Kỹ thuật mới cứu sống người tai biến mạch máu não

Bệnh nhân được cấp cứu thành công đang dần hồi phục.
Bệnh nhân được cấp cứu thành công đang dần hồi phục.
(PLO) - Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Phố Nối (huyện Mỹ Hào, Hưng Yên) đã cấp cứu thành công hai ca mắc bệnh hiểm nghèo – đột quỵ não cấp  bằng kỹ thuật tiêu sợi huyết Alteplase (gọi tắt là kỹ thuật Alteplase). 
Đây là liệu pháp hữu hiệu đối với người bệnh trên thế giới nhưng chỉ một số ít bệnh viện Việt Nam hiện có khả năng triển khai.
Ca cấp cứu ngoạn mục 
Trong hai ngày 24 và 27/2/2015, Bệnh viện Đa khoa Phố Nối (BVĐKPN) tiếp nhận hai trường hợp bị đột quỵ não cấp. Bệnh nhân là bà Phạm Thị Kim Yến (ngụ xã Phùng Chí Kiên, huyện Mỹ Hào) và ông Nguyễn Xuân Quế (ngụ xã Ngọc Long, huyện Yên Mỹ). 
Người trực tiếp cấp cứu là bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Phú Sáu, Phó trưởng khoa Hồi sức – cấp cứu – chống độc của BV. 
Bác sĩ Sáu cho biết, cả hai bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nguy kịch. Sau khi kiểm tra ban đầu, các bác sỹ quyết định thực hiện quy trình tiêu sợi huyết Alteplase. Kết quả đã cấp cứu thành công cả hai bệnh nhân. 
Bác sỹ Sáu chia sẻ: “Hai bệnh nhân đều rơi vào tình trạng không còn tỉnh táo, khó nói, bị liệt một phần cơ thể, chân tay hoạt động yếu… Trường hợp bà Yến còn có tiền sử bệnh tim nên trong quá trình điều trị, các bác sỹ phải rất cẩn thận, nếu không tính mạng của bệnh nhân sẽ rất nguy hiểm. Nhưng may mắn, hai trường hợp này đều được đưa tới bệnh viện trong quãng “thời gian vàng” (3 tiếng đầu khi có dấu hiệu đột quỵ) nên quá trình cấp cứu mới đạt được thành công”.
Theo bác sỹ Sáu, trước đây, do người bệnh chủ quan không chú ý nhận biết các dấu hiệu của bệnh cùng với phương tiện khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên tình trạng tử vong do bệnh này tương đối cao. 
Y học phát triển đã nghiên cứu thành công kỹ thuật tiêu sợi huyết Alteplase, một trong những kỹ thuật điều trị triệt để đối với bệnh nhân đột quỵ não cấp trong thời gian 3 tiếng đầu (còn gọi là thời gian “vàng”). 
Biện pháp này có thể làm cải thiện tới 13% kết cục lâm sàng của bệnh nhân sau 3 tháng, thực hiện nhanh chóng, dễ dàng và không đòi hỏi nhiều phương tiện chẩn đoán đắt tiền.
Đây là một kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, hiện nay rất ít bệnh viện có khả năng triển khai. Năm 2008, kỹ thuật này được áp dụng tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). 
BVĐKPN là một trong tám bệnh viện vệ tinh đầu tiên được Bệnh viện Bạch Mai chuyển giao kỹ thuật và trợ giúp trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, không phải bệnh viện nào cũng thành công khi thực hiện phương pháp này. 
BVĐKPN bắt đầu áp dụng từ năm 2014, đã áp dụng được 5 trường hợp. Chỉ có một ca thất bại do người bệnh được đưa đến cấp cứu quá trễ. “Việc cấp cứu được hai ca bệnh vừa qua là một thành công ngoạn mục. Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng nhưng còn kịp thời gian sử dụng thuốc. Nếu không cấp cứu thành công, nặng có thể nguy hiểm tới tính mạng, nhẹ thì bệnh nhân sẽ bị tàn phế”, bác sỹ Sáu chia sẻ.
Tiêu chuẩn “thời gian vàng”
Chia sẻ với phóng viên, bác sỹ Sáu cho hay, mỗi năm tại BVĐKPN tiếp nhận hàng trăm ca cấp cứu trong tình trạng bị đột quỵ não cấp với nhiều mức độ, biểu hiện khác nhau. Tỉ lệ tử vong hoặc ảnh hưởng nặng tới sức khỏe xảy ra tương đối nhiều, chủ yếu do cấp cứu quá “thời gian vàng”. 
