Cho thuê tài sản công, chi phí tính ra sao?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Tại Hội thảo hoàn thiện Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công vừa diễn ra tuần qua do Ủy ban Tài chính - Ngân sách phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức, nhiều ý kiến không khỏi băn khoăn trước hai vấn đề lớn: Giữa các cơ quan nhà nước, khi sử dụng tài sản công có phải thuê hay không? Nếu cho thuê thì chi phí tính như thế nào, có theo nguyên tắc thị trường?

Một trong những điểm mới căn bản của Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công lần này so với Luật năm 2008, đó là: “Cho phép sử dụng, khai thác tài sản công chưa sử dụng chưa hết công năng vào mục đích cho thuê, khai thác, góp vốn liên doanh, liên kết tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan dự trữ nhà nước”. Bên cạnh đó, Dự thảo Luật cũng phân chia rõ các đối tượng trong việc khai thác, sử dụng tài sản công theo từng đối tượng quản lý, sử dụng, bao gồm cơ quan nhà nước (đơn vị hành chính công), đơn vị sự nghiệp công lập và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

Không ít ý kiến cho rằng, đối với cơ quan nhà nước (đơn vị hành chính công), nên quy định việc hình thành, quản lý, sử dụng và xử lý tài sản công tuân theo tiêu chuẩn, định mức, chế độ, bảo đảm đúng công năng; không được phép sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước vào khai thác, liên doanh, liên kết, cho thuê, huy động vốn. Chỉ cho phép cơ quan nhà nước sử dụng trong những trường hợp như: được sử dụng tài sản công là hội trường, phương tiện vận tải chưa sử dụng hết công suất cho cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sử dụng chung theo đúng mục đích, đồng thời được thu một khoản kinh phí để bù đắp chi phí theo quy định của Chính phủ. Việc cho phép sử dụng chung phải được cấp có thẩm quyền cho phép nhằm bảo đảm an toàn, tôn nghiêm, sử dụng đúng mục đích. (Quy định này kế thừa quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước hiện hành). 

Liên quan đến quy định “được sử dụng chung tài sản công” nhưng phải trả một khoản “kinh phí” để bù đắp chi phí, một số thành viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách đặt vấn đề: thực tế có hay không việc tính giá thuê giữa cơ quan nhà nước này với cơ quan nhà nước khác? Mặt khác, đã là tài sản công (được hình thành từ ngân sách nhà nước, phục vụ cơ quan nhà nước), tại sao giữa các cơ quan nhà nước sử dụng chung tài sản lại phải trả chi phí? Trước thắc mắc này, ông Nguyễn Tân Thịnh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Công sản, Bộ Tài chính lý giải: chi phí bù đắp chính là chi phí thanh toán trực tiếp cho việc phục vụ chung, điện, nước, nhân công, không bao gồm chi phí khấu hao.

Chưa bằng lòng với giải thích này, ông Lê Thanh Vân - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách nhận định, gắn liền với tài sản công là bộ máy phục vụ và bộ máy này được trả lương để làm nhiệm vụ phục vụ cho các cơ quan nhà nước. “Vì sao chỉ phục vụ cho cơ quan chủ quản, còn cơ quan nhà nước khác lại đòi hỏi chi phí thực hiện?” - ông Vân đặt câu hỏi và đề nghị chỉ bù đắp các khoản chi phí phát sinh như điện, nước; không tính chi phí nhân công.

Lấy dẫn chứng về việc Quốc hội từng phải dùng trụ sở hội trường Bộ Quốc phòng trước khi có Nhà Quốc hội để phục vụ đại biểu Quốc hội trong thời gian họp Quốc hội, đại diện lãnh đạo Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính khẳng định, không có chuyện tính giá thuê tài sản công giữa các cơ quan nhà nước. Thời gian Quốc hội sử dụng trụ sở hội trường Bộ Quốc phòng thì Bộ Quốc phòng phải sử dụng kinh phí tăng thêm. Kinh phí đó, ngân sách nhà nước không cung cấp cho Bộ Quốc phòng, không có trong dự toán của Bộ Quốc phòng, nên Văn phòng Quốc hội phải trả khoản chi phí bù đắp trong thời gian họp Quốc hội như điện, nước, hoa, nhân công. Nếu Văn phòng Quốc hội không bù đắp chi phí, Bộ Quốc phòng buộc phải dự toán chi phí này trong ngân sách nhà nước. Nghĩa là dù cơ quan nào chi trả cũng đều là ngân sách nhà nước.

