà thành. Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, bà về giảng dạy tại trường Trung cấp y học cổ truyền Tuệ Tĩnh, sau đó theo học chuyên ngành phụ khoa trước khi chuyển về công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội. Lương y Bình có những chỉ dẫn quý báu cho các cặp vợ chồng hiếm muộn.

Bệnh hiếm muộn, vô sinh là gì?

Theo y học hiện đại, vô sinh là tình trạng các cặp vợ chồng sinh hoạt tình dục đều đặn, không sử dụng biện pháp tránh thai nhưng không có thai trong vòng 12 tháng. Có hai dạng: Vô sinh nguyên phát (chưa có thai lần nào) và vô sinh thứ phát (ít nhất một lần mang thai, sảy hoặc phá thai, sau đó một năm muốn có thai lại không được).

Tỷ lệ vô sinh ở nam và nữ tương đương nhau nên cách tốt nhất là mỗi người nên tự kiểm tra sức khỏe sinh sản để phát hiện sớm tình trạng vô sinh, hiếm muộn. Bệnh phát hiện càng sớm, khả năng chữa trị thành công càng cao.

Khi nào nên thăm khám hiếm muộn, vô sinh?

Lương y Bình khuyên các cặp vợ chồng sau khi kết hôn sáu tháng không sử dụng các biện pháp tránh thai mà vẫn không có thai thì nên đến các cơ sở y tế thăm khám ngay.

Theo bà Bình, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn, vô sinh. Ngoài các nguyên nhân bẩm sinh như tắc buồn trứng, tắc ống dẫn tinh, tinh hoàn ẩn thì nguyên nhân do con người gây ra ngày càng phổ biến.

Ở  nữ giới, bệnh tắc vòi trứng chiếm tới 25-30% nguyên nhân hiếm muộn. Bệnh có thể là hậu quả của viêm nhiễm phụ khoa, nạo phá thai không an toàn, không vệ sinh phụ khoa sạch sẽ trong chu kì kinh nguyệt.

Hoặc trước và trong quan hệ tình dục không đảm bảo vệ sinh khiến vi khuẩn xâm nhập sâu bên trong vòi trứng gây viêm, tắc. Ngoài ra, phụ nữ lạm dụng thuốc tránh thai cũng dẫn tới rối loạn nội tiết gây hiếm muộn.

Ở nam giới, hay gặp nhất là không có tinh trùng hoặc tinh trùng yếu. Đây là hậu quả ở những người biến chứng bệnh quai bị. 

Chú ý “thước đo sức khỏe” của phụ nữ

Theo bác sĩ Bình, kinh nguyệt là thước đo sức khỏe nữ giới và ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản. Phụ nữ cần chú ý đến những hiện tượng bất thường như: trễ vòng kinh, thời gian kinh nguyệt kéo dài (quá 10 ngày), màu bất thường. Nếu có những hiện tượng trên phải thăm khám, điều trị dứt điểm.

Bác sĩ Bình giải thích, theo y học cổ truyền, hiện tượng “đến tháng” không đều sẽ dẫn đến tử cung lạnh, trứng rụng không đều và khó thụ thai. Còn theo y học hiện đại, khi tử cung lạnh, tính a xít sẽ tiêu diệt hết tinh trùng nên khó đậu thai.

Cũng theo bác sĩ Bình, việc điều chỉnh “đèn đỏ” ở các bạn nữ khi còn trẻ, chưa lập gia đình dễ dàng hơn. Cần lưu ý trong độ tuổi dậy thì, kinh nguyệt có thể không ổn định trong sáu tháng đầu. Nhưng hiện tượng này kéo dài hơn cần phải thăm khám ngay. Riêng phụ nữ trưởng thành, giới hạn trên là ba tháng.

Nguyên nhân gây hiện tượng “nhiễu loạn” kinh nguyệt, ngoài yếu tố bẩm sinh có thể do căng thẳng thần kinh, áp lực thi cử, hoặc ăn uống thiếu dinh dưỡng. Với những trường hợp này, việc điều trị không quá khó khăn. 

Vẫn theo lương y này, hiện nay nhiều bạn nữ có tâm lý sợ béo, ăn uống quá kiêng khem dẫn đến thiếu chất, suy nhược cơ thể, rối loạn chu kì kinh nguyệt. Về dinh dưỡng, nhóm thực phẩm bổ huyết như: trứng gà, ngải cứu có tác dụng bổ huyết, ôn ấm tử cung và giảm đau. 

Ngược lại, hạn chế các loại thực phẩm có tính lạnh, hoặc tắm rửa âm đạo bằng nước lạnh dễ gây viêm nhiễm. Điểm lưu ý nữa, khi “đến tháng”, phụ nữ chỉ nên ăn nhẹ, tránh chất dầu mỡ bởi thời gian này bụng chướng, cảm giác khó chịu.

Ba giải pháp cải thiện “tinh binh” 

Với nam giới bị yếu tinh, bác sĩ Bình đưa ra ba giải pháp giúp cải thiện, nâng cao chất lượng tinh trùng: 

Thứ nhất, kiêng thuốc lá, bia rượu và những chất kích thích khác. 

