Vì sao Luật Giáo dục Đại học không điều chỉnh đào tạo chuyên sâu về y tế?

Luật Giáo dục Đại học sửa đổi đề xuất phương án Bộ chuyên ngành công nhận trình độ bác sỹ chuyên sâu như các ngành đã làm với luật sư, thẩm phán, kiến trúc sư
Luật Giáo dục Đại học sửa đổi đề xuất phương án Bộ chuyên ngành công nhận trình độ bác sỹ chuyên sâu như các ngành đã làm với luật sư, thẩm phán, kiến trúc sư
(PLO) - Ở nước ta hiện nay, đã có nhiều luật chuyên ngành liên quan quy định về đào tạo nghề sau khi tốt nghiệp đại học trong từng lĩnh vực như: Luật Luật sư quy định về đào tạo nghề luật sư, Luật Kiểm toán quy định về đào tạo nghề kiểm toán, Luật tổ chức toà án, viện kiểm sát quy định về đào tạo thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên…Luật Giáo dục Đại học sửa đổi cũng đề xuất phương án Bộ chuyên ngành công nhận trình độ chuyên sâu của bác sỹ chứ không đưa vào hệ thống giáo dục quốc dân. 

Bác sỹ chuyên sâu cũng sẽ được Bộ chuyên ngành công nhận như luật sư, kiến trúc sư?

Ngày mai (15/11), Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) và dự kiến ngày 20/11 sẽ thông qua dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi.

Một trong những nội dung đang còn có ý kiến khác nhau tại dự án Luật Giáo dục Đại học sửa đổi lần này là quy định về đào tạo  nhân lực cho ngành Y tế.

Theo quy định tại Điều 6, dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi, các trình độ đào tạo của giáo dục đại học bao gồm trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ. Chính phủ sẽ quy định trình độ tương đương đối với một số ngành đào tạo theo định hướng nghề nghiệp chuyên sâu đặc thù.

Lên tiếng về dự thảo quy định này, một số ý kiến đại biểu ngành Y tế cho rằng dự thảo Luật đã bỏ qua việc đào tạo chuyên sâu, gồm đào tạo bác sỹ chuyên khoa, chuyên khoa sâu, bác sĩ nội trú, chuyên khoa I và chuyên khoa II…đối với cán bộ ngành Y tế.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội), cho rằng, tại điều 73 về đào tạo y khoa giao cho Chính phủ quy định thì không biết bao giờ Chính phủ mới tập trung họp để triển khai đánh giá vấn đề còn tồn đọng ở các trường đào tạo y khoa.

Trong khi đó, theo phân tích của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo thì khi sửa Luật GDĐH, tiếp thu ý kiến của Bộ Y tế, ở một số Dự thảo trước, Ban soạn thảo đã đưa vào nhiều quy định về việc đào tạo nhân lực cho khối ngành sức khoẻ (bác sĩ, dược sĩ) như Điều 6 (quy định về trình độ đào tạo), Điều 33 (Điều kiện mở ngành), Điều 37 (Tổ chức đào tạo), Điều 38 (Cấp văn bằng chứng chỉ), Điều 45 (liên kết đào tạo)... và giao cho Chính phủ quy định chi tiết các vấn đề đó. Tuy nhiên, quá trình lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia, các Đoàn ĐBQH, Ban soạn thảo nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều ý kiến cho rằng, các trình độ của GDĐH chỉ nên là Cử nhân, ThS, tiến sĩ như hầu hết các nước khác. Nếu quy định trình độ trình độ tương đương giữa đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ với bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 sẽ là không  minh bạch  và không kiểm soát được chất lượng, trình độ, văn bằng.