“Thời gian vàng là điều kiện tiên quyết đến tỉ lệ thành công của người bệnh cũng như bệnh viện”, bác sỹ Sáu khẳng định. “Thời gian vàng” là thời gian chỉ định sử dụng thuốc Alteplase đường tĩnh mạch cho bệnh nhân trong vòng 3 tiếng, tính từ thời điểm người đó có dấu hiệu bị đột quỵ cho tới lúc cấp cứu, được sử dụng thuốc. 
Một liều thuốc Alteplase được đề nghị là 0,9 mg/kg. Tuy nhiên, ở các bệnh nhân không đủ chi phí cho lọ thuốc thứ hai thì liều được hạ thấp từ 0,6 – 0,8 mg/kg (liều tối đa là 50mg) để tiết kiệm chi phí. Hoặc người có thể trạng kém, liều lượng cũng được hạ xuống cho phù hợp. “Khi tiêm thuốc cho bệnh nhân, liều 1 là 15% được tiêm vào tĩnh mạch, liều thứ hai là 85 % được truyền chậm trong vòng 1 tiếng”, bác sỹ Sáu chia sẻ.
Để điều trị thành công, quá trình thực hiện cần tuân thủ đúng quy trình; khi chụp CT sọ não cho bệnh nhân không có hình ảnh chảy máu não, không cản quang và phải hoàn chỉnh các công đoạn bắt buộc trong vòng một giờ đồng hồ. Một kíp thực hiện cần ít nhất một bác sỹ và 3 điều dưỡng.
Về  điều kiện để triển khai kỹ thuật này, bác sỹ Sáu cho biết, bệnh viện cần phải có máy chụp CT, xét nghiệm máu chuẩn. Các y, bác sỹ cần có năng lực, trình độ xét nghiệm cơ bản, làm tốt về khâu cấp cứu. “Đối với kỹ thuật Alteplase, khi triển khai, áp dụng thì khâu nào cũng rất quan trọng và cần tuân thủ quy trình nghiêm ngặt”, bác sĩ Sáu nói. 
Bác sỹ Sáu là người trực tiếp cấp cứu thành công hai ca đột quỵ não cấp bằng kỹ thuật tiêu sợi huyết Alteplase.
 Bác sỹ Sáu là người trực tiếp cấp cứu thành công hai ca đột quỵ não cấp bằng kỹ thuật tiêu sợi huyết Alteplase.
Ngoài việc áp dụng đối với bệnh nhân bị đột quỵ não cấp, kỹ thuật tiêu sợi huyết Alteplase còn có thể áp dụng đối với bệnh nhân nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, việc thực hiện thành công hay không phụ thuộc chủ yếu vào sự hợp tác, ý thức của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân. 
Bác sỹ Sáu khuyến cáo, khi người dân có biểu hiện của bệnh, gia đình nên đưa người bệnh đến cơ sở có thể áp dụng kỹ thuật này để nhằm tiết kiệm được thời gian. Nhằm tranh thủ “thời gian vàng”, thay vì sơ cứu cho người bệnh bằng những phương pháp truyền thống như xoa bóp, cần phải chú ý xác định chính xác thời điểm người bệnh bắt đầu có dấu hiệu bệnh trước khi đưa tới viện. 
Sau khi được cấp cứu thành công, bệnh nhân sẽ tiếp tục được bác sỹ thăm khám, theo dõi theo đúng phác đồ điều trị. Sau một tuần, người bệnh có thể xuất viện, song phải điều trị và thăm khám thường xuyên. Trường hợp bệnh tái phát, việc cấp cứu sẽ rất khó, nguy cơ tử vong cao. 
Trao đổi thêm, Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Văn Tá, Phó Giám đốc BVĐKPN cho biết, kỹ thuật tiêu sợi huyết Alteplase mới được thực hiện trên thế giới gần chục năm nay.
Tại Việt Nam, nơi áp dụng đầu tiên là TP.HCM, tiếp đó đến Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội. Một trong những nguyên nhân khiến việc áp dụng phương pháp này còn tương đối ít ở những nước đang phát triển như Việt Nam là danh mục thuốc đắt đỏ, lên đến 10 triệu đồng mỗi lần điều trị; và thuốc khó bảo quản. Bệnh nhân đã bị đột quỵ não cấp thì khả năng phục hồi sức khỏe rất kém, chất lượng cuộc sống suy giảm.
“Nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, khi nghe thông tin về các khoản chi phí, thuốc thang, họ thường tỏ ra e dè, lưỡng lự. Hoặc khi đưa đến đây, người bệnh đã vượt quá ngưỡng “thời gian vàng” nên chúng tôi cũng đành bó tay. Dù vậy, phía bệnh viện vẫn tích cực tuyên truyền đến với người dân về kỹ thuật điều trị mới”, bác sĩ Tá chia sẻ. 

