Thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài trên địa bàn TP.HCM: Nhiều khó khăn, vướng mắc

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Những năm qua trên địa bàn TP HCM số việc phải thi hành án liên quan đến phán quyết của Trọng tài nước ngoài (TTNN) không nhiều, tuy nhiên do các nguyên nhân khách quan, người phải thi hành các phán quyết TTNN thường không có điều kiện thi hành án Vì vậy, kết quả thi hành án đối với các phán quyết TTNN trong những năm qua tại TP HCM đạt được không cao.

Nhiều trường hợp không còn tài sản

Từ năm 2012 đến nay, Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP HCM đã thụ lý giải quyết 17 việc thi hành phán quyết của TTNN. Nhìn chung giá trị phải thi hành các phán quyết của TTNN thường có giá trị tương đối lớn, đồng thời trong mỗi phán quyết lại thường quy định các loại ngoại tệ khác nhau.

Hầu hết các phán quyết của TTNN được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam thì người phải thi hành án là pháp nhân Việt Nam có hoạt động thương mại ở nước ngoài hoặc với pháp nhân nước ngoài. Có thể thấy là hầu hết các pháp nhân Việt Nam khi tham gia các hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài thường có ý thức chấp hành pháp luật khá tốt.

Do vậy, việc để xảy ra các tranh chấp dẫn đến phải bồi thường hợp đồng hay phải thanh toán tiền hàng… thường là những trường hợp bất khả kháng, khi mà trên thực tế doanh nghiệp không còn khả năng tài chính để tiếp tục thực hiện hợp đồng. Vì vậy, đến giai đoạn phải thi hành phán quyết của Trọng tài thì họ không còn tài sản để thi hành án.

Hiện nay, pháp luật về tố tụng dân sự của Việt Nam mới chỉ quy định về thủ tục để yêu cầu Bộ Tư pháp, Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của TTNN và thủ tục tạm đình chỉ thi hành, hủy quyết định công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN (Điều 451 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2015; Điều 463 BLTTDS năm 2015 về tạm đình chỉ thi hành, hủy quyết định công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN). 

Đối với văn bản đính chính, sửa đổi, bổ sung, giải thích của phán quyết của TTNN đã được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam thì pháp luật của chúng ta chưa có quy định có phải thực hiện thủ tục công nhận và cho thi hành các loại văn bản đó không hay giá trị pháp lý như thế nào.

Do vậy, trên thực tế có những vụ việc phán quyết của Trọng tài không chính xác, khó thi hành hoặc có sửa đổi bổ sung thì thủ tục yêu cầu đính chính, giải thích và giá trị pháp lý của các văn bản này còn chưa rõ nên khó khăn cho công tác tổ chức thi hành án.

Thi hành án có yếu tố nước ngoài: quy định còn chưa rõ

Trong những năm qua trên địa bàn TP HCM việc thi hành án có yếu tố nước ngoài ngày càng có xu hướng tăng cao. Hiện nay, theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 35 Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì các bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều 36 mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp về thi hành án sẽ thuộc thẩm quyền tổ chức thi hành của cơ quan THADS cấp tỉnh. 

Như vậy, có thể hiểu việc thi hành án có yếu tố nước ngoài sẽ thuộc thẩm quyền thi hành của Cục THADS. Tuy nhiên, việc thi hành án có yếu tố nước ngoài (theo quy quy định của pháp luật dân sự cũng như hình sự và pháp luật về THADS vẫn chưa có một định nghĩa nào về “bản án, quyết định có yếu tố nước ngoài”) chưa hẳn bản án, quyết định của Toà án đã có yếu tố nước ngoài vì trong quá trình tổ chức thi hành án có thể phát sinh yếu tố nước ngoài do đương sự xuất cảnh ra nước ngoài hoặc phát hiện tài sản ở nước ngoài… và ngược lại có những bản án, quyết định của Toà án có yếu tố nước ngoài, nhưng trong giai đoạn thi hành án lại không có yếu tố nước ngoài.

Hiện nay, pháp luật về THADS chưa có quy định rõ ràng về thẩm quyền thi hành án đối với các bản án, quyết định có yếu tố nước ngoài, ngoài quy định về vấn đề uỷ thác thi hành án tại điểm a khoản 1 Điều 56 Luật THADS: “Cơ quan THADS cấp tỉnh ủy thác cho cơ quan THADS cấp tỉnh nơi khác thi hành các bản án, quyết định có yếu tố nước ngoài”.

