Tư lệnh ngành Nông nghiệp trả lời chất vấn về tiêu thụ nông sản: Tâm huyết và đầy trách nhiệm

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường
(PLO) -Trong phiên chất vấn hôm nay (13/6) có 68 đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường . Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, cung vượt quá cầu, tổ chức thị trường yếu kém dẫn đến phải "giải cứu" đàn lợn.

Ấn F5 để tiếp tục cập nhật

Mở đầu phiên trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã nhận được hàng loạt câu hỏi về vấn đề giống. ĐB Trần Thị Hiền (Hà Nam) đề nghị Bộ trưởng cho biết thực trạng năng suất giống cây trồng, chăn nuôi, thủy sản trong nhiệm kỳ của Bộ trường và công tác tạm nhập, tái xuất đối với các sản phẩm nông nghiệp tại các cửa khẩu. Chúng ta hội nhập cũng có dòng thực phẩm bên ngoài vào, chúng ta không tính kỹ hết đc.

Mặt khác, tồn tại sản xuất nhỏ, cần có những chính sách lớn đầu tư để tổ chức thực hiện mở cửa thị trường, ngành lợn 3 phân khúc làm được một phân khúc nhanh còn 2 phân khúc khác làm kém, trách nhiệm một phần thuộc về Bộ NNPTNT.

Trả lời chất vấn này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: Giống đến giờ phút này qua mấy chục năm giới sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam có bước tiến bộ trong đó có giống cây trồng vật nuôi. VN là một đất nước mà về tài nguyên truyền thống làm nông nghiệp chuyển từ đói sang thừa trong các thành tựu đó có thành tựu giống. Năng suất lúa VN đứng đầu 6 tấn/ha. Lợn có bộ giống tốt, cá tra 100% giống VN, tôm cũng chủ động được về giống. Nhưng nhóm giống cây ăn quả kém, tất cả cây ăn quả muốn xuất khẩu đc cần chủ động về giống. Thứ 2, giống rau cũng yếu, muốn làm rau xuất khẩu phải có rau tốt, mỗi loại giống có quy trình sx khác nhau. Chúng ta vẫn phải tập trung nâng cấp giống, giống tôm cũng không thể chủ quan, mỗi năm  mua 250.000 cặp mà chủ quan, toàn bộ giống bản địa phải chủ ý, từ giống cây con, dược liệu phải chú ý làm tốt.

Tât cả các giống địa phương tốt từ lợn gà cần phải tổ chức lại phục vụ cho nhu cầu trong nước và khách du lịch.

Về vấn đề thịt lợn, các ĐB đã đặt nhiều câu hỏi:

Đại biểu Nguyễn Sơn (Hà Tĩnh) chất vấn Bộ trưởng Nông nghiệp về căn cứ đưa ra quy hoạch ngành chăn nuôi với 32 triệu con lợn vào năm 2015, trong khi đến năm 2016 thị trường mới có 27 triệu con lợn nhưng đã xảy ra khủng hoảng, người chăn nuôi gặp khó khăn. 

Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Lan (Bắc Ninh) nhìn nhận trước tình hình ngành chăn nuôi lợn và thức ăn chăn nuôi gặp khó khi cung vượt cầu, người sản xuất đã lỗ đến 50% chi phí, Bộ đã có các giải pháp để giải quyết vấn đề này trong ngắn hạn. Vậy đâu ra giải pháp căn cơ để giải quyết triệt để vấn đề này. Làm thế nào để điệp khúc "được mùa mất giá và được giá mất mùa" sẽ được giải quyết triệt để.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời:

Vấn đề phát triển thị trường là mệnh lệnh, chúng ta phải bảo vệ thị trường nội địa, định hướng làm sao, tất nhiên phải thực hiện các hiepj định đã ký kết, tuy nhiên phải rà soát lại, tận dụng các nước lớn trao đổi thương mại bổ trợ 2 nước, chứ không chỉ chúng ta. Bên Công thương và Bộ NNPTNT tới đây sẽ rà soát đánh giá lại hết công tác tổ chức, thị trường để đưa ra biện pháp dài hạn cho thời gian tới. Tính thị trường quyết định cho sản xuất. Các bộ nay mai sẽ phối hợp đánh giá để làm tốt hơn.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Thừa thịt lợn không phải lỗi của nông dân, nông dân thì phải làm ăn, sản xuất, mà trách nhiệm ở đây trước hết thuộc về ngành nông nghiệp.

