Bí ẩn trong phương thuốc gia truyền chữa rắn độc cắn

Thầy Phạm Duy bên cây thuốc trong vườn nhà.
Thầy Phạm Duy bên cây thuốc trong vườn nhà.
(PLO) -Chọn mảnh đất Tây Nguyên làm nơi định cư, cũng chính nơi đây đã đưa đẩy thầy Phạm Duy (SN 1937, quê gốc xã Đồn Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) tiếp nối nghề thuốc Đông y gia truyền. Phương thuốc “Đoạt mệnh tán” của thầy Duy đã cứu được hàng ngàn người bị rắn độc cắn, và nhiều người bị bệnh nan y thoát khỏi lưỡi hái tử thần.

Tiếng lành đồn xa

Người dân quanh thôn Hòa Nam 1 (xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) không ai không biết tiếng thầy lang Phạm Duy với bài thuốc “Đoạt mệnh tán” cứu giúp người không may bị rắn độc cắn. Đến với thầy không chỉ có những người bị rắn cắn có quen biết trước, ngay cả những ca bệnh nhân được bệnh viện trả về thầy Duy cũng “ra tay” chữa trị.

Được biết, thầy Duy sinh ra và lớn lên trong dòng họ có tiếng là có nhiều người bốc thuốc Đông y hay. Ngay từ khi còn là cậu bé, người cha quá cố của ông đã tận tình chỉ dạy công dụng của từng cây thuốc, cách bào chữa mong con trai có thể biết cách tự bảo vệ mình và những người thân. 

Tuy nhiên, khi lớn lên, ông lại không theo nghề thuốc của gia đình mà quyết định làm thầy giáo, mang con chữ đến với đồng bào. Gắn bó với nghành sư phạm tại huyện Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương) suốt một thời gian dài, năm 1985, thầy Duy quyết định đưa vợ con vào thôn Hòa Nam 1 (huyện Buôn Đôn) để định cư.

Nhớ lại thời gian còn khó khăn thuở mới đặt chân đến mảnh đất này lập nghiệp, thầy Duy chia sẻ: “Dân cư thưa thớt nhưng đi đâu tôi cũng thấy có người bị cóc điên, đặc biệt là rắn độc cắn. Người có điều kiện thì được đi khám chữa, nhưng đa phần đều nghèo khổ, họ đành cam chịu nằm nhà chờ tử thần đến mang đi. Chứng kiến cảnh đó, tôi nhận thức được rằng bản thân mình cần phải làm gì đó giúp đỡ mọi người xung quanh.

Do đó, tôi đã bắt tay vào bào chế thuốc gia truyền “Đoạt mệnh tán” cứu giúp người dân. Khi đến đây, các bệnh nhân quằn quại trong cuộc chiến giành dật sự sống với bàn tay tử thần. Nhưng, sau khi uống thuốc, thấy họ khỏe mạnh, tươi cười trở về với gia đình. Điều đó là động lực thúc đẩy tôi ngày càng tâm huyết hơn nữa với nghề bốc thuốc cứu người”.

Nói về bài thuốc của thầy Duy, ông Lê Văn Quyết (Chủ tịch UBND xã Ea Nuôl) chia sẻ: “Ông Duy hành nghề chữa bệnh cứu người ở địa phương đã nhiều năm. Bài thuốc gia truyền của ông Duy đã cứu sống được rất nhiều người, đặc biệt là rắn cắn”. Ông Quyết còn cho biết thêm, năm 1994, người em rể của ông bị rắn độc cắn cũng được thầy Duy chữa khỏi.

“Vô hiệu hóa” độc rắn

Đáng kể là trường hợp ông Y Bliết (SN 1953, ngụ Buôn Ky, TP.Buôn Ma Thuột). Bệnh nhân này bị rắn cắn vào thái dương trái trong lúc đang chặt chuối ngoài rẫy nhà. Do không thể garo nên chỉ sau vài giờ sau đó, ông Y Bliết đã có hiện tượng mắt mờ, khó thở, miệng bị cứng lại không há được. Sau khi bệnh nhân được đưa đến điều trị tại nhà thầy Duy, tình trạng bệnh nhân đã nhanh chóng tốt dần lên, sau 4 ngày có thể trở về nhà.

Hay như trường hợp của anh Tuấn (ngụ thôn Hòa Nam 1) đi thả ống lươn ngoài đồng giấc tờ mờ sáng, không may bị rắn độc cắn. Anh Tuấn chia sẻ: “Trong khi lúng túng, không biết xử trí ra sao, tôi vội chạy về gõ cửa nhà ông Duy để được ông chữa trị. Rất may, chỉ sau 3 ngày, tôi đã đi lại và hoạt động bình thường. Thật may mắn, nếu không có ông Duy tôi không biết giờ mình có còn được ngồi đây nói chuyện thế này hay không”.

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị bệnh viện “lắc đầu” trả về, người nhà chỉ còn biết đưa đến cầu cứu thầy Duy với hy vọng mong manh. Đó là trường hợp của anh Y Bi Knul (SN 1982, ngụ buôn Niêng 2, xã Ea Nuôl). 

