Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết thúc tham dự Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 26

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết thúc tham dự Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 26
(PLO) - Tối 18/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 26 được tổ chức tại Papua New Guinea.

Trong hai ngày, 17 – 18/11, Thủ tướng đã có chương trình làm việc với cường độ cao, bao gồm: dự, trao đổi, chia sẻ ý kiến tại các phiên họp kín, phiên ăn trưa làm việc của các nhà lãnh đạo APEC, đối thoại giữa các nhà lãnh đạo APEC với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), với lãnh đạo 14 quốc đảo Thái Bình Dương, với Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) và có các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc song phương với Thủ tướng New Zealand, Vanuatu, Thái Lan, lãnh đạo một số Quốc đảo Thái Bình Dương, Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc); tiếp Liên minh các doanh nghiệp Hoa Kỳ trong APEC, bao gồm một số tập đoàn lớn đầu tư vào Việt Nam…

Tại các phiên họp, Thủ tướng đã phát biểu mạnh mẽ về thúc đẩy tự do thương mại và đầu tư, ủng hộ WTO, liên kết kinh tế, phát triển bền vững, bao trùm và chuyển đổi nền kinh tế số.

Kể từ Hội nghị Cấp cao APEC tại Đà Nẵng, tình hình quốc tế chuyển biến nhanh và phức tạp hơn dự báo; nền kinh tế toàn cầu đang xuất hiện những dấu hiệu bất ổn, những thách thức mới, chưa có tiền lệ, đe dọa sự ổn định của hệ thống thương mại, kinh tế toàn cầu. Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực, hợp tác, liên kết chặt chẽ của các thành viên.

Nhìn lại gần ba thập kỷ qua, APEC, với 21 nền kinh tế thành viên, đã thành công trong vai trò kiến tạo các “vườn ươm” cho các cấu trúc liên kết kinh tế khu vực. Hơn lúc nào hết, APEC cần đóng vai trò khởi xướng và tiếp tục là “vườn ươm” cho những ý tưởng về đổi mới sáng tạo. APEC cần là nền tảng đưa châu Á – Thái Bình Dương thành trung tâm công nghệ toàn cầu.

Thủ tướng nêu rõ, APEC cần tiếp tục tạo các động lực mới cho tăng trưởng, thương mại, đầu tư, kết nối và phát triển bao trùm, để mọi người dân không ai bị bỏ lại phía sau, cùng được thụ hưởng thành quả của toàn cầu hóa và liên kết kinh tế trong kỷ nguyên số. Chỉ có như vậy, APEC mới khẳng định được vị thế là diễn đàn kinh tế khu vực hàng đầu. Hội nghị Cấp cao APEC 2018 cần thể hiện vai trò đi đầu của APEC ủng hộ hệ thống thương mại đa phương mở, minh bạch, bao trùm, công bằng và dựa trên luật lệ. Trong bối cảnh mới cần tiếp tục củng cố, cải cách và đề cao vai trò WTO.

Là cơ chế liên kết kinh tế khu vực hàng đầu, APEC cần tích cực thúc đẩy các cơ chế hợp tác, liên kết kinh tế như Cộng đồng kinh tế ASEAN, Hiệp định CPTPP, RCEP, hướng tới hình thành Khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP), trên cơ sở bảo đảm tính toàn diện, cân bằng lợi ích và bổ trợ giữa các cơ chế liên kết.