Việc "giải cứu" lợn trở thành tâm điểm chất vấn Bộ trưởng ngành Nông nghiệp
Việc "giải cứu" lợn trở thành tâm điểm chất vấn Bộ trưởng ngành Nông nghiệp

Những câu hỏi tiếp sau dành cho Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng xoay quanh vấn đề tiêu thụ nông sản, đặc biệt là thịt lợn

ĐB Nguyễn Chiến (Hà Nội), hỏi: Bộ NNPTNT đang gánh trên vai trách nhiệm năng nền đồi hỏi giải pháp tốt, hiện nay bộ đã đưa ra nhiều giải pháp. Đất nước mặt nước vùng ô nhiễm, vi phậm vi sinh vật do phân bón giả thuốc trừ sau giả, nếu không được đánh giá đúng thì rau quả trồng trên đất động vật nuôi dưới nước. Đánh giá vấn đề này, Việt Nam đã xử lý đất nông nghiệp chưa?

ĐB Cao Thị Xuân (Thanh Hóa): Theo báo cáo, quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp còn nhiều vướng mắc, những vướng mắc về cơ chế chính sách là gì?.Sau 4 năm thực hiện tái cơ cấu, cư tri đồng bào miền núi cho rằng tác động tới đồng sống của hộ còn hạn chế. Trách nhiện và giải pháp?

ĐB Trần Dương Tuấn (Bến Tre): Dự báo từ kỳ họp này đến kỳ họp tháng 6 năm 2018, còn xảy ra trường hợp nào sẽ kêu gọi xã hội tham gia giải cứu như vừa qua, nếu có tên gọi của mặt hàng nông sản đó là gì để bà con chuẩn bị tinh thần. Đâu là giải pháp căn cơ đê giải quyết?

ĐB Nguyễn Thanh Hồng: Quy hoạch giải cứu lợn vắng bóng vai trò qly nhà nước? chưa thấy vai trò quản lý nhà nước trong vấn đề này về quy hoạch, tổ chức sản xuất, dự báo định hướng điều chỉnh quy hoạch, cảnh báo cho nhà sx, chính sách thúc đẩy tiêu thụ. Vắng bóng vai trò nhà nước?

ĐB Mai Sỹ Giếng: Trong chăn nuôi lợn, việc phát triển mạnh có nhiều nguyên nhận trong đó có nguyên nhận chuyển chuồng nuôi trong khu dân cư ra khu quy hoạch, nông dân phải chuyển nhượng đất, vay vốn ngân hàng để mở rộng chăn nuôi ở khu tập trung, việc gia tăng chăn nuôi bất thường cần có sự cảnh báo của các cấp các ngành nhưng chưa có sự cảnh báo của ngành nông nghiệp?

 
bo truong nguyen xuan cuong: thua thit lon khong phai loi cua dan hinh anh 4

ĐB Nguyễn Sơn

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường bắt đầu trả lời: Khủng hoảng thừa lợn do chăn nuôi tăng quá nhanh

Về vấn đề tiêu thụ nông sản được rất nhiều đại biểu quan tâm, Bộ trưởng cho rằng đây là vấn đề tồn tại từ khá lâu, trong đó khâu thị trường và chế biến là rất yếu. Tuy nhiên, đang từ bán ở chợ nhà để mang ra thế giới với các yêu cầu khắt khe là phải tổ chức lại, đòi hỏi vấn đề tổ chức, đầu tư.... nên sẽ không thể tránh khỏi nơi này thừa cái này, nơi khác thừa cái kia... Đó là một chặng đường gian khổ nhưng chúng ta phải làm.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, khủng hoảng thừa thịt lợn do chăn nuôi tăng quá nhanh. Đây là vấn đề tồn tại từ khá lâu, trong đó khâu thị trường và chế biến là rất yếu.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, khủng hoảng thừa thịt lợn do chăn nuôi tăng quá nhanh. Đây là vấn đề tồn tại từ khá lâu, trong đó khâu thị trường và chế biến là rất yếu.

Về khủng hoảng thừa thịt lợn trong giai đoạn vừa qua như nhiều đại biểu đặt câu hỏi, ông Cường cho biết, nguyên nhân chính là do sức sản xuất tăng trưởng quá nhanh. Và hiện nay, không riêng thịt lợn tăng rất mạnh mà nhiều nông sản khác cũng tăng hàng chục lần trong vào năm qua. Riêng thịt lợn đã tăng 3,6 lần, sữa tăng 15 lần, cá từ 1,8 lên 3,4 triệu tấn, cùng với đó là 10 tỷ quả trứng...

