Hà Nội sẽ đóng cửa cơ sở không đảm bảo an toàn thực phẩm

Chủ tịch UBND TPHà Nội Nguyễn Đức Chung giải trình tại phiên họp.
Chủ tịch UBND TPHà Nội Nguyễn Đức Chung giải trình tại phiên họp.
(PLVN) - Mặc dù công tác phân cấp quản lý trong vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) tương đối rõ nhưng thực tế vẫn tồn tại thực phẩm không rõ nguồn gốc; Quy hoạch hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm chưa đạt hiệu quả; lãnh đạo thành phố nhận trách nhiệm sự cố nước Sông Đà…

Đó là những nội dung thu hút dư luận tại phiên họp giải trình về việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn thành phố Hà Nội do Thường trực HĐND TP Hà Nội tổ chức ngày 4/11.

Tồn tại thực phẩm không rõ nguồn gốc

Phát biểu tại phiên giải trình, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho hay: Sau 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 10 của Thành ủy Hà Nội, công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn TP đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt nhiều kết quả nhưng tình trạng vi phạm ATTP vẫn diễn ra gây lo ngại, bức xúc trong nhân dân.

Theo thống kê, từ năm 2017 đến nay, toàn TP kiểm tra được gần 334.000 lượt cơ sở về ATTP, phạt tiền hơn 21.000 cơ sở với tổng số tiền phạt gần 90 tỷ đồng. Đặc biệt, TP đã khởi tố 4 vụ với 7 đối tượng phạm tội sản xuất hàng giả, kém chất lượng.

Trả lời câu hỏi của đại biểu về chất lượng thực phẩm không rõ nguồn gốc, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết: Công tác phân cấp quản lý của TP trong vấn đề này tương đối rõ, trong đó việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm đã được Sở Công Thương có đề án triển khai, đạt nhiều tiến bộ.

Tuy nhiên Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cũng thừa nhận vẫn còn tồn tại việc thực phẩm không rõ nguồn gốc, ảnh hưởng đến tâm lý người dân; ông Hiền nhấn mạnh TP sẽ kiên quyết đóng cửa cơ sở không đảm bảo; công khai rộng rãi những cơ sở không đạt yêu cầu...

Về quy hoạch hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm đến năm 2020 TP qua 7 năm thực hiện mới có 7/11 điểm giết mổ công nghiệp và 10/16 điểm giết mổ tập trung trên địa bàn, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, nguyên nhân nằm ở việc chính quyền một số địa phương chưa chú trọng đến triển khai quy hoạch giết mổ công nghiệp, không bố trí được quỹ đất để xây dựng, một số vị trí có đủ điều kiện nhưng lại nằm trong quy hoạch khác. Bên cạnh đó, dù được TP hỗ trợ nhưng chi phí khi giết mổ tập trung cao hơn nên người dân còn chưa mặn mà với việc này…

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung thẳng thắn nhìn nhận vấn đề ATTP trên địa bàn TP còn chưa đạt yêu cầu và mong muốn của người dân. Vì vậy, trong thời gian tới, TP sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra; yêu cầu các nhà cung cấp đăng ký thông tin nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa.

Cùng với đó, TP sẽ đặc biệt chú ý đến các cơ sở chế biến, sản xuất, trong đó có các cơ sở sản xuất nước, lương thực thực phẩm, chế biến, rau củ quả tươi sống; quan tâm siết chặt quản lý nguồn gốc xuất xứ của chất bảo quản thực phẩm, chất bảo vệ thực phẩm…

Rút kinh nghiệm sự cố nước sạch sông Đà

Liên quan đến sự cố nước nhiễm dầu tại Nhà máy nước sạch sông Đà, ông Chung cho biết khi người dân trình báo vụ việc, TP đã cử ngay cán bộ xuống lấy mẫu và gửi đến các cơ quan xét nghiệm. Ngay trong ngày đầu tiên bị ảnh hưởng, TP cũng đã điều tiết nguồn nước tại các khu vực điều tiết được. Theo ông Chung, khi có kết quả xét nghiệm, lãnh đạo TP phải gọi trực tiếp cho lãnh đạo công ty và các cổ đông chính của công ty mới thừa nhận những việc liên quan đến phát hiện nhiễm dầu.

“Cho phép tôi thay mặt lãnh đạo TP xin được rút kinh nghiệm sâu sắc trong vấn đề liên quan đến giải quyết sự cố này”, ông Chung nói. Chủ tịch Hà Nội cũng cho hay TP đã họp với các bên liên quan và thông báo rõ để Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà sớm hoàn thiện hệ thống quan trắc.

Cùng với đó, Hà Nội cũng thống nhất quan điểm cho rằng Nhà máy nước sông Đà phải tách riêng hệ thống lấy nước với việc sử dụng chung nước Đầm Bài, đồng thời đã yêu cầu công ty phải lắp hệ thống quan trắc tự động.