Thủ tướng đề nghị và các nền kinh tế APEC đánh giá cao về việc cùng hợp tác toàn diện, sâu sắc và hiệu quả hơn nữa trên các lĩnh vực, bao gồm: (i) Tăng cường cải cách cơ cấu nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các nền kinh tế APEC. Theo đó, cần tích hợp "Chương trình nghị sự mới APEC về cải cách cơ cấu" vào chương trình nghị sự ở các nền kinh tế thành viên. (ii) Thúc đẩy việc triển khai hiệu quả sáng kiến về "Khuôn khổ tạo thuận lợi thương mại điện tử qua biên giới APEC", "Lộ trình kinh tế mạng và kinh tế số APEC" và "Chương trình hành động về kinh tế số". (iii) Đầu tư hạ tầng số và thực hiện nhanh quá trình chuyển đổi số. Trong đó việc xây dựng và khai thác hiệu quả "cơ sở dữ liệu lớn" của quốc gia cần phải được tăng cường đầu tư theo hướng toàn diện, đáng tin cậy và bảo đảm an toàn. Đồng thời chú trọng hạ tầng thương mại số, phát triển công nghệ tài chính (fin-tech), kết nối các trung tâm đổi mới sáng tạo và thúc đẩy khởi nghiệp... (iv) Nâng cấp tổ chức và kỹ năng quản trị ở khu vực tư lẫn khu vực công để tiếp thu hiệu quả tri thức và hấp thu công nghệ tiên tiến. (v) Hỗ trợ, hợp tác để cùng nhau phát triển trong nền kinh tế số. Các nền kinh tế phát triển với lợi thế đi trước và cũng để gia tăng lợi thế của mình cần tăng cường các chính sách hỗ trợ cho các nền kinh tế đang phát triển trong các chính sách chuyển đổi cơ cấu, xây dựng năng lực quản trị và tiến bộ công nghệ nhằm nâng cao khả năng kết nối trong thời đại cách mạng số.

Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo đã nhất trí về tận dụng các cơ hội phát huy tương lai số và các hành động về kinh tế số, đẩy mạnh hợp tác xây dựng năng lực, phát triển kỹ năng, tiếp cận cơ sở hạ tầng số nhằm thu hẹp khoảng cách số; nhấn mạnh sự tham gia, sáng tạo của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ và mọi thành phần xã hội.

Hội nghị nhất trí tiếp tục thúc đẩy thương mại và đầu tư mở và tự do, cải cách cơ cấu gắn với kinh tế số, nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ, trong đó đặc biệt chú trọng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao nhận thức trong xã hội về phát triển kinh tế số. Các nhà lãnh đạo cam kết duy trì đà hợp tác và liên kết kinh tế khu vực, hoan nghênh việc đàm phán ký kết các Hiệp định thương mại tự do toàn diện, chất lượng cao, như CPTPP, RCEP và hướng tới hiệp định thương mại tự do toàn châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP). Các thành viên cam kết thúc đẩy tăng trưởng bền vững, bao trùm, đặt lợi ích của người dân vào trung tâm của mọi chính sách; triển khai Chương trình hành động APEC 2017 về phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội đến năm 2030 gắn với thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (SDGs).

Trong khuôn khổ Hội nghị, cùng các nhà lãnh đạo cấp cao dự đối thoại với đại diện cộng đồng doanh nghiệp APEC (ABAC), Thủ tướng đã thông báo việc Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Hiệp định CPTPP ngày 12/11/2018, điều này khẳng định Việt Nam quyết tâm tiếp tục đổi mới toàn diện, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, ủng hộ thương mại và đầu tư tự do và mở, dựa trên luật lệ và theo tiêu chuẩn cao. Liên kết kinh tế của Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn mới với quy mô lớn, chất lượng cao, Thủ tướng khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp tích cực đóng góp về chính sách, tăng cường đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm để Việt Nam phát triển mạnh nền kinh tế số và hợp tác cùng có lợi. 

Nhiều thành viên ABAC đã chúc mừng Việt Nam phê chuẩn CPTPP, khẳng định đây là cơ hội to lớn để các doanh nghiệp nước ngoài có thêm niềm tin và hứng khởi tăng cường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

 Có thể nói, việc tham dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 26 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đúng vào dịp kỷ niệm tròn 20 năm Việt Nam gia nhập APEC (1998-2018) đã tiếp tục nâng tầm vị thế, vai trò của Việt Nam tại Diễn đàn khu vực quan trọng này, khẳng định sự chủ động, tích cực và trách nhiệm cao của Việt Nam trong tham gia định hình liên kết kinh tế khu vực, tiếp tục đóng góp cùng vun đắp tương lai chung về tầm nhìn của một Cộng đồng Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và thịnh vượng

Tin cùng chuyên mục

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đọc thêm

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).