Lợn nái cách đây 10 năm có hơn 2 triệu con, giờ lên 4,2 triệu con. Nuôi lợn dù đã tái cơ cấu nhưng con số mới giảm được từ 7 triệu hộ xuống còn 3 triệu hộ.

Bên cạnh đó, theo ông Cường, riêng về thịt lợn thì rổ thực phẩm Việt Nam cơ cấu đã thay đổi. Trước đây bữa cỗ có 70% là thịt lợn thì nay có nhiều thực phẩm thay thế. Theo ông, trong thời gian tới cần cơ cấu lại, thu hẹp 3 triệu hộ chăn nuôi để dễ dàng kiểm soát hơn về nguồn cung. 

Trong sản xuất lợn, sản xuất làm tốt, nhưng tổ chức tiêu thụ, cảnh báo thị trường chưa làm tốt.  Ngành nông nghiệp làm chưa tốt, chúng tôi đã báo cáo Thủ tướng, tổng đàn lợn 4,2 là thừa, đến 2019 chỉ còn 4 triệu con. Mỗi con nái phải tiến tới đẻ 30-32 con/ năm. Chưa kể, sản lượng cám của chúng ta hiện nay lên tới 23 triệu tấn cám, chúng tôi đã yêu cầu các tỉnh không cho phát triển sản xuất cám, cần phát triển sản xuất cám truyền thống để phục vụ sản xuất sản phẩm hữu cơ.

Những vùng có thể chuyển đổi sang chăn nuôi con khác được như bò thì chuyển. Các vùng đã sản xuất được, thì phải chế biến được. Bộ NNPTNT Bộ, KHCN hiện đang tập trung làm đề tài phục tráng con vật bản địa để xuất khẩu tại chỗ và phục vụ du lịch. Phục tráng lợn Móng Cái được là tốt quá. Lúc đó chúng ta không dùng cám công nghiệp nữa mà dùng cám truyền thống.

"Thừa thịt lợn không phải là lỗi của nông dân, nông dân thì họ phải làm ăn, sản xuất, mà trách nhiệm trước tiên là của ngành nông nghiệp, chứ không phải ai khác, nhưng là một đoàn tàu phát triển mới làm được một khoang, còn 2 khoang chưa làm xong, nên mọi việc phải từng bước"- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Về việc đàm phán với thị trường Trung Quốc, Bộ trưởng Cường cũng cho biết: Bộ đã cử một đồng chí Thứ trưởng 2 lần sang đàm phán với phía bạn và 2 bên đã trao các chứng nhận cho nhau để xem, các bên cần những điều kiện gì. Đồng thời, Bộ NNPTNT cũng đã mời FAO làm trung gian để chứng minh cho phía Trung Quốc, phía chúng ta đang làm tốt công tác kiểm soát dịch bệnh.

Về vấn đề sản xuất theo chuỗi, Bộ trưởng Cường cho biết: Tới đây sẽ có quy định, các doanh nghiệp sản xuất chăn nuôi, đồng thời cũng bắt buộc phải chế biến sản phẩm.

Muốn có nông sản sạch, phải đi từ gốc

Trả lời đại biểu Nguyễn Chiến (Hà Nội) về việc làm thế nào có sản phẩm nông nghiệp sạch, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, đảm bảo xử lý môi trường để đảm bảo có sản phẩm nông nghiệp sạch là yêu cầu đặt ra cần kíp. Chúng ta có diện tích đất canh tác tốt, nhưng thuỷ vực bị ô nhiễm thì cũng khó có sản phẩm sạch.

"Muốn có nông sản sạch thì phải đi từ gốc: từ đất và nước", ông Cường quả quyết, đồng thời chia sẻ trước thực tế hầu hết các con sông nội đô Thủ đô hiện đang bị ô nhiễm. Ông cho rằng, việc này cần sự vào cuộc của đồng thời Bộ Tài nguyên & môi trường, Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn và thành phố Hà Nội thì mới có giải pháp căn cơ, chứ làm cắt khúc từng bộ sẽ không hiệu quả.