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Phụng cũng cho biết, để văn bản Luật có tính liền mạch, ổn định, thuận lợi trong quá trình hướng dẫn, triển khai và áp dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam, không để quá nhiều điều cần phải Chính phủ hướng dẫn, Ban soạn thảo đã  tổng hợp các vấn đề cần quy định riêng trong nội dung sửa Điều 73 và giao cho Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành về xác định chỉ tiêu tuyển sinh, thời gian đào tạo, chương trình đào tạo, điều kiện tổ chức đào tạo, quản lý đào tạo, trình độ tương đương, văn bằng chứng chỉ và các quy định khác phù hợp với các chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp chuyên sâu. Ngoài Điều 73 quy định tổng hợp về 8 vấn đề cần quy định riêng cho chương trình định hướng nghề nghiệp chuyên sâu, Dự thảo còn 2 quy định riêng cho lĩnh vực sức khoẻ tại Điều 33 và 45. Về mô hình quản lý, chương trình đào tạo nhân lực y tế tương tự như việc quản lý đào tạo các chương trình định hướng nghề nghiệp chuyên sâu khác (như bác sĩ, kỹ sư, luật sư, kiến trúc sư...).

Các ngành và các nước khác quy định như thế nào?

Ở nước ta hiện nay, đã có nhiều luật chuyên ngành liên quan quy định về đào tạo nghề sau khi tốt nghiệp đại học trong từng lĩnh vực như: Luật Luật sư quy định về đào tạo nghề luật sư, Luật Kiểm toán quy định về đào tạo nghề kiểm toán, Luật tổ chức toà án, viện kiểm sát quy định về đào tạo thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên…

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Luật Giáo dục năm  2009 và Luật GDĐH 2012 đã không quy định trình độ tương đương, không quy định về đào tạo chuyên khoa của y tế vì không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Giáo dục và Luật GDĐH.

Theo kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu Trường Đại học Luật Hà Nội, đào tạo để cấp văn bằng trong hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) quản lý, gồm cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ. Ở hầu hết các nước được tham khảo, đào tạo để cấp chứng chỉ nghề nghiệp chuyên sâu, trong đó có đạo tạo nội trú chuyên khoa do bộ chuyên ngành hoặc hiệp hội nghề nghiệp quản lý.

Nghị định 75/2017 của Chính phủ đã quy định chức năng nhiệm vụ của Bộ Y tế: Xây dựng và ban hành các điều kiện đảm bảo chất lượng và chuẩn đầu ra đối với đào tạo chuyên khoa đặc thù ngành y tế (không bao gồm các trình độ đào tạo của giáo dục đại học).

Như vậy, hệ thống pháp luật và văn bản dưới luật đã phân định rõ từng lĩnh vực và pháp luật điều chỉnh với từng lĩnh vực. Luật GDĐH chỉ nên điều chỉnh những vấn đề thuộc GDĐH. Nếu cần đưa vấn đề đào tạo bác sĩ chuyên khoa, nội trú vào văn bản Luật thì đề nghị đưa vào Luật Khám bệnh, chữa bệnh (và tương tự là Luật Dược, đối với đào tạo trình độ dược sĩ chuyên khoa, sau khi tốt nghiệp đại học dược). Lần sửa luật này nên tiếp nối điều đó để đảm bảo tính hệ thống.

Về kinh nghiệm quốc tế, theo kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu Trường ĐH Luật Hà Nội, đào tạo để cấp văn bằng trong hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ GDĐT quản lý (…cử nhân, ThS, TS). Đào tạo để cấp chứng chỉ nghề nghiệp chuyên sâu, trong đó có đào tạo nội chú chuyên khoa, ở hầu hết các nước được tham khảo, đều do bộ chuyên ngành hoặc hiệp hội nghề nghiệp quản lý.

Kết quả nghiên cứu của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, việc quy định trình độ đào tạo “tương đương” không chỉ phá vỡ tính hệ thống pháp luật mà bằng cấp của giáo dục đại học còn dễ bị lạm dụng.

Do đó, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, để đảm bảo tính ổn định, tường minh của hệ thống pháp luật, việc đào tạo để cấp văn bằng trong hệ thống giáo dục quốc dân (cử nhân, ThS, TS) sẽ do Bộ GDĐT quản lý. Còn việc Đào tạo để cấp chứng chỉ nghề nghiệp chuyên sâu do bộ chuyên ngành hoặc hiệp hội nghề nghiệp quản lý.

Đọc thêm

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).