Năm 1997, trong một lần bị rắn độc cắn, anh được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk cấp cứu. Điều trị tại đây được vài ngày, độc tố trong người Y Bi vẫn không có chiều hướng thuyên giảm, ông Y Blul Êban (bố của Y Bi) đề nghị được chuyển con trai xuống bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa điều trị.

Cha con ông Y Blul kiên trì đi lại, liên tục thuốc thang. Nghe ai mách gì, ông Y Blul đều làm theo cho đến khi trong nhà chẳng còn gì bán nhưng bệnh tình con trai vẫn không bớt. Đúng lúc này, một người bạn mách ông nên đưa Y Bi đến nhà thầy Duy để điều trị. Đáng ngạc nhiên, chỉ sau mười ngày, Y Bi đã dần khỏe lại, độc tố trong người cũng không còn đáng kể. Cho đến nay, Y Bi hoàn toàn khỏe mạnh, học hành thành đạt và đã lập gia đình. 

Thư cảm ơn phụ huynh bệnh nhân Trần Ngọc Ly gửi đến thầy Duy
Thư cảm ơn phụ huynh bệnh nhân Trần Ngọc Ly gửi đến thầy Duy

Tương tự, một đêm đầu năm 2012, bà Đặng Thị Thúy (giáo viên trường THCS Ea Bang, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk) cũng bị một con rắn lục đuôi đỏ cắn. Ngay sau khi bị rắn độc tấn công, bà Thúy được người nhà đưa đến bệnh viện. 

Nằm điều trị tại đây được 3 ngày, bà Thúy xin ra viện và tìm đến một thầy lang người Thái để hút nọc độc nhưng tình hình thì vẫn không có gì thay đổi. Trong lúc cả gia đình đều tuyệt vọng, may mắn, bà Thúy biết đến thầy Duy. Đáng mừng, điều trị trong vòng 3 ngày thì nọc độc trong người bà Thúy đã “biến mất” và sức khỏe bà nhanh chóng ổn định trở lại.

Hay như anh A Thi (ngụ thôn Kon Tum Kơ Pơng 2, xã Đắk Rơ Wa, TP.Kon Tum) cũng đến nhà thầy Duy điều trị vì bị rắn trun cắn. Được biết, trường hợp anh A Thi cũng được người nhà đưa tới Bệnh viện Đa khoa TP.Kon Tum điều trị nhưng các bác sĩ lắc đầu vì không thể chữa được. 

Trong tâm trạng bi quan, anh được mọi người đưa về nhà phó mặc cho số phận. Trớ trêu thay, cũng trong thời gian này, A Thi tiếp tục bị rắn hổ mang phun nọc độc vào mặt khiến cả hai mắt gần như không nhìn thấy gì. 

Không chấp nhận nhìn em trai ra đi như vậy, anh A Bẹ (anh trai A Thi) không ngừng tìm kiếm những bài thuốc từng trị được nọc độc của rắn. May mắn, trong một lần dò tìm trên mạng, A Bẹ biết đến thầy lang Phạm Duy. Cũng như rất nhiều trường hợp bệnh nhân khác đến đây, tình trạng anh A Thi không những sức khỏe được phục hồi mà đôi mắt cũng đã trở lại hoạt động bình thường và khỏi hẳn.

Trao đổi với chúng tôi, thầy Duy cho biết: “Tùy thuộc vào từng loại rắn, từng loại nọc độc mà cách bào chữa thuốc khác nhau. Nếu người bị rắn cắn biết được chính xác mình đã bị rắn gì cắn thì sẽ dễ dàng hơn trong việc bốc thuốc. Riêng đối với những trường hợp nạn nhân bị rắn cạp nong, cạp nia tấn công quá 1,5 giờ đồng hồ thì độc tố lúc này đã phát tán khắp cơ thể, khó lòng cứu chữa”.

Ngoài điều trị các loại độc rắn, thầy Duy còn dày công nghiên cứu và ứng dụng bài thuốc gia truyền của gia đình điều trị dứt điểm một số căn bệnh nan y, mà theo thầy thì đó là những căn bệnh “nhà giàu”.

Như trường hợp của chị Trần Ngọc Ly (SN 1992, ngụ quận Ba Đình, Hà Nội). Năm 2008, chị Ly có dấu hiệu đau nửa đầu bên trái, đến bệnh viện khám thì phát hiện một khối u ở hốc mắt trái, gây chèn ép dây thần kinh thị giác. Tưởng như bao ước mơ, dự định tương lai đã chấm dứt, rất may nhờ phương thuốc của thầy Duy đến với chị kịp thời nên không bao lâu sau khối u trên người chị đã “biến mất”.

