Hàng nghìn người chết mỗi năm, thuốc giả vẫn lan tràn

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Tại khu chợ Roxy ở thành phố Abidjan, Bờ Biển Ngà, thuốc giả được bày bán công khai bất chấp việc những viên thuốc đó đã gây ra khoảng 10.000 trường hợp tử vong mỗi năm tại lục địa nghèo nhất thế giới.

Theo AFP, chợ Roxy nằm ở khu phố Adjame nhộn nhịp của thành phố Abidjan – thành phố lớn nhất và cũng là trung tâm thương mại của Bờ Biển Ngà. Khu chợ vốn được mệnh danh là thiên đường thuốc giả này từng nhiều lần trở thành mục tiêu đột kích của giới chức Bờ Biển Ngà. Những kho thuốc giả nhiều lần đã bị đốt sạch nhưng chỉ được một thời gian sau, mọi việc lại đâu trở về đó.

“Cảnh sát thường xuyên gây rắc rối cho chúng tôi nhưng chính bản thân họ cũng mua những loại thuốc này”, bà Mariam – một người bán thuốc ở chợ Roxy nói và cho biết bà và những người bán hàng thường tìm cách để dàn xếp với cảnh sát nhằm có thể tiếp tục việc buôn bán. Tại quầy thuốc ven đường của bà có bán đủ loại, từ thuốc giảm đau tới kháng sinh, thuốc chống sốt rét và các loại thuốc khác. 

Một người bán thuốc rong khác tên Fatima thì cho biết nhiều người được bác sỹ kê đơn vẫn đến mua thuốc. Thậm chí cả những phòng khám tư cũng là khách hàng thân thiết của bà. Vẫn theo bà Fatima, có một nhóm kiểm soát hoạt động buôn bán thuốc giả ở chợ. Những người này vẫn thường tiến hành các cuộc họp mang tính chất định kỳ để định giá và mức độ cung cấp hàng ở chợ.

Theo Tổ chức y tế thế giới, thuốc giả là nguyên nhân dẫn tới khoảng 100.000 ca tử vong ở châu Phi mỗi năm. Còn theo ước tính được đưa ra tại Diễn đàn kinh tế thế giới, kinh doanh thuốc giả chiếm ít nhất 10% hoạt động kinh doanh dược phẩm trên toàn cầu, đồng nghĩa với việc những kẻ buôn bán thuốc giả kiếm được hàng chục tỉ USD mỗi năm. Diễn đàn kinh tế thế giới cũng cho rằng con số này đã tăng gần gấp 3 chỉ trong vòng 5 năm.

“Để bán thuốc giả, bạn cần có khách hàng. Trong khi đó, người nghèo ở châu Phi lại nhiều hơn ở bất cứ nơi nào trên thế giới”, ông Marc Gentilini – một chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm và bệnh nhiệt đới, đồng thời là cựu chủ tịch Hội chữ thập đỏ Pháp, lý giải. Ông Gentilini dẫn chứng về việc một số loại vaccine viêm màng não được đưa tới Niger vài năm trước là giả mạo. Điều này là vô cùng nguy hiểm bởi viêm màng não là bệnh cướp đi tính mạng của hàng nghìn người dân ở đất nước tây Phi này mỗi năm.

Theo WHO, khoảng 1/10 thuốc trên thế giới là giả nhưng một số ước tính khác cho rằng con số này cao hơn nhiều. Tại một số nước, nhất là ở châu Phi, con số này có thể lên đến 7/10 loại thuốc. Hiệp hội y khoa Mỹ năm 2015 ước tính khoảng 122.000 trẻ em dưới 5 tuổi ở khu vực tiểu Sahara ở châu Phi tử vong vì uống phải thuốc chống sốt rét chất lượng kém. Ngoài ra, thuốc kháng sinh cũng là một trong các loại thuốc nhiều khả năng bị hết hạn hoặc bị làm giả nhất. 

Trước thực trạng trên, Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế hồi tháng 8 năm ngoái đã thu giữ 420 tấn thuốc giả ở tây Phi trong một chiến dịch có sự tham gia của khoảng 1.000 cảnh sát, hải quan và cơ quan y tế của 7 nước: Benin, Burkina Faso, Ivory Coast, Mali, Niger, Nigeria và Togo. Theo ông Geoffroy Bessaud, người đứng đầu bộ phận chống thuốc giả ở công ty dược Sanofi của Pháp cho rằng thuốc giả là hoạt động kinh doanh bất hợp pháp có quy mô lớn nhất cả nước.

“Vấn nạn này lan rộng vì lợi nhuận lớn mà nó mang lại khi chỉ cần đầu tư 1.000 USD là đã có thể mang lại 500.000 USD trong khi đầu tư vào ma túy hay tiền giả mang lại khoản lợi nhuận khoảng 20.000 USD”, ông Bessaud nói.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thủ phạm trong hoạt động buôn bán thuốc giả lại không bị trừng phạt vì đã gây ra cái chết cho hàng trăm nghìn người mà chủ yếu chỉ bị xử lý về tội vi phạm bản quyền. Do đó, vấn nạn càng ngày càng gia tăng. 

