Món ăn cúng ông Công ông Táo đặc trưng hai miền Bắc - Nam

Món ăn cúng ông Công ông Táo đặc trưng hai miền Bắc - Nam
(PLO) - Mâm cúng miền Bắc thường có các món chè kho hoặc chè bà cốt còn người Nam không quên một đĩa kẹo 'thèo lèo'.

Ngày 23 tháng Chạp hay còn gọi là ngày tiễn ông Công ông Táo về trời là một trong những ngày lễ quan trọng nhất đối với người Việt từ xa xưa. Người ta quan niệm rằng, mỗi căn bếp của các gia đình đều được ba vị Táo quân cai quản. Ông táo (Táo quân hay Thổ Công) là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, ông là vị thần quyết định sự may rủi, phúc họa của cả gia chủ, bên cạnh đó ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình. 

Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được người Việt chuyển hóa sự tích hai ông một bà và lưu truyền qua nhiều đời. Theo đó, xa xưa có hai vợ chồng tên là Trọng Cao và Thị Nhi sống với nhau đã lâu mà không có con, sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ. Một hôm, hai vợ chồng xảy ra xô xát, người vợ bỏ đi và gặp người chồng mới tên là Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận và cảm thấy mình có lỗi, đi tìm Thị Nhi thì tiền bạc tiêu tán, phải đi ăn xin và tìm đến đúng gia đình của người vợ.

Hai người nhận ra nhau, người vợ ân hận vì đã trót lấy Phạm Lạng làm chồng. Sợ chồng mới bắt gặp chồng cũ khó giải thích, Thị Nhi nói Trọng Cao nấp trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng và không may thiêu chết Trọng Cao. Quá đau khổ, Thị Nhi nhảy vào đống lửa chết cùng chồng cũ. Phạm Lang bất ngờ cũng nhảy vào đống rơm đang cháy để chết cùng vợ. Câu chuyện cảm động của ba người cảm động trời xanh nên được Ngọc Hoàng sắc phong làm Táo quân: Phạm Lang làm thổ công, trông coi việc bếp, Trọng Cao làm thổ địa, trông coi việc nhà cửa, Thị Nhi làm thổ kỳ, trông coi việc chợ búa.

Ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo về trời, tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Ba vị này sẽ sử dụng phương tiện là cá chép nên sau khi cúng lễ, các gia đình đều đem cá chép thả ra sông hồ ao suối. Mâm cỗ cúng ông Táo thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu đối với các vị Táo quân. Ngày nay, dù đã có sự giao thoa, tuy nhiên, mâm cỗ cúng ông Táo ở hai miền Bắc - Nam vẫn có những món ăn khác nhau cơ bản.

Miền Bắc

Người miền Bắc thường cúng ông Công ông Táo khá sớm và thời gian muộn nhất là 12 trưa 23 tháng Chạp Âm lịch bởi người ta quan niệm rằng sau giờ đó ba vị Táo quân đã về trời. Về cơ bản, mâm cúng ngày 23 tháng Chạp của người miền Bắc không khác nhiều so với các ngày cúng Giao thừa hay Hóa vàng với các món truyền thống đặc trưng như gà luộc, bánh chưng, xôi vò, xôi gấc, canh măng, canh bóng, đĩa xào thập cẩm, giò, mâm ngũ quả, nem (chả giò), cá kho, hành muối...

Với những gia đình truyền thống, ưa sự cầu kỳ chỉn chu trong việc làm mâm cỗ cúng thì không thể thiếu các món đặc trưng miền Bắc như xôi chè, chè bà cốt, chè kho, chè xôi nén hoặc chè con ong. Đây đều là những loại chè thường chỉ có miền Bắc. Tuy tên gọi là chè nhưng đa phần chúng được nấu như xôi, vị ngọt sắc. Khi nấu chè cúng, người ta cố ý để chè vương lên ông đầu rau, thậm chí chủ động bôi chè lên đầu rau để Táo Quân lên Trời tâu bày cho ngọt giọng.

Trong đó, chè kho là món được nhiều người yêu thích và dường như chỉ Tết mới được ăn. Món chè được làm từ đỗ xanh, đường trắng, dầu mè, lá nếp, cốt dừa. Bạn đồ đỗ xanh với lá nếp như bình thường, sau đó cho vào xay rồi sên hỗn hợp với đường trên lửa cho tới khi cạn. Đĩa xôi chè có màu vàng rực rỡ, vị ngọt sắc, thêm chút vừng phía trên làm tăng thêm mùi vị. Xôi chè ngon nhất là nhấp cùng ngụm trà nhài nóng dịp đầu xuân.

Miền Nam

Có nhiều điểm tương đồng nên mâm cỗ của người miền Nam cũng có hầu hết các món ăn chủ đạo của như miền Bắc tuy nhiên có thêm một đĩa kẹo vừng đen và đậu phộng. Hẳn nhiều người ở các vùng miền khác thấy món ăn này đôi chút xa lạ. Ngay cả người dân địa phương cũng không biết từ bao giờ đĩa kẹo thập cẩm này xuất hiện trên mâm cúng ngày 23 tháng Chạp và cũng không biết do đâu nó lại có tên gọi là "thèo lèo phân chuột".

