Tòa Hình sự quốc tế: "Cãi vã" tiền nuôi tù nhân

Đó chính là một trong những chủ đề đang được tranh luận sôi nổi tại cuộc họp giữa đại biểu đến từ hơn 100 quốc gia tại Kampala, Uganda,  cuộc họp đầu tiên bàn luận về nhiều vấn đề liên quan đến Tòa án Hình sự quốc tế cũng như Hiệp ước Rome- văn bản pháp lý cho sự ra đời của tòa án này

Đó chính là một trong những chủ đề đang được tranh luận sôi nổi tại cuộc họp giữa đại biểu đến từ hơn 100 quốc gia tại Kampala, Uganda,  cuộc họp đầu tiên bàn luận về nhiều vấn đề liên quan đến Tòa án Hình sự quốc tế cũng như Hiệp ước Rome- văn bản pháp lý cho sự ra đời của tòa án này.

cc
Phòng giam sang trọng còn hơn khách sạn 5 sao

Kể từ sau khi cuộc chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, những người bị cáo buộc là tội phạm phát xít theo Đức quốc xã, tội phạm chiến tranh vẫn đang đợi chờ vận mệnh của họ trong những phòng giam ở nhà tù Nuremberg.

Hiện tại, tiêu chuẩn giam giữ đối với những đối tượng trên ngày càng được thay đổi nhằm đảm bảo cao nhất về nhân quyền song kéo theo đó là hệ hụy về tài chính.

Nguồn thu tài chính của Tòa án Hình sự quốc tế phụ thuộc nhiều vào sự quyên góp của các nước, đặc biệt là các “ông lớn”.

Tài chính được đổ cho tòa án ngày càng nhiều, nhưng hiệu quả hoạt động tố tụng lại hết sức hạn chế, do đó việc giảm bớt hay giữ nguyên các khoản chi phí cho tòa, cho tù nhân đang được các bên đặt ra tại bàn thảo luận.

Từ phòng giam tiện nghi…
Vượt ra khỏi những tòa tháp bằng gạch của một nhà tù Hà Lan  về phía đông, tồn tại một khu chuyên giam giữ những các cựu chiến binh Công gô, lãnh đạo phiến quân Serbia, một cựu Tổng thống Liberia bị cáo buộc về tội danh xúi giục giết người, hiếp dâm và nô dịch hóa.

Những đối tượng này  bị giam tại hai nơi gồm các phòng giam riêng biệt, trông chẳng khác các phòng tập thể dục của học sinh là mấy với những chiếc  bàn gỗ, vô tuyến và cả máy tính cá nhân.

Tù nhân còn có cả đồ tập thể dục, huấn luyên viên và một căn bếp nhỏ để mọi người nấu những món ăn hay thịt viên kiểu vùng Balkan nữa.

Ba cựu chỉ huy quân đội –những tù nhân mà vụ án của họ đã được đưa ra tòa hình sự quốc tế hàng tháng được nhận khoản trợ giúp pháp lý miễn phí trị giá 35.000 bảng Anh.

Họ là những người được xếp vào hạng nghèo khổ với khoản tiền đầu tư 500.000 bảng, 300.000 bảng tiền tranh ảnh và trang sức, ba chiếc xe máy.

Đến chi phí tốn kém…
Ngoài các chế độ chăm sóc đặc biệt, các tù nhân nơi đây còn được hưởng một khoản lợi ích khác, đó là chi phí đi lại trị giá khoảng 10.000 euro cho gia đình họ.

Đa phần thân nhân của tù nhân tại đây đều đến từ các quốc gia châu Phi xa xôi  do đó khoản chi phí thăm thân là không hề nhỏ.

Minh chứng điển hình cho vấn đề này  là Thomas Lubanga Dyilo, 49 tuổi cựu lãnh đạo phiến quân của CHDC Công Gô. Thomas -người đàn ông có một vợ, năm con này đã bị cáo buộc về hành vi nô lệ hóa binh lính nhí, bắt chúng giết người, cướp của, hiếp dâm- là một trong những tù nhân đầu tiên được hưởng chính sách hỗ trợ thăm thân.

Tòa án đã  trả hơn 16.000 USD cho chi phí máy bay, hai phòng khách sạn trong 15 đêm, bảo hiểm  y tế tạm thời, hộ chiếu, thị thực nhập cảnh và các khoản chi nhỏ hàng ngày trị giá 24 USD cho người lớn, 12 USD cho trẻ em.

Các quan chức tòa án còn cung cấp cho họ quần áo ấm và một người trông trẻ đi cùng suốt hành trình.

Nhà tài trợ muốn “buộc túi”
Một nhóm đại biểu đến từ  Pháp, Italia và một số quốc gia khác đang tranh luận rằng, các quốc gia “rót” tài chính cho tòa án không nên bao hết chi phí mà các tòa án ở chính quốc cũng chẳng bao giờ phải chi đến.

Nhiều người lo ngại, nếu tiền lệ này được hình thành thì việc quyên góp cho các nhà tù kiểu này sẽ như thế nào? Francisco José Aguilar Urbina – đại sứ  của Costa Rican tại Hà Lan nói:  “Chúng ta không nên đối xử ngang bằng như chế độ nhà tù ở chính quốc gia của mình, một người ăn cắp con gà để nuôi gia đình mình không nên được nhà nước trả tiền cho gia đình họ đến thăm”.

Trên thực tế các cuộc viếng thăm này chỉ chiếm một phần nhỏ khoản ngân quỹ của Tòa Hình sự quốc tế trong khi chi phí đi lại và chi tiêu của tòa án này mỗi năm khoảng 102 triệu bảng Anh, bao gồm cả tiền thuê nhân viên, chi phí điều tra, tiền nhà …

Bảo vệ chính sách của Tòa án Hình sự quốc tế, Marc Dubuisson- Giám đốc dịch vụ của Tòa án - cho rằng: “Tôi không ở đây để xét xử xem những người này xấu hơn những người khác. Chúng ta có nghĩa vụ chỉ cho cả thế giới thấy nhà tù này được quản lý tốt như thế nào. Tại sao bạn lại muốn kết án đứa trẻ khi chúng không được gặp bố mẹ của chúng?” 

Những người đứng về phía bảo vệ quan điểm của Tòa án còn cho rằng, vấn đề không phải là tiền mà là làm cho tù nhân cảm thấy hạnh phúc. Trong những chuyến thăm thân nhân này, một số tù nhân đã trở thành bố.

Ngay cả ông Charles F. Taylor- cựu Tổng thống 62 tuổi bị trục xuất của Liberra, cũng có thêm một bé gái hồi tháng 2/2010.

Nhiều chuyên gia khẳng định, họ không hiểu số tiền mà các quốc gia đóng góp cho Tòa án này được sử dụng như thế nào khi mà sau 7 năm tồn tại, Tòa Hình sự quốc tế vẫn chưa kết thúc được bất cứ một phiên xử nào cả.

Một trong những nước quyên góp nhiều cho tòa án là Italia  và Pháp cho rằng, “chẳng có lý do gì để bỏ tiền cho các gia đình đến thăm các tù nhân bần cùng này bằng tiền của Tòa án.”

Quỳnh Thy (Theo NYT)

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.