Đọc thêm

Phát động chương trình 'Vaccine – hành trình miễn dịch'

Phát động chương trình 'Vaccine – hành trình miễn dịch'
(PLVN) - Bộ Y tế và Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số VTV Digital, công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam vừa phối hợp cùng phát động chương trình “Vaccine - Hành trình Miễn dịch” cùng thông điệp “Chia sẻ hiểu biết đúng về Vaccine (Vắc xin) để cùng nhau đi trên hành trình đến ngày mai không dịch bệnh”.

Bộ Y tế: Phê duyệt vaccine COVID-19 của Trung Quốc

Bộ Y tế: Phê duyệt vaccine COVID-19 của Trung Quốc
(PLVN) - Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine Covid-19 (Vero Cell), Inactivated, được sản xuất tại Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Tập đoàn dược Sinopharm, Trung Quốc, nhằm phục vụ nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch tại Việt Nam.

Giải pháp cho người viêm mũi dị ứng, viêm xoang hắt hơi liên tục

Giải pháp cho người viêm mũi dị ứng, viêm xoang hắt hơi liên tục
(PLVN) - Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục, nhức nặng mặt là các dấu hiệu điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Tình trạng bệnh thường nặng hơn khi thời tiết thay đổi, môi trường khói bụi, không khí ô nhiễm , hoặc tiếp xúc với các yếu tố lạ như lông vật nuôi, phấn hoa,…

Chủ động phòng viêm hô hấp cho trẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

Chủ động phòng viêm hô hấp cho trẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột
(PLVN) - Thực hiện sớm các biện pháp phòng viêm hô hấp cho trẻ là giải pháp chủ động, hiệu quả giúp bảo vệ trẻ trước những tác động xấu từ môi trường, nhất là khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Không những thế, đây còn là giải pháp giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong thời điểm dịch bệnh khó khăn như hiện nay.

Bệnh viện C Thái Nguyên: Vững vàng vượt qua khó khăn viết tiếp trang sử mới

Bệnh viện C Thái Nguyên: Vững vàng vượt qua khó khăn viết tiếp trang sử mới
(PLVN) Bệnh viện C Thái Nguyên tiền thân là Bệnh viện Công ty xây lắp II trực thuộc Bộ Cơ khí luyện kim, từ năm 1988 bệnh viện được chuyển về theo sự quản lý của Sở Y tế Bắc Thái (nay là sở y tế Thái Nguyên). Theo dòng chảy thời gian, trải  qua 32 năm phát triển được sự quan tâm và đầu tư về cơ sở vật chất hạ tầng, sự chú trọng bồi dưỡng nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ đến nay Bệnh viện C Thái Nguyên đã trưởng thành về mọi mặt và trở thành Bệnh viện Đa khoa hạng I với quy mô 700 giường bệnh, được tổ chức thành 31 khoa, phòng và 610 cán bộ viên chức, người lao động (CBVCLĐ).

5 biện pháp giúp bảo vệ người tiểu đường trước đại dịch

PGS, TS. Đoàn Văn Đệ -  chuyên gia lĩnh vực Tim - Thận - Khớp và Nội tiết
(PLVN) - Tiểu đường là bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao, nhiều biến chứng mạn tính và đặc biệt dễ lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng và khả năng nhiễm Covid-19 cao. Vậy người tiểu đường cần làm gì để bảo vệ mình trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, cùng tham khảo ý kiến của chuyên gia lĩnh vực Tim - Thận - Khớp và Nội tiết -  PGS, TS. Đoàn Văn Đệ.

Đột phá trong công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày

Đột phá trong công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày
(PLVN) - Trên thị trường hiện nay có hàng loạt các sản phẩm đông dược điều trị bệnh dạ dày nhưng cái tên Sản phẩm vẫn đang tạo nên cơn sốt bởi sở hữu những ưu thế vượt trội. Đặc biệt hiện nay, phiên bản mới của sản phẩm được nâng cấp nhờ công nghệ lõi tân tiến mang đến kết quả hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất cho người bệnh.

Ích Tiểu Vương - Giải pháp giúp cải thiện tiểu nhiều lần hiệu quả

Ích Tiểu Vương - Giải pháp giúp cải thiện tiểu nhiều lần hiệu quả
(PLVN) - Tiểu nhiều lần là một trong những rối loạn tiểu tiện phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe người mắc. Để hỗ trợ cải thiện tiểu nhiều lần an toàn, hiệu quả, hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu không ngừng và cho ra đời giải pháp từ thiên nhiên mang tên Ích Tiểu Vương.