Đồng thời cũng chưa có định nghĩa, giải thích thế nào là “việc thi hành án có yếu tố nước ngoài” và cũng chưa có tiêu chí để phân loại đối với loại việc này, do vậy rất khó để có một số liệu thống kê chính xác. Tại TP HCM hiện nay có khoảng 100 vụ việc có yếu tố nước ngoài đã và đang thực hiện thủ tục uỷ thác tư pháp để thông báo cho đương sự biết quyền và nghĩa vụ của mình trong việc thi hành án.

Luật THADS cũng quy định rất chung về vấn đề thi hành án có yếu tố nước ngoài và việc tương trợ tư pháp về dân sự trong thi hành án. Bên cạnh đó, các quy định về ủy thác tư pháp còn phức tạp, mất nhiều thời gian, do vậy, việc tổ chức THADS có yếu tố nước ngoài còn gặp phải rất nhiều khó khăn. 

Do các quy định chưa rõ ràng, nên hiện nay các chấp hành viên rất lúng túng trong việc thực hiện uỷ thác tư pháp. Nếu không tiếp tục thông báo cho đương sự thì sợ sau này đương sự khiếu nại vì họ cho rằng việc thi hành án ảnh hưởng đến quyền lợi của họ nên “cần yêu cầu tương trợ tư pháp đối với cùng một đương sự trong cùng một việc thi hành án”.  

Còn nếu tiếp tục thực hiện việc uỷ thác tư pháp thì không biết bao giờ mới giải quyết xong hồ sơ thi hành án. Hơn nữa, trong quá trình tổ chức xử lý tài sản sẽ xảy ra xung đột giữa các quy định về thời hạn trong tổ chức thi hành án.

Ví dụ: trong quá trình kê biên, thẩm định giá, bán đấu giá đều cho đương sự thời hạn thỏa thuận tương đối ngắn. Do vậy, nếu đương sự ở nước ngoài thì việc thực hiện thông báo rõ ràng sẽ vượt quá thời hạn cho phép đối với các thủ tục trên.

Việc uỷ thác tư pháp trong lĩnh vực xác minh điều kiện thi hành án và xử lý tài sản của đương sự ở nước ngoài hiện nay chưa có quy định. Do vậy, cơ quan THADS không có căn cứ để thực hiện.

Vì vậy, một số trường hợp người phải thi hành án là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì cơ quan thi hành án không thể xác minh điều kiện thi hành án và xử lý tài sản của đương sự ở nước ngoài được. Do vậy, nếu họ không có tài sản tại Việt Nam thì có đưa vào diện chưa có điều kiện thi hành án được không?

Ngoài ra, khoản 3 Điều 126 Luật THADS quy định đối với giấy tờ liên quan đến tài sản, nhân thân của đương sự thì hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo nếu đương sự không đến nhận, chấp hành viên làm thủ tục chuyển giao cho cơ quan đã ban hành giấy tờ đó xử lý theo quy định. Tuy nhiên, pháp luật về THADS chưa quy định trường hợp cơ quan ban hành giấy tờ có trụ sở ở nước ngoài thì thực hiện trả lại giấy tờ như thế nào... 

Đọc thêm

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.

Ngày hội việc làm trường Đại học Luật Hà Nội - JOB FAIR HLU 2024: Chìa khóa mở tương lai

Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm Trường Đại học Luật Hà Nội - Job Fair 2021”.
(PLVN) - "Ngày hội việc làm - Job Fair" là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm giúp sinh viên gặp gỡ, kết nối và tìm hiểu nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp các bạn trẻ định hướng cho mình con đường nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ hội để sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường...

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án
(PLVN) - Chiều 19/4 tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (THADS TPHCM) đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục THADS TP và Trường Đại học Luật TP.HCM nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác thi hành án.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam
(PLVN) -Ngày 20/4, đồng chí Hạ Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban chính pháp Trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Quản lý đất nước toàn diện theo pháp luật Trung ương, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp Trung Quốc đã có buổi nói chuyện chuyên đề "Trao đổi về công tác pháp luật và tư pháp" tại trụ sở Bộ Tư pháp Việt Nam.