Chỉ mất 3 phút để nộp phạt trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì buổi họp đánh giá. Ảnh: TTXVN
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì buổi họp đánh giá. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Dự kiến, chiều 13/3, 11 dịch vụ công trực tuyến đang thử nghiệm sẽ được tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Riêng dịch vụ thu phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tới đây chỉ thí điểm tại 5 tỉnh, TP Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Thuận.

Ngày 10/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì buổi họp với các bộ, ngành, đơn vị nhằm kiểm thử, đánh giá kết quả tích hợp, cung cấp một số dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Theo Bộ trưởng, việc tích hợp thêm các dịch vụ trên Cổng dịch vụ công quốc gia có ý nghĩa quan trọng, vừa cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp, vừa góp phần giảm sự lây lan của dịch bệnh do người dân không phải đi lại để thực hiện các thủ tục trực tiếp.

 Sau 3 tháng khai trương, tính đến 17 giờ ngày 9/3, đã có 77.226 tài khoản đăng ký trên Cổng dịch vụ công quốc gia; hơn 20,9 triệu lượt truy cập tìm hiểu thông tin, dịch vụ; hơn 2,6 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái.

Chuẩn bị cho sơ kết 3 tháng triển khai Cổng dịch vụ công quốc gia, một số dịch vụ liên quan đến người dân, doanh nghiệp sẽ được bổ sung.

Bộ trưởng nhấn mạnh đến việc bảo đảm các dịch vụ tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia thực hiện được ở mức độ 3, 4, thanh toán điện tử và có thể trải nghiệm được ngay vào thời điểm khai trương. Cùng với đó, phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh, an toàn của hệ thống.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng cho rằng số 20,9 triệu lượt truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia chủ yếu là người dân, số doanh nghiệp tham gia còn hạn chế, cần phải đưa các dịch vụ công liên quan đến doanh nghiệp như kê khai nộp thuế, hải quan vào thì sự tham gia của doanh nghiệp mới tăng lên.

Thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), cho biết sau cuộc họp ngày 5/3, Cục Cảnh sát giao thông phối hợp với Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ), Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông Việt Nam (VNPT), hai ngân hàng là Vietcombank, Vietinbank đã kết nối thành công dịch vụ thu phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ lên Cổng dịch vụ công quốc gia vào đúng 21 giờ ngày 9/3.

Demo của Cục Cảnh sát giao thông cho thấy người dân chưa có tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia nhưng vẫn có thể thực hiện việc nộp phạt trực tuyến. "Quy trình thực hiện với người thông thạo chỉ mất 3 phút, còn thông thường mất khoảng 10 phút" - Thiếu tướng Lê Xuân Đức nói. Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt đó để thực hiện trả giấy tờ cho người dân theo yêu cầu.

Đại diện VNPT cho biết người dân có thể thực hiện thanh toán tiền phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và nhận kết quả tại nhà. Để thực hiện được dịch vụ này, người dân phải tạo tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Mặc dù dịch vụ thu phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tới đây chỉ thí điểm tại 5 tỉnh, TP Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Thuận nhưng việc trả kết quả tại nhà được VNPT triển khai trên toàn quốc.

"Thời gian từ nay đến thời điểm công bố không còn dài, các bộ, ngành, cơ quan liên quan cần rà soát lại để có thể vận hành trơn tru, chú ý tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính, thực hiện đúng nguyên tắc đăng nhập một lần, loại bỏ bớt hồ sơ đính kèm" - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ yêu cầu./.

Trên cơ sở kiểm thử toàn bộ các dịch vụ công sẽ được bổ sung trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng kết luận chiều 13/3 sẽ công bố bổ sung 11 dịch vụ công tích hợp trên Cổng dịch này, gồm: thu phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; nộp thuế cá nhân; thu phí, lệ phí trước bạ ôtô, xe gắn máy; kê khai và nộp thuế doanh nghiệp; cấp mã số đơn vị quan hệ ngân sách, khai báo phiếu giao nhận hồ sơ giao dịch kiểm soát chi qua mạng và giao dịch một cửa với Kho bạc Nhà nước; hủy tờ khai hải quan, khai bổ sung hồ sơ hải quan; đăng ký hợp đồng cung ứng lao động; đăng ký khai sinh và cấp phiếu lý lịch tư pháp.

Đọc thêm

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).