Tổng thống Nga Putin khước từ cảnh báo của ông Obama về Ukraine

Những người được cho là binh lính Nga ngoài một căn cứ quân sự của Ukraine ở Perevalnoye, bên ngoài Simferopol
Những người được cho là binh lính Nga ngoài một căn cứ quân sự của Ukraine ở Perevalnoye, bên ngoài Simferopol
(PLO) - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 7/3 đã cự tuyệt cảnh báo từ người đồng cấp Mỹ Barack Obama về việc Moscow can thiệp quân sự tại Crimea, với lý do Nga không thể phớt lờ những lời kêu gọi giúp đỡ từ những người nói tiếng Nga ở Ukraine.
Sau cuộc điện đàm kéo dài 1 giờ đồng hồ, trong một tuyên bố ông Putin nói rằng Moscow và Washington vẫn còn có quan điểm khác xa nhau về tình hình tại Ukraine. Ông Putin khẳng định giới lãnh đạo mới tại Ukraine đã “có các quyết định hoàn toàn bất hợp pháp tại các khu vực phía Đông, Đông Nam và ở Crimea”. “Nga không thể bỏ qua những lời kêu gọi giúp đỡ và đã hành động phù hợp, tuân thủ đầy đủ luật pháp quốc tế” – ông Putin tuyên bố. 
Trong khi đó, trong cuộc điện thoại giữa 2 nhà lãnh đạo, ông Obama cho biết ông đã thúc giục ông Putin chấp nhận các điều khoản của một giải pháp có thể đạt được thông qua con đường ngoại giao, đồng thời khẳng định tranh cãi đối với Crimea có thể được giải quyết theo cách thức đảm bảo các lợi ích hợp pháp của Nga tại khu vực này. 
Song, theo Điện Kremlin, ông Putin cũng nhấn mạnh: “Vấn đề tối quan trọng trong quan hệ Nga – Mỹ là để đảm bảo ổn định và an ninh trên thế giới”. “Những mối quan hệ này không nên bị phá vỡ vì những bất đồng về đơn lẻ liên quan đến các vấn đề quốc tế, dù đây là vấn đề cực kỳ quan trọng” – ông Putin nói. Ông Putin cũng tái khẳng định Moscow không đứng sau việc chiếm giữ Crimea. Ông cũng nói rằng những binh lính không có phù hiệu quốc gia đã bao vây các căn cứ của Ukraine là những đơn vị tự vệ địa phương. 
Cuộc đối đầu Đông – Tây nghiêm trọng nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh đã leo thang vào ngày 6/3, khi Quốc hội Crimea tuyên bố quyết định “gia nhập Liên bang Nga với quyền hạn thành viên của Liên bang Nga”. Chính quyền của khu vực này đã lên kế hoạch tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề này vào ngày 16/5 tới đây và cho biết đã yêu cầu Tổng thống Nga Vladimir Putin “bắt đầu thủ tục gia nhập”. 
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu và ông Obama đã lên án cuộc trưng cầu dân ý nói trên là bất hợp pháp, vi phạm Hiến pháp của Ukraine. Trước khi gọi cho ông Putin, ông Obama cũng đã công bố các trừng phạt đầu tiên đối với Nga kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng, bao gồm có cấm thị thực và đóng băng các tài sản của một số người được cho là có trách nhiệm trong việc đe dọa chủ quyền của Ukraine.
EU – đối tác kinh tế lớn nhất và là khách hàng tiêu thụ năng lượng nhiều nhất của Nga – đã đưa ra một kế hoạch 3 giai đoạn nhằm đưa tới một giải pháp thông qua đàm phán nhưng đã dừng lại ở việc áp dụng các biện pháp trừng phạt ngay lập tức. Trước cuộc họp tại Brussels, một số nước thành viên EU do Đức dẫn đầu đã nói họ muốn thương lượng với Nga hơn là đưa ra các biện pháp mạnh hơn. Tuy nhiên, quyết định của các nghị sỹ Crimea đã khiến thái độ của EU trở nên cứng rắn hơn. Trong một buổi họp báo sau cuộc họp, EU tuyên bố ngừng thảo luận với Moscow về lệnh hạn chế người Nga nhập cảnh châu Âu.
Khối này cũng nói nếu Nga không nhanh chóng có biện pháp giảm căng thẳng thì EU sẽ “quyết định bổ sung các biện pháp như cấm đi lại, phong tỏa tài sản và hủy Hội nghị thượng đỉnh EU – Nga”. Thông cáo của EU nói rằng: “Bất kỳ hành động nào khác của Liên bang Nga làm mất ổn định tình hình tại Ukraine đều sẽ mang đến hậu quả nghiêm trọng, trong đó có nhiều hậu quả về kinh tế”.
Brussels và Washington cũng đang ráo riết củng cố sức mạnh cho chính quyền mới ở Ukraine, với việc tuyên bố các hỗ trợ cả về chính trị và tài chính. 28 nước EU trong một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp ở Brussels đã hoan nghênh Thủ tướng tạm quyền của Ukraine Arseny Yatseniuk tới dự hội nghị dù nước này chưa phải là thành viên của khối và nhất trí hướng tới việc ký các điều khoản về chính trị trong một thỏa thuận về các mối quan hệ gần gũi hơn trước cuộc bầu cử của Ukraine ngày 25/5. 
Ủy ban châu Âu cũng tuyên bố Ukraine có thể nhận được 15 tỉ USD trong vòng 2 năm tới, miễn là nước này đạt được thỏa thuận với Quỹ Tiền tệ quốc tế, vốn yêu cầu các cải cách kinh tế nghiêm ngặt như dừng trợ giá gas…

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.