Trả lời đại biểu Xuân (Thanh Hoá), ông Cường nhìn nhận:

Chủ trương chính sách vừa qua có sự quan tâm tới đồng bào khó khăn vùng Tây Bắc. Tôi cũng từng ở Bắc Kạn, tôi biết, chúng ta đang tập trung chương trình trồng rừng, xoá đói giảm nghèo để khai thác lợi thế vùng này. Dẫn chứng hội nghị phát triển dược liệu mà Thủ tướng chủ trì mới đây, ông Cường cho biết, không có vùng nào không có lợi thế, nếu biết khai thác. Tất nhiên phải làm bài bản, quyết tâm, không thể nhanh được.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, muốn có nông sản sạch, phải đi từ gốc
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, muốn có nông sản sạch, phải đi từ gốc

Tái cơ cấu nông nghiệp cần làm cốt lõi

Trả lời câu hỏi của ĐB Bến Tre về giải pháp căn cơ để thực phẩm không bị dưa thừa, đúng là trong tái cơ cấu chúng ta phải xác định sản phẩm căn cơ là cái gì, ví dụ ở Bến Tre là sản phẩm dừa; cam xoàn đặc sản. nếu kết hợp trên tán dừa, dưới canh tác nuôi trồng thuỷ sản, cùng với đó là các giải pháp phát triển sx, thị trường, xd chuỗi hàng hoá thì chúng ta sẽ làm được. Không thể có giải pháp cụ thể cho tất cả các sản phẩm, vùng miền.

Vừa rồi Quảng NInh làm rất tốt OCOP, nhiều địa phương có thể học tập.

Về câu hỏi của ĐB Hằng, về đổi mới tổ chức sản xuất trên bình diện chung chúng ta làm chưa tốt. Trong giai đoạn tới 2020 chúng ta sẽ phải tập trung làm lại vấn đề này. Hiện nay một số tỉnh đang làm rất tốt như Lâm Đồng, Bình Dương. Việc tập trung tái cơ cấu mới là nội dung cốt lõi, cần tập trung làm mạnh.

Sau giờ giải lao, các ĐB tiếp tục đặt câu hỏi.  ĐB Nguyễn Mạnh Cường hỏi 2 câu hỏi: Chất lượng vật tư nông nghiệp là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nhưng vừa qua đã xảy ra nhiều vụ vi phạm, điển hình như vụ cấp phép khống các giấy chứng nhận thuỷ sản, Vậy Bộ có giải pháp nào chấm dứt tình trạng này, cũng như iệu có nhiều sao phạm trong lĩnhv ực này mà Bộ ko biết hay không?

Câu 2: Cử tri quảng Bình đề nghị Bộ trưởng cho biết việc xử lý công khai những vi phạm về vấn đề tạm nhập tái xuất như thế nào?

ĐB Nguyễn MInh Sơn hỏi: Diện tích mặt nước ngọt, lợ đưa vào nuôi trồng thuỷ sản đã đến mức giới hạn, xuất hiện tình trạng ô nhiễm, dịch bệnh, xin Bộ trưởng cho biết giải pháp tháo gỡ?.

Phạm Đình Cúc (BR-VT) về chiến lược cho ngành tôm: theo tình thân chì đạo của Thủ tướng đối với phát triển ngành tôm để đạt giá trị cao nhất, trong bối cảnh hiện nay, nhất là biến đổi khí hậu thì làm gì cũng phỉ tính đến thị trường. Đối với ngành tôm, ko một quốc gia nào ko ăn tôm, đây chính là 1 lợi thế. Dư địa phát triển ngành tôm là có, với mức tăng trưởng tiêu thụ từ 1-3%. Về nuôi trồng, chúng ta có nhiều vùng có lợi thế: Vùng ĐBSCL, bãi cát vùng duyen hải miền Trung. Thứ nữa chúng ta có kinh nghiệm phát triển ngành tôm 20 năm qua, với kinh nghiệm của bà con nông dân, đội ngũ dn mạnh.

Về diện tích, kim ngạch xuất khẩu hiện nay đạt được chúng ta đều có triển vọng để phát triển ngành tôm. Tuy nhiên, chúng ta phải có liên kết chặt chẽ từ tát cả các khâu từ nuôi trồng, chế biến, đến thị trường.

Phạm Đình Cúc (BR-VT) về chiến lược cho ngành tôm: theo tình thân chì đạo của Thủ tướng đối với phát triển ngành tôm để đạt giá trị cao nhất, trong bối cảnh hiện nay, nhất là biến đổi khí hậu thì làm gì cũng phỉ tính đến thị trường. Đối với ngành tôm, ko một quốc gia nào ko ăn tôm, đây chính là 1 lợi thế. Dư địa phát triển ngành tôm là có, với mức tăng trưởng tiêu thụ từ 1-3%. Về nuôi trồng, chúng ta có nhiều vùng có lợi thế: Vùng ĐBSCL, bãi cát vùng duyen hải miền Trung. Thứ nữa chúng ta có kinh nghiệm phát triển ngành tôm 20 năm qua, với kinh nghiệm của bà con nông dân, đội ngũ dn mạnh.

