Phi công chuyển việc “chỉ phải tuân thủ duy nhất Luật Lao động và hợp đồng tuyển dụng”

Toàn cảnh Tọạ đàm Xây dựng môi trường phát triển lành mạnh cho ngành hàng không
Toàn cảnh Tọạ đàm Xây dựng môi trường phát triển lành mạnh cho ngành hàng không
(PLVN) - “Trên thị trường lao động, người lao động chỉ phải tuân thủ hai quy định, một là Luật Lao động,  hai là hợp đồng lao động với nhà tuyển dụng, ngoài ra người lao động không phải tuân thủ một quy định nào khác”, Chủ tịch VCCI khẳng định tại Toạ đàm "Xây dựng môi trường phát triển lành mạnh cho ngành hàng không" khi trả lời câu hỏi về vấn đề chuyển việc tại các hãng hàng không.

Phát biểu tại Toạ đàm "Xây dựng môi trường phát triển lành mạnh cho ngành hàng không" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức diễn ra chiều 16/5 tại Hà Nội, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết tại Việt Nam, những năm gần đây, ngành hàng không tăng trưởng 14-15%, gấp đôi GDP. Sự hiện diện của các hãng hàng không tư nhân là yếu tố tạo nên sự năng động hơn của thị trường hàng không Việt Nam.

“Từ khi các hãng hàng không tư nhân khai thác, hàng không Việt Nam sang trang, không còn thế độc quyền trong kinh doanh hàng không, từ phương tiện chỉ dành cho giới thu nhập cao, nay trở thành công cụ đi lại rộng cửa hơn với mọi người dân”, Chủ tịch VCCI phát biểu.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI 

Theo ông, có ba vấn đề then chốt của ngành hàng không đang cần quan tâm: thể chế chính sách với sự phát triển; xây dựng cở sở hạ tầng cho ngành hàng không; và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành hàng không.

Tránh tình trạng con đẻ - con nuôi

Về vấn đề thể chế chính sách, ông Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc Tế Việt Nam cho biết, cùng với chính sách “mở cửa bầu trời”, sự phát triển vận tải hàng không trong thời gian qua thực sự là rất đáng ngạc nhiên.

“Bên cạnh mở cửa bầu trời, còn là mở cửa tư duy, chính là điều kiện gia nhập thị trường vận tải hàng không. Nhà nước khuyến khích tư nhân tham gia vận tải hàng không. Một điều tôi thấy rất thú vị, là giờ đây các hãng hàng không không chỉ đơn thuần cung cấp dịch vụ bay mà còn cung cấp một chuỗi liên kết. Như tại FLC chẳng hạn, họ cung cấp dịch vụ bay với Bamboo Airways, nghỉ dưỡng ở FLC, đi du thuyền FLC,...”, ông Trần Hữu Huỳnh nhận định.

Đây là những thành quả có được nhờ những điều kiện thông thoáng trong kinh doanh. Càng thúc đẩy cạnh tranh, với sự giám sát tốt của cơ quan quản lý, thì người tiêu dùng càng có lợi, ông nhấn mạnh.

Về vấn đề này, ông Lưu Bình Nhưỡng, Đại biểu Quốc hội – Phó ban dân nguyện của Quốc hội cho rằng, thị trường vận tải hàng không Việt Nam cần thể chế đầy đủ, minh bạch, tạo ra sự thông thoáng, một sân chơi bình đẳng, tránh tình trạng nhà nước và tư nhân, con đẻ và con nuôi. Trong đó, luật chơi phải tiếp cận quốc tế, dựa trên hệ thống quy hoạch chung.

Ông Lưu Bình Nhưỡng (giữa), Đại biểu Quốc hội, Phó ban dân nguyện của Quốc hội
Ông Lưu Bình Nhưỡng (giữa), Đại biểu Quốc hội, Phó ban dân nguyện của Quốc hội 

“Chúng ta cần phân biệt rõ giữa kinh doanh và phục vụ, quan điểm của tôi là nên tách kinh doanh và phục vụ của Vietnam Airlines ra, không nên ghép lại. Nếu ghép thì có cơ chế rõ ràng, không nên bắt một doanh nghiệp vừa kinh doanh lại vừa phải chịu sức ép phục vụ”, ông Lưu Bình Nhưỡng nêu quan điểm.