Để chống lạm dụng tài sản công, cho thuê trội lên, hoặc tính trội kinh phí nhằm lấy chênh lệch, một số ý kiến đề nghị Dự thảo Luật phải quy định rõ hơn về thu và quản lý nguồn thu giữa cơ quan nhà nước với cơ quan nhà nước; giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân không thuộc cơ quan nhà nước. Đồng thời, việc quy định cho thuê, mượn, liên doanh, liên kết, huy động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân phải làm rõ vấn đề: giữa các cơ quan nhà nước, khi sử dụng tài sản công có phải thuê hay không? Và khi cho thuê tài sản công thì có tuân theo nguyên tắc thị trường?

Ở một khía cạnh khác, dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng, cần bổ sung trong Dự thảo Luật quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị được Nhà nước giao quản lý, sử dụng, khai thác tài sản khi để xảy ra các vi phạm pháp luật về quản lý sử dụng tài sản công ở cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó, cũng nên có quy định về các biện pháp, chế tài đối với những cơ quan, đơn vị sử dụng trụ sở không đúng mục đích, đầu tư lãng phí, không phù hợp với công năng, công suất sử dụng. “Quản lý, sử dụng tài sản công có nội dung rất rộng và phức tạp, khó có thể xây dựng một cách triệt để, toàn diện và đầy đủ những nội dung quản lý, sử dụng tất cả các loại tài sản trong nền kinh tế. Hy vọng, việc ban hành và thực hiện Luật này nếu được thông qua sẽ giúp sử dụng hiệu quả tài sản công, hạn chế thấp nhất lãng phí, góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước” - ông Long nhận xét.

Tin cùng chuyên mục

[Truyện ngắn] Nắng rừng

[Truyện ngắn] Nắng rừng

(PLVN) - Căn phòng Hoàn vẫn mở toang. “Hôm nay anh không về nhà à? “Nhân ngoái đầu vào cửa, ngạc nhiên. “Mình có việc”. Nhân lặng lẽ xuống cầu thang, trở về nhà. Anh ấy chắc lại tới Vi Văn Kế chứ gì vì nghe anh giắng từ mấy hôm nọ. Ôi giời, cuối năm sẽ nghỉ hưu, anh ta lao vào làm gì cho mệt xác. Rõ là thân làm tội đời. Lúc đầu Nhân được giao xét xử vụ này nhưng rồi Hoàn lại bảo dừng để anh ấy lo. Thế càng mừng. Mà sao anh ta cứ trăn trở, băn khoăn một việc cỏn con ấy, một việc dân sự giải quyết quá dễ dàng.

Đọc thêm

Không có hộ khẩu, có được bố trí tái định cư?

Ảnh minh họa
(PLO) - Theo quy định của pháp luật, khi hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất ở sẽ  được bố trí tái định cư. Nhưng trong trường hợp hộ gia đình xây nhà ở địa bàn khác (không có cùng hộ khẩu) rồi cho người khác thuê lại, khi Nhà nước thu hồi toàn bộ nhà, đất thì chủ sử dụng đất có được bố trí đất tái định cư?

Những ai được chuyển tuyến khám chữa bệnh?

Tư vấn khám chữa bệnh cho người dân (Ảnh minh họa).
(PLO) - Thời gian gần đây, đặc biệt là khi bùng phát các dịch bệnh như sởi, rubella... các bệnh viện tuyến Trung ương đều trong tình trạng quá tải do người dân chuyển viện vượt tuyến. Nhằm cung cấp đến độc giả những quy định về chuyển tuyến khám chữa bệnh, PLVN xin được cung cấp nội dung cơ bản của Thông tư 14/2014/TT-BYT được Bộ Y tế mới ban hành.

Quản lý chặt hơn hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của người nước ngoài

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn Internet
(PLO) - Thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước theo phương châm Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; đồng thời, để bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và công tác quản lý nhà nước.

Con có được hưởng thừa kế khi cha đã lấy vợ mới?