Về diện tích, kim ngạch xuất khẩu hiện nay đạt được chúng ta đều có triển vọng để phát triển ngành tôm. Tuy nhiên, chúng ta phải có liên kết chặt chẽ từ tát cả các khâu từ nuôi trồng, chế biến, đến thị trường.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Con tôm có thị trường rất rộng lớn

Vừa qua Bộ đã xây dựng đề án phát triển ngành tôm cụ thể theo 2 giai đoạn, với giải phá căn cơ: Bộ đã phói hợp với bộ KHCN nhằm giải quyết con tôm giống, từ nay đến năm 2020 - 2022 taoaj trung giải quyết về giống con tôm sú, tôm thẻ để giải qyết nhu cầu chăn nuôi. Thứ nữa, Bộ đã phê duyệt khu nuôi tôm giống công nghệ cao tại Bạc Liêu; phối hợp với nhiều vùng nuôi tôm theo hướng công nghệ sinh thái, đặc biệt Cà Mau đang có khoảng 220.000ha có thể phát triên rnuooi tôm sinh thái, theo hướng bền vững.

8 giải pháp đột phá cơ cấu lại nông nghiệp

Theo báo cáo trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, Bộ NNPTNT xác định 8 giải pháp đột phá nhằm cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 như sau:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức và tạo sự thống nhất về tính tất yếu và tầm quan trọng của thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp đến các cấp, ngành, địa phương và người dân và về xây dựng nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và biến đổi khí hậu; tăng cường vai trò, trách nhiệm của Lãnh đạo các cấp, ngành, địa phương trong tổ chức thực hiện chủ trương này.

Thứ hai, tập trung nghiên cứuhoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện các mục tiêu tại Nghị quyết 26/NQ-TW của Trung ương 7, Khóa X và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tạo điều kiện để nông dân và doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi hơn về đất đai, nguồn vốn và thị trường để mở rộng sản xuất hàng hóa có khả năng cạnh tranh cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thứ ba, rà soát, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, quy mô và cơ cấu sản xuất phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu

Tiếp tục rà soát quy hoạch, chiến lược, kế hoạch sản xuất từng lĩnh vực và lợi thế của từng địa phương, tính đến nhu cầu thị trường (trong nước và thế giới) và ứng phó với BĐKH; cơ cấu lại sản phẩm theo 3 nhóm: (1) Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia (những sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên và thịt lợn, gia cầm), tiến hành rà soát quy hoạch và xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến; (2) Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, các địa phương căn cứ lợi thế và điều kiện cụ thể, lựa chọn nhóm sản phẩm này để quy hoạch và đầu tư theo hướng như đối với sản phẩm quốc gia nhưng quy mô cấp địa phương; có chiến lược và giải pháp để mở rộng quy mô, sức cạnh tranh, từng bước bổ sung vào nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; (3) Nhóm sản phẩm vùng/miền là đặc sản của các địa phương, có chỉ dẫn địa lý cụ thể, nhưng có quy mô nhỏ, sẽ được xây dựng và phát triển gắn với xây dựng nông thôn mới ở xã theo mô hình “Mỗi làng, xã một sản phẩm”.

Ngành Nông nghiệp đã xác định 8 giải pháp đột phá nhằm cơ cấu lại nông nghiệp
Ngành Nông nghiệp đã xác định 8 giải pháp đột phá nhằm cơ cấu lại nông nghiệp 

Thứ tư, tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, trọng tâm là phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu; đẩy mạnh đổi mới và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp, phát triển trang trại theo hướng chú trọng hơn tới việc tổ chức nông dân sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao, cạnh tranh quốc tế; thực hiện chuyển mạnh lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn.

Thứ năm, tăng cường nghiên cứu,chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ giải quyết các vấn đề căn cốt trong chuỗi sản xuất, nhất là công nghệ giống, quy trình và các khâu chế biến, phân phối với cả 3 nhóm sản phẩm quốc gia, cấp tỉnh, sản phẩm địa phương; phát triển mạnh nông nghiệp công nghệ cao trong tất cả các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của ngành; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo đột phá về năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả của ngành; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiếp tục mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nông dân, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH của ngành.

