Kinh hoàng: Mỗi năm có khoảng 1.000 trẻ em bị xâm hại tình dục

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Tại hội nghị Quốc gia về tình dục, sức khỏe và xã hội lần thứ 3 diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 29-30/11, chủ đề bạo lực tình dục (BLTD) được nêu ra như một cảnh báo đã đến mức nghiêm trọng. Số liệu thống kê của Bộ lao động, Thương binh & Xã hội được công bố tại hội nghị cho thấy có hơn 1000 trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục (XHTD) mỗi năm, tức trung bình mỗi ngày có 3 trẻ bị XHTD được báo cáo. 

Bên cạnh đó tình trạng BLTD trẻ em trai có xu hướng gia tăng. Kết quả nghiên cứu mẫu đại diện quốc gia của Viện nghiên cứu phát triển xã hội năm 2016 cho thấy có 4%-13% phụ nữ đã kết hôn trải nghiệm tình dục không mong muốn với chồng theo số liệu.

Một khảo sát của tổ chức quốc tế chống đói nghèo (AVV) và tổ chức viện trợ Plan tiến hành năm 2015 trên 2000 phụ nữ và trẻ em gái ở Hà Nội, TP HCM cho thấy 87% từng bị quấy rối tình dục ở khu vực công cộng và trên phương tiện giao thông công cộng.

73% thủ phạm là người quen 

Chia sẻ tham luận tại hội nghị, TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) nhấn mạnh BLTD là tội ác nghiêm trọng chống lại phụ nữ và trẻ em, chà đạp lên quyền cơ bản nhất của con người và có thể xảy ra với bất kì cá nhân nào.

Bà Hồng chỉ ra điểm mâu thuẫn trong quan niệm phòng tránh BLTD lâu nay: Nhiều người cho rằng phụ nữ, trẻ em có thể tự bảo vệ mình bằng cách hạn chế giao du với người lạ. Song trên thực tế phần lớn thủ phạm BLTD lại là người thân quen, theo số liệu thống kê chiếm tới 73%, trong đó 10% là cha đẻ hoặc cha dượng.

Đáng lo ngại hơn, thủ phạm BLTD gồm cả những người được cho đáng tin cậy như người cao niên,  người có uy tín trong cộng đồng, giáo viên và cả những người nổi tiếng, người hoạt động trong hệ thống thực thi pháp luật. Đặc biệt các vụ BLTD xảy ra ở cả những địa điểm thường được coi an toàn như trường học, công sở hay chính nhà nạn nhân.

Các kết quả thống kê của viện ISDS chỉ ra trong số 322 vụ BLTD được đưa tin từ năm 2011 đến năm 2016 có 21 nạn nhân dưới 10 tuổi, nạn nhân nhỏ nhất chỉ mới 2 tuổi. Và 60% nạn nhân trong độ tuổi 11-25 tuổi, có 5% nạn nhân trên 40 tuổi, trong đó có cả cụ bà đã 85 - 86 tuổi. Lời cảnh báo cho cả xã hội khi có hơn 30% các vụ BLTD là bạo lực kép, tức nạn nhân bị cưỡng hiếp, cướp tài sản hành, thậm chí bị giết.

Về hậu quả, BLTD không những gây tổn hại sức khỏe thể chất, tinh thần mà cả tài chính cho nạn nhân. Thực tế nhiều gia đình và nạn nhân phải vật lộn với việc thay đổi đổi sinh kế do phải chuyển chỗ ở để tránh bị kỳ thị. Thậm chí không ít nạn nhân bế tắc đến mức tìm đến cái chết.

Góc nhìn mới lý giải sự việc

Tại sao BLTD vẫn tiếp diễn, thậm chí ngày càng nghiêm trọng hơn mặc những nỗ lực của xã hội? Ths.BS Hoàng Tú Anh- Giám đốc Trung tâm sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) đưa ra góc nhìn mới là rào cản văn hóa:

“Làm sao người ta chịu đựng bao nhiêu năm như thế, làm sao họ vượt qua được?”, BS Tú Anh thắc mắc và đưa ra những lí giải như người phụ nữ chịu đựng vì con hoặc lệ thuộc kinh tế. Song thực tế nhiều phụ nữ giữ vai trò lao động chính trong gia đình vẫn cam chịu sống chung với BLTD.