Thứ hai, trong thời gian điều trị cần hạn chế “làm chuyện ấy” để tích trữ “tinh binh”, tránh tình trạng quan hệ quá nhiều dẫn đến suy kiệt.

Thứ ba, thực hiện chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, có thể ăn nhiều giá đỗ, trứng gà, cật lợn, thịt dê, thịt chim là những thực phẩm có tính chất bổ dương sinh tinh. Đồng thời hạn chế thực phẩm có tính hàn. Trong Đông y gọi chung là không ăn những con vật sống dưới nước, không ăn thịt bò…

Nữ bác sĩ chia sẻ kinh nghiệm giúp các cặp vợ chồng dễ thụ thai là nên mặn nồng vào nửa đêm về sáng. Bà giải thích: “Sau một ngày làm việc, chịu nhiều áp lực khiến cơ thể mệt nhọc cần phải nghỉ ngơi. Thời điểm gần sáng là lúc cơ thể tái tạo lại sức lực cho ngày mới. Tinh binh lúc này được cho rất sung mãn, dễ đậu thai và con cái sau này khỏe mạnh, thông minh”.

Về tần suất quan hệ, BS Bình khuyên với những người yếu tinh chỉ nên sinh hoạt vợ chồng 1-2 lần/tháng. Còn những người khỏe mạnh thì tần suất có thể 1-2 lần/tuần.

Nhưng cả nam lẫn nữ cần chú ý không nên quan hệ trong tình trạng say rượu, cơ thể căng thẳng hoặc quá mệt mỏi. Bởi nếu thụ thai đi nữa, đứa con sau này có thể kém thông minh, dễ bệnh tật. 

Tư vấn chăm sóc thai nhi

Theo bác sĩ Bình, các cặp vợ chồng hiếm muộn trước khi chữa trị bằng phương pháp nào cũng cần chuẩn khám kĩ lưỡng. Nếu nguyên nhân vô sinh là bẩm sinh, hoặc bệnh lý không thể chữa trị thì không nên miễn cưỡng điều trị. Bởi xác suất thành công rất thấp, lại tốn kém chi phí.

Hiện nay có rất nhiều biện pháp khác (như thụ tinh nhân tạo), các cặp vợ chồng nên nghĩ tới khi gặp tình huống trên.

Để có thai đã khó nhưng chăm sóc thai nhi càng khó hơn. Bác sĩ Bình lưu ý, tất cả phụ nữ đặc biệt giữ gìn trong ba tháng đầu mang thai (tam cá nguyệt) và ba tháng cuối gần sinh. 

Thời kỳ tam cá nguyệt được xem là thời gian khó giữ thai nhất, tỉ lệ sảy thai cao. Do đó, thai phụ cần lưu ý: Tuyệt đối không quan hệ tình dục, ăn uống đủ chất, hạn chế đi lại, tránh làm việc nặng nhọc, quá căng thẳng. 

Thời gian ba tháng cuối thai kỳ cũng cần cẩn trọng, tránh xảy ra trường hợp đẻ non. Nguyên nhân thường gặp do thời kỳ này thai lớn, dây chằng yếu lại xảy ra va chạm mạnh, hoặc quan hệ tình dục làm vỡ ối, cơ thể mắc bệnh…

Bác sĩ Bình khuyên thai phụ cần bổ sung các loại vitamin B, E; chất sắt, axit folic (có nhiều trong rau cải bó xôi, súp lơ, trứng, ngũ cốc).

Sau khi sinh con, cơ thể sản phụ ra nhiều mồ hôi, mất sức nên cần được nghỉ ngơi, sưởi ấm. Tuy nhiên, không nên cho sản phụ xông hơi, nằm lò than. Bởi khí than có thể gây ngạt không chỉ cho mẹ mà cả em bé. Bác sĩ Bình khuyên, tốt nhất chỉ nên giữ ấm thông thường như mặc thêm áo, ở phòng kín gió.

Về chế độ ăn uống, sản phụ chỉ nên ăn thực phẩm tính ấm và những thực phẩm khác như: rau ngót, trứng gà. Không nên ăn trứng vịt, thịt vịt, rau cải, rau đay, mùng tơi. Hay như trứng ngỗng, khi mang thai ăn làm mát cơ thể, nhưng sau khi sinh không nên ăn.

Tại Hội thảo quốc tế về hỗ trợ sinh sản Life năm 2014 do Khoa Y, Đại học Quốc gia TP.HCM, Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh, các nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia nhìn nhận tỷ lệ sinh giảm là một thách thức lớn đối với hầu hết quốc gia. Riêng Việt Nam, tỷ lệ sinh giảm đều đặn trong vòng hai thập kỷ qua. 

Theo báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011-2013 của Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình, các nước trên thế giới phải trải qua nhiều thập kỷ, nhưng Việt Nam chỉ mất 3 năm, từ 2005 đến 2008, đã chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang giai đoạn già hóa.