Thứ sáu, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển thị trường

Bộ sẽ thành lập cơ quan quản lý tập trung, thúc đẩy chuỗi chế biến nông sản gắn với mở rộng thị trường; kết hợp với Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, các địa phương, các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và tổ chức của nông dân để khai thác, mở rộng thị trường xuất khẩu, kể cả thị trường truyền thống và nhóm thị trường mới; tăng cường năng lực hội nhập quốc tế; nghiên cứu đánh giá các tác động của hội nhập quốc tế đem lại; tăng cường năng lực dự báo và thông tin thị trường trong nước và quốc tế; đẩy mạnh xúc tiến thương mại; hỗ trợ doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý trong giải quyết tranh chấp thương mại, giảm thiểu rủi ro trong hội nhập quốc tế.

Phát triển mạnh thị trường trong nước, điều hành cân đối cung cầu các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, nhạy cảm; phát triển hệ thống bán lẻ, xây dựng hình ảnh nông sản chất lượng cao, an toàn thực phẩm và phù hợp thị hiếu người tiêu dùng; đẩy nhanh hoàn thành xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực quốc gia, đặc sản địa phương gắn với chỉ dẫn địa lý. 

Thứ bảy, tiếp tục huy động các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ngày càng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hội nhập quốc tế; tăng cường năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; cơ bản nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã, bao gồm cả các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH, HĐH và rút dần khoảng cách phát triển giữa các vùng miền.

Thứ tám, đẩy mạnh cải cách hành chínhcải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý ngành từ trung ương đến địa phương. Kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ về cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Theo Bộ NNPTNT, để tạo được chuyển biến rõ rệt trong thực tế, cần triển khai đồng bộ cả 8 giải pháp trên, trong đó trọng tâm là phải (1) hoàn thiện cơ chế chính sách, (2) tăng cường nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng KHCN và (3) đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất (đổi mới mô hình tăng trưởng) để tạo “đột phá” trong cơ cấu lại nông nghiệp.

Đọc thêm

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam
(PLVN) - Chiều 18/3, tại TP HCM, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 558 của Thủ tướng và hội nghị thi đua khen thưởng năm 2024. Chi hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được tặng 1 bằng khen tập thể và 1 bằng khen cho cá nhân nhà báo Trần Ngọc Hà - Phó Tổng biên tập, Thư ký Chi Hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam.

'Mỗi bài báo phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân'

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo hội nghị
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc năm 2024 của Hội Nhà báo Việt Nam diễn ra sáng 18/3, ở TP HCM, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, làm báo có thể nghèo nhưng không được tiêu cực. Mỗi bài báo viết ra phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân, được người đọc tâm phục, khẩu phục...

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh
(PLVN) - Tại Kỳ họp thứ 38, sau khi xem xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm tại các Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương nhận thấy, bà Hoàng Thị Thúy Lan và các ông Lê Duy Thành, Đặng Văn Minh, Cao Khoa, Hà Hoàng Việt Phương đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương...

Bộ trưởng Tài chính nêu giải pháp hạ giá vàng, giá vé máy bay

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính sáng nay, 18/3, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về tình trạng giá vàng, giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu giải pháp để khắc phục.

Chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong kinh doanh bảo hiểm

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Pháp luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn để bán bảo hiểm đối với những người chưa có nhận thức cao. Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra, thanh tra khi có khiếu nại những hành vi như vậy và xử phạt nghiêm minh, chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để xử lý.

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên
Dự Hội thảo khoa học quốc gia "Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững", sáng 17/3, tại TP Điện Biên Phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng với nguồn lực đầu tư còn hạn chế, du lịch Điện Biên cần tập trung đầu tư những công trình, dự án "ra tấm, ra món", phát triển trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn giá trị văn hoá, tự nhiên.

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển
Sáng 17/3, tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị, trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Điện Biên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động
(PLVN) - Nhấn mạnh nhà ở xã hội là nhà ở bình thường như các loại nhà ở khác, phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, Thủ tướng yêu cầu tất cả các chủ thể có liên quan, mỗi người, mỗi tổ chức chung tay, góp sức tạo phong trào, xu thế phát triển nhà ở xã hội, đặt mình vào địa vị của người khác và đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động, trong đó có việc nghiên cứu, triển khai gói tín dụng cho người mua với thời gian 10-15 năm và lãi suất thấp hơn từ 3-5%.