Bà Tú Anh chỉ ra nhiều quan niệm ở Việt Nam trở thành công cụ biện minh cho hành vi BLTD. Ví dụ như quan niệm “xấu chàng hổ ai”, “yêu cho roi cho vọt”, “dạy con từ thuở còn thơ , dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”. Tất cả đều biện minh cho bạo lực nói chung, BLTD nói riêng:

“Chẳng hạn quan niệm con gái đến tuổi phải lấy chồng, con trai đến tuổi phải lấy vợ tạo ra áp lực dẫn đến những cuộc hôn nhân không tình yêu và là môi trường để BLTD bùng phát. Thậm chí đàn ông gia trưởng còn được vinh danh vì cho rằng nhờ tính gia trưởng mới cai quản được gia đình, dạy con tốt hơn. Hay những quan điểm đè nặng lên vai người phụ nữ trách nhiệm gia đình”, chuyên gia Tú Anh phân tích.

Tiếp tục mổ xẻ rào cản văn hóa trong nỗ lực xóa bỏ BLTD, BS Tú Anh đề cập đến yếu tố “niềm tự hào biểu trưng” và cho rằng đây chính là nguyên nhân chính đang “nuôi dưỡng” BLTD. Nữ diễn giả chia sẻ mẩu chuyện về người phụ nữ cam chịu bạo lực tự hào vì hàng xóm, nhà chồng rất tôn trọng chị bởi đã cố gắng gìn giữ hạnh phúc gia đình.

Câu chuyện thứ hai kể về người cha dùng xích trói con giam đói khi biết con đồng tính. Đến khi con đói kiệt sức, van tay xin lỗi thì người cha mới tháo xích: “Người cha tự hào vì cho rằng công việc ngăn cấm con là điều nên làm, ngăn con sa vào lối sống tha hóa. Tất cả những người tôi vừa kể đều tự hào về hành vi bạo lực của mình”.

Đồng quan điểm, TS Khuất Thu Hồng nói rằng niềm tự hào biểu trưng thể hiện ngay trong mỗi gia đình và cả cộng đồng thường ngày. Nó khiến người phụ nữ phải chịu đựng bởi xã hội mặc định phụ nữ phải có vai trò, trách nhiệm xây dựng tổ ấm, gìn giữ gia đình hạnh phúc để đạt những danh hiệu như gia đình văn hóa, phụ nữ giỏi việc nước đảm việc nhà. Nhưng đằng sau trách nhiệm đó, giá trị thực của người phụ nữ gần như bằng không. 

Hay nói cách khác, khi phụ nữ gìn giữ tốt thể diện cho gia đình xã hội thì họ nhận được những lời khen có cánh, những bó hoa và được xướng danh trong các buổi lễ ngày 8/3, 20/10.  Nhưng nếu không giữ thể diện cho gia đình, họ sẽ bị trách móc, lên án vì không biết chăm lo tổ ấm. Thậm chí nhiều địa phương mất danh hiệu “xã/phường văn hóa” còn phê bình những phụ nữ trong gia đình không đạt chuẩn khiến tổ chức mất danh hiệu:

Trong phiên thảo luận, các chuyên gia phân tích ở góc độ văn hóa, tư tưởng lạc hậu của một bộ phận người dân khiến vấn nạn BLTD vẫn còn nhức nhối.

Phụ nữ phải chịu sức ép vô hình từ những quan niệm sai lầm về tình dục, về nam tính/nữ tính cùng với những định kiến và khuôn mẫu giới bất bình đẳng khiến cộng đồng, gia đình và bản thân các nạn nhân đôi khi chấp nhận cam chịu thay vì lên tiếng đòi lại công bằng hay kết nối với nhau để đấu tranh.

Từ những phân tích trên, giới chuyên gia cho rằng các nhà hoạch định chính sách phải chú ý đến yếu tố “niềm tự hào biểu trưng”, “BLTD biểu trưng” và loại bỏ nó để mọi người nhìn thấy BLTD.

Đọc thêm

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.