Đọc thêm

Phát động chương trình 'Vaccine – hành trình miễn dịch'

Phát động chương trình 'Vaccine – hành trình miễn dịch'
(PLVN) - Bộ Y tế và Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số VTV Digital, công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam vừa phối hợp cùng phát động chương trình “Vaccine - Hành trình Miễn dịch” cùng thông điệp “Chia sẻ hiểu biết đúng về Vaccine (Vắc xin) để cùng nhau đi trên hành trình đến ngày mai không dịch bệnh”.

Bộ Y tế: Phê duyệt vaccine COVID-19 của Trung Quốc

Bộ Y tế: Phê duyệt vaccine COVID-19 của Trung Quốc
(PLVN) - Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine Covid-19 (Vero Cell), Inactivated, được sản xuất tại Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Tập đoàn dược Sinopharm, Trung Quốc, nhằm phục vụ nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch tại Việt Nam.

Giải pháp cho người viêm mũi dị ứng, viêm xoang hắt hơi liên tục

Giải pháp cho người viêm mũi dị ứng, viêm xoang hắt hơi liên tục
(PLVN) - Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục, nhức nặng mặt là các dấu hiệu điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Tình trạng bệnh thường nặng hơn khi thời tiết thay đổi, môi trường khói bụi, không khí ô nhiễm , hoặc tiếp xúc với các yếu tố lạ như lông vật nuôi, phấn hoa,…

Chủ động phòng viêm hô hấp cho trẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

Chủ động phòng viêm hô hấp cho trẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột
(PLVN) - Thực hiện sớm các biện pháp phòng viêm hô hấp cho trẻ là giải pháp chủ động, hiệu quả giúp bảo vệ trẻ trước những tác động xấu từ môi trường, nhất là khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Không những thế, đây còn là giải pháp giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong thời điểm dịch bệnh khó khăn như hiện nay.

Bệnh viện C Thái Nguyên: Vững vàng vượt qua khó khăn viết tiếp trang sử mới

Bệnh viện C Thái Nguyên: Vững vàng vượt qua khó khăn viết tiếp trang sử mới
(PLVN) Bệnh viện C Thái Nguyên tiền thân là Bệnh viện Công ty xây lắp II trực thuộc Bộ Cơ khí luyện kim, từ năm 1988 bệnh viện được chuyển về theo sự quản lý của Sở Y tế Bắc Thái (nay là sở y tế Thái Nguyên). Theo dòng chảy thời gian, trải  qua 32 năm phát triển được sự quan tâm và đầu tư về cơ sở vật chất hạ tầng, sự chú trọng bồi dưỡng nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ đến nay Bệnh viện C Thái Nguyên đã trưởng thành về mọi mặt và trở thành Bệnh viện Đa khoa hạng I với quy mô 700 giường bệnh, được tổ chức thành 31 khoa, phòng và 610 cán bộ viên chức, người lao động (CBVCLĐ).

5 biện pháp giúp bảo vệ người tiểu đường trước đại dịch

PGS, TS. Đoàn Văn Đệ -  chuyên gia lĩnh vực Tim - Thận - Khớp và Nội tiết
(PLVN) - Tiểu đường là bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao, nhiều biến chứng mạn tính và đặc biệt dễ lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng và khả năng nhiễm Covid-19 cao. Vậy người tiểu đường cần làm gì để bảo vệ mình trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, cùng tham khảo ý kiến của chuyên gia lĩnh vực Tim - Thận - Khớp và Nội tiết -  PGS, TS. Đoàn Văn Đệ.

Đột phá trong công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày

Đột phá trong công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày
(PLVN) - Trên thị trường hiện nay có hàng loạt các sản phẩm đông dược điều trị bệnh dạ dày nhưng cái tên Sản phẩm vẫn đang tạo nên cơn sốt bởi sở hữu những ưu thế vượt trội. Đặc biệt hiện nay, phiên bản mới của sản phẩm được nâng cấp nhờ công nghệ lõi tân tiến mang đến kết quả hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất cho người bệnh.

Ích Tiểu Vương - Giải pháp giúp cải thiện tiểu nhiều lần hiệu quả

Ích Tiểu Vương - Giải pháp giúp cải thiện tiểu nhiều lần hiệu quả
(PLVN) - Tiểu nhiều lần là một trong những rối loạn tiểu tiện phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe người mắc. Để hỗ trợ cải thiện tiểu nhiều lần an toàn, hiệu quả, hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu không ngừng và cho ra đời giải pháp từ thiên nhiên mang tên Ích Tiểu Vương.