Một số người giải thích rằng, khu vực này xưa kia có nhiều người Hoa sinh sống nên ảnh hưởng ít nhiều văn hóa Trung Quốc. "Thèo lèo" được lý giải là đọc chệch của chữ "trà liệu" trong tiếng Trung, nghĩa là vật dụng để ăn khi uống trà. Người Trung Hoa rất ưa chuộng sử dụng lạc và vừng khi nấu ăn, không chỉ đơn giản là vì mùi vị mà còn do quan niệm chúng sẽ mang lại may mắn và sung túc cho năm mới. Trên thực tế, nhâm nhi tách trà nóng với đĩa kẹo dân dã thập cẩm này cũng rất hợp vị. Cái ngọt của đường, beo béo của vừng dường như được trung hòa thông qua vị đắng chát của trà. 

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thôn An Hòa tất bật chăm sóc cây mai trắng. (Ảnh trong bài: PV)

Chuyện ở nơi trồng 'nhất chi mai' lớn nhất Hà thành

(PLVN) - Những năm gần đây, trên miền đất đồi gò thuộc xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội), cây mai trắng hay còn được gọi với cái tên “nhất chi mai” đã bén rễ, nảy mầm, tô thắm vùng đất dưới chân núi Tản. Điều thú vị ít ai biết, chính thứ được liệt trong tứ quý gồm “tùng, cúc, trúc, mai” lại thích nghi tuyệt vời và là cây xóa nghèo trên vùng đất này.

Đọc thêm

Đưa thị trường vàng vào khuôn khổ

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160/TB-VPCP nêu kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Tính hai mặt của quảng cáo: Tác động đến người tiêu dùng

Nhiều quảng cáo trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn dụ thanh, thiếu niên thay đổi thói quen, suy nghĩ, lối sống, cách ăn mặc, cách hành xử theo hướng tiêu cực. (Nguồn: Viettel EduPortal).
(PLVN) - Có thể nói, quảng cáo trực tuyến ra đời đã đem lại cho người dùng một “chân trời mới” với rất nhiều tiện ích. Tuy nhiên, mặt trái của quảng cáo trực tuyến cũng là những hệ quả không hay, đem lại tác hại cho người dùng các lứa tuổi.

Giá vàng “lao dốc” sau “lệnh” của Thủ tướng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tuyên bố tăng cung vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng nhẫn đã lao dốc gần 2 triệu đồng/lượng còn vàng miếng SJC cũng “bốc hơi” trên 2 triệu đồng/lượng.

Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam

Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ (Ảnh minh họa).
(PLVN) -  Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam. Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến ngày 15/3/2024, lũy kế XK cá tra sang thị trường này tăng 1% và đạt gần 13 triệu USD.

Sẽ thí điểm cách tính tiền điện mới?

Chi phí về cung ứng điện cho các khu công nghiệp thường cao hơn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) -  Theo cách tính tiền mới được gọi là giá điện 2 thành phần thì ngoài phần phải chi trả cho giá điện sử dụng hàng tháng, khách hàng phải trả thêm giá công suất - tương tự như tiền thuê bao mà các mạng viễn thông vẫn đang áp dụng. Giá điện 2 thành phần được tính ra sao?

Giá xăng sẽ tăng tiếp vào chiều nay?

Giá xăng dự báo tăng lần thứ tư liên tiếp vào chiều nay (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Sáng nay, giá dầu thô thế giới tiếp tục tăng.Giá xăng trong nước cũng được dự báo tăng lần thứ tư liên tiếp vào chiều nay, đưa mức giá lên trên 25.000 đồng/lít.

Giá dầu giảm phiên đầu tuần

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Mở đầu phiên giao dịch sáng nay, 8/4, giá dầu thô thế giới quay đầu giảm, sau khi tăng mạnh vào tuần qua. Hiện giá dầu Brent giảm còn 90,23 USD/thùng, dầu WTI giảm về mức 86 USD/thùng.

Thương mại điện tử Cà Mau thăng hạng

Thương mại điện tử Cà Mau thăng hạng
(PLVN) - Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam ghi nhận và đánh giá, thương mại điện tử tỉnh Cà Mau đã và đang có những bước phát triển. Năm 2023, thương mại điện tử (TMĐT) Cà Mau xếp hạng 40/63 tỉnh, thành, tăng 7 bậc so với năm trước đó...

Giá xăng trong nước có thể tăng lần thứ 3 liên tiếp vào chiều nay

Giá xăng có thể tăng vào chiều nay. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Sáng nay, giá dầu thô thế giới tiếp tục tăng cao. Giá xăng trong nước cũng được dự báo tăng vào chiều nay, nếu cơ quan điều hành không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) thì giá xăng trong nước có thể tăng từ 190-300 đồng/lít. Còn giá dầu diesel có khả năng tăng 310 đồng/lít.