Con có được hưởng thừa kế  khi cha đã lấy vợ mới?
(PLO) - Người bố không may gặp tai nạn rồi qua đời, để lại di chúc với nội dung toàn bộ di sản dành hết cho người vợ mới và cậu con trai út, vậy trong trường hợp này, hai người con chung anh ta với vợ cũ có được hưởng di sản từ bố không?

Trình tự khai sinh cho trẻ sinh ra trong trại giam

Quy định mới về việc khai sinh sẽ đỡ thiệt thời cho trẻ sinh ra trong tại giam
(PLO) - Những tờ giấy khai sinh với dấu ấn buồn khi nơi sinh là "tại trại giam", người khai sinh là "giám thị trại giam" rồi sẽ chỉ còn là quá khứ khi mới đây, việc khai sinh cho trẻ em thuộc đối tượng này đã có quy định mới.

“Gỡ rối” kiến thức về tạm giữ, tạm giam, bắt khẩn cấp...

“Gỡ rối” kiến thức về tạm giữ, tạm giam, bắt khẩn cấp...
(PLO) - “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật” (Điều 71 Hiến pháp).

Ký thay, “bút sa gà chết” hiểu theo nghĩa pháp lý

Ký thay, “bút sa gà chết” hiểu theo nghĩa pháp lý
(PLO) - Trên thực tế, tại một văn bản giao dịch, phần ký tên thường xuất hiện các chữ viết tắt như: KT, TM, TL, TUQ. Vậy chúng có ý nghĩa gì, được dùng khi nào?. Thạc sỹ luật Nguyễn Thế Anh (Trung tâm truyền thông Pháp luật Việt Nam) sẽ làm rõ vấn đề này.

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2013

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2013
(PLO) -Bỏ ghi tên cha, mẹ trên Chứng minh nhân dân; hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh; điều kiện giao xe vi phạm hành chính cho đối tượng vi phạm; tự ý cơi nới chung cư bị phạt đến 60 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2013.

Muốn cưỡng chế, phải xin ý kiến Trưởng ban Chỉ đạo THADS

Muốn cưỡng chế, phải xin ý kiến Trưởng ban Chỉ đạo THADS
(PLO) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 135 sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, sửa  tên gọi Nghị định 61 là Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thủ tướng yêu cầu nâng cao nhận thức pháp luật về nuôi con nuôi

Thủ tướng yêu cầu nâng cao nhận thức pháp luật về nuôi con nuôi

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 19/CT-TTg về việc nâng cao nhận thức pháp luật về nuôi con nuôi và tăng cường biện pháp bảo đảm thực thi Công ước Lahay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Tại Chỉ thị này, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp thực hiện tốt nhiều công việc ngay trong năm 2013.

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2013

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2013

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã hết hạn hoạt động được đăng ký lại; tăng mức cho vay HSSV lên 1,1 triệu đồng/tháng; doanh nghiệp bị giám sát tài chính đặc biệt trong 4 trường hợp; dùng sáng kiến của người khác để dự thi, phạt đến 40 triệu đồng... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng này.

Sẽ phóng bùi nhùi bắt tội phạm ở Thanh Hóa?

Sẽ phóng bùi nhùi bắt tội phạm ở Thanh Hóa?

Nhằm trang bị cho cảnh sát làm nhiệm vụ ngăn chặn đua xe trái phép, trấn áp tội phạm côn đồ, cướp giật gây án trên đường, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đồng ý chủ trương thực hiện dự án chế tạo ống phóng bùi nhùi lưới.

Mua dâm có thể bị phạt tới 10 triệu đồng

Mua dâm có thể bị phạt tới 10 triệu đồng

Nếu mua dâm với nhiều người cùng một lúc mức phạt sẽ là 2-5 triệu đồng. Riêng đối với hành vi mua dâm có tính chất đồi trụy, lôi kéo, ép buộc người khác cùng mua dâm, Bộ Công an đưa ra mức phạt 5-10 triệu đồng.

9 Chính sách mới được thực hiện từ tháng 6/2013

8 đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội; thờ cúng liệt sĩ được trợ cấp 500.000 đồng/năm; tăng thuế nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng; lãi suất vay mua nhà ở xã hội 6%/năm;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2013.