“Tạo bình đẳng”

Liên quan đến vấn đề luật lệ, quy định, ông Đặng Tất Thắng – Phó Chủ tịch Thường trực Hãng hàng không Bamboo Airways dẫn lại phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019, trong đó, ba từ khóa đầu tiên trong “10 chữ” để kích hoạt kinh tế tư nhân mà Thủ tướng chỉ ra là “tạo bình đẳng”.

“Một sân chơi bình đẳng cũng là điều duy nhất mà hãng hàng không tư nhân chúng tôi mong muốn”, Ông Đặng Tất Thắng khẳng định.

Lấy một ví dụ cho vấn đề này, ông cho biết là hãng hàng không tư nhân ra đời mới nhất, Bamboo Airways đã phải trải qua một quá trình phê duyệt chặt chẽ nhất, bao gồm cả Nghị Định 92 như các hãng trước đây, và bây giờ thêm Luật đầu tư 2014. Sau khi đã thành lập, đến khi mở rộng hoạt động, tăng đội bay, thì thay vì đáng lẽ chỉ cần đệ trình lên Cục hàng không – Bộ Giao thông Vận Tải, thì Bamboo Airways lại phải đi qua rất nhiều các bộ, ban ngành, để xin ý kiến, và đệ trình lên Thủ tướng Chính Phủ.

“Nếu có một cơ chế, thể chế đồng bộ, thông suốt cho doanh nghiệp tư nhân đầu tư bình đẳng, chúng tôi tự tin có thể đóng góp để giải quyết triệt để vấn đề tắc nghẽn hiện tại của ngành”, ông Đặng Tất Thắng khẳng định.

Lấy ví dụ tại Mỹ, khi hãng hàng không Virgin Airlines ra đời, hãng đã đầu tư riêng thêm một đường băng song song phục vụ hoạt động. Khi Southwest Airlines ra đời, hãng đã đầu tư xây dựng một Cảng hàng không mới tại Texas để đóng đại bản doanh. Sau này, đây đã trở thành cảng hàng không đông đúc bậc nhất của Mỹ.

Ông Đặng Tất Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực Bamboo Airways
Ông Đặng Tất Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực Bamboo Airways 

Còn trong thời điểm hiện tại, Bamboo Airways cũng đang triển khai nhiều biện pháp để giải quyết tình trạng tắc nghẽn, ví dụ như bay đêm đến và đi các tụ điểm đô thị đông đúc như Hà Nội hay TP. HCM, hay kết nối thẳng các thị trường liên vùng để tránh việc phải bay qua những thành phố lớn như tuyến Hải Phòng – Quy Nhơn vừa khai trương, ông chia sẻ.

Trước lập trường này, ông Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng việc các cơ quan chức năng phản hồi việc chưa đủ năng lực, chưa đủ cơ sở hạ tầng mà không phê duyệt các đệ trình mở rộng hoạt động của các hãng là kìm hãm sự phát triển chung của toàn ngành.

Mở quyền tự do

Trong phiên thảo luận, một câu hỏi về chuyện đào tạo và chuyển việc của phi công tại các hãng hàng không, được đặt ra bởi một sinh viên ĐH Giao thông vận tải. Trả lời câu hỏi này, bà Nguyễn Thị Phương, Giảng viên Đại học Giao thông Vận tải, cho biết nếu nhân sự tự bỏ tiền học phí, thì có quyền tự do quyết định chuyển việc. Ngược lại, nếu nhân sự xin tài trợ học phí thì có thể sẽ có một số ràng buộc.

Trả lời về câu hỏi này, ông Vũ Tiến Lộc nói, trên thị trường lao động, người lao động chỉ phải tuân thủ hai quy định, một là Luật Lao động,  hai là hợp đồng lao động với nhà tuyển dụng, ngoài ra người lao động không phải tuân thủ một quy định nào khác.

Kết lại thảo luận, Chủ tịch VCCI cho rằng ngành hàng không đang đứng trước cơ hội rất lớn, nhưng cũng cùng lúc đối diện với nhiều điểm nghẽn.