Nghiên cứu trên toàn quốc do Bệnh viện Phụ sản trung ương và Đại học Y Hà Nội thực hiện, trên 14.300 cặp vợ chồng độ tuổi sinh đẻ (15-49) ở tám tỉnh đại diện cho tám vùng sinh thái của Việt Nam cho thấy, tỷ lệ vô sinh của các cặp vợ chồng là 7,7%, trong đó vô sinh nguyên phát là 3,9% và vô sinh thứ phát là 3,8%. Như vậy, ước tính trên mặt bằng dân số chung có từ 700 nghìn đến 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh.

Đọc thêm

Phát động chương trình 'Vaccine – hành trình miễn dịch'

Phát động chương trình 'Vaccine – hành trình miễn dịch'
(PLVN) - Bộ Y tế và Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số VTV Digital, công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam vừa phối hợp cùng phát động chương trình “Vaccine - Hành trình Miễn dịch” cùng thông điệp “Chia sẻ hiểu biết đúng về Vaccine (Vắc xin) để cùng nhau đi trên hành trình đến ngày mai không dịch bệnh”.

Bộ Y tế: Phê duyệt vaccine COVID-19 của Trung Quốc

Bộ Y tế: Phê duyệt vaccine COVID-19 của Trung Quốc
(PLVN) - Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine Covid-19 (Vero Cell), Inactivated, được sản xuất tại Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Tập đoàn dược Sinopharm, Trung Quốc, nhằm phục vụ nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch tại Việt Nam.

Giải pháp cho người viêm mũi dị ứng, viêm xoang hắt hơi liên tục

Giải pháp cho người viêm mũi dị ứng, viêm xoang hắt hơi liên tục
(PLVN) - Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục, nhức nặng mặt là các dấu hiệu điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Tình trạng bệnh thường nặng hơn khi thời tiết thay đổi, môi trường khói bụi, không khí ô nhiễm , hoặc tiếp xúc với các yếu tố lạ như lông vật nuôi, phấn hoa,…

Chủ động phòng viêm hô hấp cho trẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

Chủ động phòng viêm hô hấp cho trẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột
(PLVN) - Thực hiện sớm các biện pháp phòng viêm hô hấp cho trẻ là giải pháp chủ động, hiệu quả giúp bảo vệ trẻ trước những tác động xấu từ môi trường, nhất là khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Không những thế, đây còn là giải pháp giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong thời điểm dịch bệnh khó khăn như hiện nay.

Bệnh viện C Thái Nguyên: Vững vàng vượt qua khó khăn viết tiếp trang sử mới

Bệnh viện C Thái Nguyên: Vững vàng vượt qua khó khăn viết tiếp trang sử mới
(PLVN) Bệnh viện C Thái Nguyên tiền thân là Bệnh viện Công ty xây lắp II trực thuộc Bộ Cơ khí luyện kim, từ năm 1988 bệnh viện được chuyển về theo sự quản lý của Sở Y tế Bắc Thái (nay là sở y tế Thái Nguyên). Theo dòng chảy thời gian, trải  qua 32 năm phát triển được sự quan tâm và đầu tư về cơ sở vật chất hạ tầng, sự chú trọng bồi dưỡng nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ đến nay Bệnh viện C Thái Nguyên đã trưởng thành về mọi mặt và trở thành Bệnh viện Đa khoa hạng I với quy mô 700 giường bệnh, được tổ chức thành 31 khoa, phòng và 610 cán bộ viên chức, người lao động (CBVCLĐ).

5 biện pháp giúp bảo vệ người tiểu đường trước đại dịch

PGS, TS. Đoàn Văn Đệ -  chuyên gia lĩnh vực Tim - Thận - Khớp và Nội tiết
(PLVN) - Tiểu đường là bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao, nhiều biến chứng mạn tính và đặc biệt dễ lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng và khả năng nhiễm Covid-19 cao. Vậy người tiểu đường cần làm gì để bảo vệ mình trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, cùng tham khảo ý kiến của chuyên gia lĩnh vực Tim - Thận - Khớp và Nội tiết -  PGS, TS. Đoàn Văn Đệ.

Đột phá trong công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày

Đột phá trong công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày
(PLVN) - Trên thị trường hiện nay có hàng loạt các sản phẩm đông dược điều trị bệnh dạ dày nhưng cái tên Sản phẩm vẫn đang tạo nên cơn sốt bởi sở hữu những ưu thế vượt trội. Đặc biệt hiện nay, phiên bản mới của sản phẩm được nâng cấp nhờ công nghệ lõi tân tiến mang đến kết quả hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất cho người bệnh.

Ích Tiểu Vương - Giải pháp giúp cải thiện tiểu nhiều lần hiệu quả

Ích Tiểu Vương - Giải pháp giúp cải thiện tiểu nhiều lần hiệu quả
(PLVN) - Tiểu nhiều lần là một trong những rối loạn tiểu tiện phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe người mắc. Để hỗ trợ cải thiện tiểu nhiều lần an toàn, hiệu quả, hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu không ngừng và cho ra đời giải pháp từ thiên nhiên mang tên Ích Tiểu Vương.