Còn bà Nguyễn Thị Lâm (SN 1955, ngụ xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn) bị liệt 3 giây thần kinh, mặt sưng to, liên tục trong thời gian dài bà ăn không ngon, ngủ không yên, đến bệnh viện thăm khám thì kết quả cho thấy bà bị ung thư vòm họng. Nhưng nhờ bài thuốc của thầy Duy, cho đến nay bệnh tình bà Lâm đã giảm xuống 70%.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp bệnh nhân bị đau khớp, sỏi thận, bướu cổ, gan, vẩy nến, tổ đỉa…cũng được ông Duy điều trị khỏi hẳn. Trong nhà thầy Duy còn lưu giữ nhiều thư cảm ơn của thân nhân bệnh nhân gửi đến nhằm tỏ lòng biết ơn thầy. Đồng thời, họ mong muốn phương thuốc gia truyền của thầy được nhiều người biết đến hơn nữa, mang hy vọng đến cho nhiều người bệnh hơn.

Đọc thêm

Phát động chương trình 'Vaccine – hành trình miễn dịch'

Phát động chương trình 'Vaccine – hành trình miễn dịch'
(PLVN) - Bộ Y tế và Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số VTV Digital, công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam vừa phối hợp cùng phát động chương trình “Vaccine - Hành trình Miễn dịch” cùng thông điệp “Chia sẻ hiểu biết đúng về Vaccine (Vắc xin) để cùng nhau đi trên hành trình đến ngày mai không dịch bệnh”.

Bộ Y tế: Phê duyệt vaccine COVID-19 của Trung Quốc

Bộ Y tế: Phê duyệt vaccine COVID-19 của Trung Quốc
(PLVN) - Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine Covid-19 (Vero Cell), Inactivated, được sản xuất tại Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Tập đoàn dược Sinopharm, Trung Quốc, nhằm phục vụ nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch tại Việt Nam.

Giải pháp cho người viêm mũi dị ứng, viêm xoang hắt hơi liên tục

Giải pháp cho người viêm mũi dị ứng, viêm xoang hắt hơi liên tục
(PLVN) - Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục, nhức nặng mặt là các dấu hiệu điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Tình trạng bệnh thường nặng hơn khi thời tiết thay đổi, môi trường khói bụi, không khí ô nhiễm , hoặc tiếp xúc với các yếu tố lạ như lông vật nuôi, phấn hoa,…

Chủ động phòng viêm hô hấp cho trẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

Chủ động phòng viêm hô hấp cho trẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột
(PLVN) - Thực hiện sớm các biện pháp phòng viêm hô hấp cho trẻ là giải pháp chủ động, hiệu quả giúp bảo vệ trẻ trước những tác động xấu từ môi trường, nhất là khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Không những thế, đây còn là giải pháp giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong thời điểm dịch bệnh khó khăn như hiện nay.

Bệnh viện C Thái Nguyên: Vững vàng vượt qua khó khăn viết tiếp trang sử mới

Bệnh viện C Thái Nguyên: Vững vàng vượt qua khó khăn viết tiếp trang sử mới
(PLVN) Bệnh viện C Thái Nguyên tiền thân là Bệnh viện Công ty xây lắp II trực thuộc Bộ Cơ khí luyện kim, từ năm 1988 bệnh viện được chuyển về theo sự quản lý của Sở Y tế Bắc Thái (nay là sở y tế Thái Nguyên). Theo dòng chảy thời gian, trải  qua 32 năm phát triển được sự quan tâm và đầu tư về cơ sở vật chất hạ tầng, sự chú trọng bồi dưỡng nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ đến nay Bệnh viện C Thái Nguyên đã trưởng thành về mọi mặt và trở thành Bệnh viện Đa khoa hạng I với quy mô 700 giường bệnh, được tổ chức thành 31 khoa, phòng và 610 cán bộ viên chức, người lao động (CBVCLĐ).

5 biện pháp giúp bảo vệ người tiểu đường trước đại dịch

PGS, TS. Đoàn Văn Đệ -  chuyên gia lĩnh vực Tim - Thận - Khớp và Nội tiết
(PLVN) - Tiểu đường là bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao, nhiều biến chứng mạn tính và đặc biệt dễ lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng và khả năng nhiễm Covid-19 cao. Vậy người tiểu đường cần làm gì để bảo vệ mình trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, cùng tham khảo ý kiến của chuyên gia lĩnh vực Tim - Thận - Khớp và Nội tiết -  PGS, TS. Đoàn Văn Đệ.

Đột phá trong công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày

Đột phá trong công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày
(PLVN) - Trên thị trường hiện nay có hàng loạt các sản phẩm đông dược điều trị bệnh dạ dày nhưng cái tên Sản phẩm vẫn đang tạo nên cơn sốt bởi sở hữu những ưu thế vượt trội. Đặc biệt hiện nay, phiên bản mới của sản phẩm được nâng cấp nhờ công nghệ lõi tân tiến mang đến kết quả hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất cho người bệnh.

Ích Tiểu Vương - Giải pháp giúp cải thiện tiểu nhiều lần hiệu quả

Ích Tiểu Vương - Giải pháp giúp cải thiện tiểu nhiều lần hiệu quả
(PLVN) - Tiểu nhiều lần là một trong những rối loạn tiểu tiện phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe người mắc. Để hỗ trợ cải thiện tiểu nhiều lần an toàn, hiệu quả, hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu không ngừng và cho ra đời giải pháp từ thiên nhiên mang tên Ích Tiểu Vương.