Theo ông, sự tham gia của tư nhân ngày càng lớn và thành công, nên cái gì tư nhân làm tốt hơn thì để tư nhân làm, cái gì nhà nước làm tốt thì để nhà nước làm. Muốn khai thông điểm nghẽn hạ tầng thì phải khai thông luật về đầu tư hạ tầng giao thông, môi trường. Nhu cầu là có, nguồn vốn là có, nên tháo gỡ thể chế có thể khai thông điểm nghẽn của hạ tầng hàng không.

“Mở quyền tự do của dân theo năng lực quản lý của nhà nước là không đúng mà phải nâng cao năng lực quản lý của nhà nước theo quyền tự do của người dân, doanh nghiệp thì mới đúng”, ông chỉ ra.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Trần Phú - chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam

Quang cảnh buổi Hội thảo. Ảnh: PV
(PLVN) - Chiều 16/4/2024, tại TP Hà Tĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng Bí thư Trần Phú - chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam” nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904 - 1/5/2024).

Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm việc với Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và đoàn công tác làm việc với Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Ảnh: PV
(PLVN) - Sáng 16/4, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về tổng kết 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác triển khai thực hiện Quy định số 11-QĐ/TW của Ban Bí thư về trường chính trị chuẩn.

Cuba cảm ơn sâu sắc sự hỗ trợ của Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang có cuộc gặp làm việc với đồng chí Bruno Rodriguez, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba - Ảnh: VGP/Hải Minh
(PLVN) -  Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez bày tỏ cảm ơn sâu sắc trước sự quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ của Việt Nam đối với Cuba trong tình hình hiện nay thông qua các đợt viện trợ gạo và cung ứng ổn định gạo cho Cuba, giúp Cuba phát triển sản xuất lương thực và thuỷ sản, ủng hộ Cuba tại các diễn đàn quốc tế.

UBTVQH đề nghị tập trung thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình trình bày báo cáo tại phiên họp.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Thủ tướng quan tâm chỉ đạo tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.

Tổng kết 40 năm đổi mới: Đề xuất mục tiêu, định hướng giải pháp cho giai đoạn tới

Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai phát biểu chỉ đạo Phiên họp. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) - Hôm qua (15/4), Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.

Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối nữ sĩ quan gìn giữ hòa bình hợp luyện. (Ảnh trong bài: Hà Khánh).
(PLVN) - Tính tới thời điểm hiện tại, các đơn vị, lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành, phục vụ và các hoạt động trong dịp tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) (7/5/1954 - 7/5/2024) đã xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chu đáo, tỉ mỉ, sát, đúng theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng (BQP). Công tác chuẩn bị đã hoàn tất.

Việt Nam nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Họp báo.
(PLVN) - Từ năm 2019 đến hết tháng 11/2023, Việt Nam đã tiếp tục các nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền với 44 luật được thông qua, trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ban Tuyên giáo Trung ương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Các đại biểu dâng hương tri ân công đức các Vua Hùng.
(PLVN) -  Ngày 15/4, Đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương làm trưởng đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc: Tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Ủy viên trưởng Triệu Lạc Tế đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc. (Nguồn ảnh: quochoi.vn.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế từ ngày 7 - 12/4. Chuyến thăm thành công tốt đẹp, hoàn thành tất cả các mục tiêu, yêu cầu đề ra, tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước.

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại
(PLVN) - Sáng 14/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự.

Thủ tướng: Hòa Bình cần đặc biệt chú trọng đầu tư cho con người và hạ tầng chiến lược

Thủ tướng phát biểu kết luận cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình - Ảnh: VGP
(PLVN) - Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình, Thủ tướng đánh giá tỉnh có 5 điểm hơn trong thời gian qua, chỉ rõ 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, trong đó tỉnh phải hết sức chú trọng 2 nhiệm vụ gồm đầu tư, phát triển yếu tố con người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và nhiệm vụ xây dựng hạ tầng chiến lược.

Thủ tướng kêu gọi “góp công, góp của” để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động Phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong cả nước (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Thủ tướng kêu gọi cả nước cùng chung tay, mọi người dân, doanh nghiệp “ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít”, để xây dựng, sửa chữa 170.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vì mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025.