Phát biểu kết luận phiên giải trình, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc đề nghị TP cần rà soát lại các đề án, quy hoạch, kế hoạch đã ban hành liên quan đến ATTP để triển khai một cách hiệu quả; giải quyết những vướng mắc của từng vấn đề, nhất là từ chăn nuôi đến giết mổ, lưu thông gia súc gia cầm; đề xuất siết chặt quản lý chợ dân sinh…

Bà Ngọc cũng cho rằng UBND TP cần đề xuất với HĐND về việc xử lý những cơ sở vi phạm mà nếu thực hiện theo luật hiện rất thấp. “Cái này liên quan đến sức khỏe, liên quan đến giống nòi, vậy tại sao chúng ta không làm nghiêm việc này để xử phạt cho nghiêm?”, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thôn An Hòa tất bật chăm sóc cây mai trắng. (Ảnh trong bài: PV)

Chuyện ở nơi trồng 'nhất chi mai' lớn nhất Hà thành

(PLVN) - Những năm gần đây, trên miền đất đồi gò thuộc xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội), cây mai trắng hay còn được gọi với cái tên “nhất chi mai” đã bén rễ, nảy mầm, tô thắm vùng đất dưới chân núi Tản. Điều thú vị ít ai biết, chính thứ được liệt trong tứ quý gồm “tùng, cúc, trúc, mai” lại thích nghi tuyệt vời và là cây xóa nghèo trên vùng đất này.

Đọc thêm

Đưa thị trường vàng vào khuôn khổ

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160/TB-VPCP nêu kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Tính hai mặt của quảng cáo: Tác động đến người tiêu dùng

Nhiều quảng cáo trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn dụ thanh, thiếu niên thay đổi thói quen, suy nghĩ, lối sống, cách ăn mặc, cách hành xử theo hướng tiêu cực. (Nguồn: Viettel EduPortal).
(PLVN) - Có thể nói, quảng cáo trực tuyến ra đời đã đem lại cho người dùng một “chân trời mới” với rất nhiều tiện ích. Tuy nhiên, mặt trái của quảng cáo trực tuyến cũng là những hệ quả không hay, đem lại tác hại cho người dùng các lứa tuổi.

Giá vàng “lao dốc” sau “lệnh” của Thủ tướng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tuyên bố tăng cung vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng nhẫn đã lao dốc gần 2 triệu đồng/lượng còn vàng miếng SJC cũng “bốc hơi” trên 2 triệu đồng/lượng.

Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam

Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ (Ảnh minh họa).
(PLVN) -  Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam. Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến ngày 15/3/2024, lũy kế XK cá tra sang thị trường này tăng 1% và đạt gần 13 triệu USD.

Sẽ thí điểm cách tính tiền điện mới?

Chi phí về cung ứng điện cho các khu công nghiệp thường cao hơn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) -  Theo cách tính tiền mới được gọi là giá điện 2 thành phần thì ngoài phần phải chi trả cho giá điện sử dụng hàng tháng, khách hàng phải trả thêm giá công suất - tương tự như tiền thuê bao mà các mạng viễn thông vẫn đang áp dụng. Giá điện 2 thành phần được tính ra sao?

Giá xăng sẽ tăng tiếp vào chiều nay?

Giá xăng dự báo tăng lần thứ tư liên tiếp vào chiều nay (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Sáng nay, giá dầu thô thế giới tiếp tục tăng.Giá xăng trong nước cũng được dự báo tăng lần thứ tư liên tiếp vào chiều nay, đưa mức giá lên trên 25.000 đồng/lít.

Giá dầu giảm phiên đầu tuần

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Mở đầu phiên giao dịch sáng nay, 8/4, giá dầu thô thế giới quay đầu giảm, sau khi tăng mạnh vào tuần qua. Hiện giá dầu Brent giảm còn 90,23 USD/thùng, dầu WTI giảm về mức 86 USD/thùng.

Thương mại điện tử Cà Mau thăng hạng

Thương mại điện tử Cà Mau thăng hạng
(PLVN) - Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam ghi nhận và đánh giá, thương mại điện tử tỉnh Cà Mau đã và đang có những bước phát triển. Năm 2023, thương mại điện tử (TMĐT) Cà Mau xếp hạng 40/63 tỉnh, thành, tăng 7 bậc so với năm trước đó...

Giá xăng trong nước có thể tăng lần thứ 3 liên tiếp vào chiều nay

Giá xăng có thể tăng vào chiều nay. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Sáng nay, giá dầu thô thế giới tiếp tục tăng cao. Giá xăng trong nước cũng được dự báo tăng vào chiều nay, nếu cơ quan điều hành không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) thì giá xăng trong nước có thể tăng từ 190-300 đồng/lít. Còn giá dầu diesel có khả năng tăng 310 đồng/lít.