Thái Lan trưng cầu ý dân về hiến pháp

Một phụ nữ Thái Lan đi bỏ phiếu. Ảnh: Reuters
Một phụ nữ Thái Lan đi bỏ phiếu. Ảnh: Reuters
(PLO) - Cử tri Thái Lan hôm qua (7/8) đã đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân về bản hiến pháp mới do quân đội của nước này soạn thảo. 

Khoảng 200.000 cảnh sát đã được triển khai để bảo vệ an toàn cho cuộc bỏ phiếu. Theo AP, nếu được thông qua, đây sẽ là bản Hiến pháp thứ 20 của Thái Lan kể từ khi chế độ quân chủ tuyệt đối của nước này bị quân đội lật đổ vào năm 1932.

Theo bản dự thảo Hiến pháp, Hội đồng hòa bình và trật tự quốc gia (NCPO) của quân đội sẽ có quyền bổ nhiệm toàn bộ 250 thành viên của Thượng viện trong khi theo hiến pháp hiện hành Thượng viện chỉ được chỉ định trực tiếp một nửa số thành viên của Viện này còn một nửa còn lại được chọn qua hình thức bầu cử. Với quy định như vậy, Thượng viện sẽ bao gồm nhiều quan chức quân đội và các cơ quan an ninh khác.

Ngoài ra, một điểm gây tranh cãi khác của bản dự thảo Hiến pháp này là quy định thời gian chuyển tiếp là ít nhất 5 năm và thủ tướng của Thái Lan trong tương lai cũng sẽ được Hạ viện chọn ra và không nhất thiết phải là thành viên của quốc hội. Vấn đề này được đề cập trong câu hỏi thứ 2 được nêu trong lá phiếu tại trưng cầu: “Trong 5 năm đầu tiên, Thượng viện có nên được phép tham gia cùng Hạ viện trong việc lựa chọn thủ tướng hay không?”.

Theo Reuters, cuộc bỏ phiếu vừa được tiến hành là phép thử lớn đầu tiên đối với chính quyền do Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đứng đầu 2 năm sau khi ông lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 2014. Các cuộc thăm dò trước bỏ phiếu cho thấy tỉ lệ người cho biết sẽ chấp nhận bản Hiến pháp cao hơn nhưng đa số cử tri Thái Lan cho hay họ vẫn chưa quyết định về lá phiếu của mình. Kết quả ban đầu được công bố ngay vào buổi tối ngày 7/8 nhưng kết quả chính thức sẽ được công bố trong vòng 3 ngày sau khi việc bỏ phiếu kết thúc. 

Trước thềm bỏ phiếu, Thủ tướng Prayuth tuyên bố ông sẽ không từ chức nếu người Thái Lan bác bỏ bản hiến pháp, đồng thời khẳng định kết quả của cuộc trưng cầu sẽ không ảnh hưởng đến việc cuộc tổng tuyển cử tại nước này sẽ vẫn diễn ra vào năm 2017. Sau khi bỏ phiếu ngày 7/8, ông Prayuth cũng đã thúc giục người dân Thái Lan đi bỏ phiếu. “Tôi thúc giục tất cả mọi người đi bỏ phiếu để quyết định về tương lai của đất nước” – ông phát biểu tại một điểm bỏ phiếu ở phía Tây Bắc Bangkok.

Tuy nhiên, các đảng chính trị lớn của Thái Lan đã bác bỏ bản Hiến pháp từ trước khi cuộc trưng cầu ý dân diễn ra. Một số quan chức cấp cao của Thái Lan khi được Reuters phỏng vấn cho rằng quân đội nước này muốn thông qua bản Hiến pháp mới để làm suy yếu các đảng chính trị và đảm bảo quân đội có vai trò quan trọng trong việc giám sát sự phát triển kinh tế và chính trị của đất nước, từ đó khiến cho họ luôn duy trì được quyền lực mà không cần phải tiến hành đảo chính. Những người chỉ trích cũng cho rằng bản Hiến pháp sẽ giúp quân đội ngăn chặn việc gia đình cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra và những người thuộc phe của ông lên nắm quyền. 

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.