Sắc lệnh “tính trung lập của mạng Internet ở bang California”: Khi “lệ làng” lật ngược “phép vua”

Thống đốc bang California Jerry Brown
Thống đốc bang California Jerry Brown
(PLO) - California là một bang ở nước Mỹ. Theo luật pháp hiện hành ở nước Mỹ, các bang có quyền lập pháp khá rộng rãi nhưng đồng thời cũng lại bị ràng buộc khá chặt vào quy định pháp lý của chính quyền trung ương. Trong lịch sử nước Mỹ vì thế không hề hiếm lần xảy ra chuyện “phép vua kiện lệ làng” hoặc “lệ làng xung khắc phép vua”. Chuyện về cái gọi là “tính trung lập của mạng Internet ở bang California” mới đây là một ví dụ.

Trong ngày tại nhiệm cuối cùng, Thống đốc bang California Jerry Brown đã ký ban hành sắc lệnh về thực hiện tính trung lập của mạng Internet với tên gọi là California Internet Consumer Protection and Net Neutrality Act of 2018. Đằng sau đó là câu chuyện khá dài về chủ đề tính trung lập của mạng Interner ở Mỹ từ nhiều năm nay. Bản chất vấn đề ở đây là việc sử dụng mạng Internet tự do thoải mái hay hạn chế. 

Quan điểm khác nhau bởi có những công ty tạo bên cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho mạng Internet và có những hãng sử dụng mạng Internet để cung ứng những dịch vụ và ứng dụng nhằm kiếm lời. Những công ty tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật như các tập đoàn viễn thông AT&T, Comcast hay Verizon.... có lợi ích trong việc mạng Internet - tức là mạng lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật của họ - được sử dụng dưới sự kiểm soát và quản lý chặt chẽ của họ bởi chỉ như thế họ mới kiếm được lời. 

Những hãng chỉ sử dụng mạng Internet để kiếm lời như Facebook, Google hay Amazon thì lại muốn mạng Internet được sử dụng càng nhiều càng tốt, càng tự do thoải mái càng tốt, tức là không được kiểm soát. Năm 2015, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama ban hành quy định được gọi là tính trung lập của mạng Internet với nội dung coi mạng Internet như một dịch vụ công và tất cả mọi người đều có thể tự do sử dụng mà không hề bị kiểm soát gì. 

Một trong những nội dung quan trọng nhất của quy định này là 3 điều cấm: cấm ngăn chặn thông tin, cấm hạn chế tốc độ truy cập thông tin và cấm phân biệt đối xử trong thông thương thông tin trên mạng Internet. Quy định này gây bất bình ở những hãng cung ứng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho mạng Internet và làm hài lòng những hãng sử dụng mạng Internet để hoạt động kinh doanh.

Hình minh họa
Hình minh họa

Tháng 6 năm nay, chính quyền mới ở Mỹ huỷ bỏ quy định năm 2015 kia và đồng thời còn quy định cụ thể rõ là chính quyền địa phương không được phép ban hành quy định riêng trái với quy định này của chính quyền trung ương. Cho tới thời điểm ấy, câu chuyện ở đây chỉ là chuyện phép vua lật nhau, phép ở thời vua sau lật phép của thời vua trước. Với phép vua mới này, những hãng cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho mạng Internet lại được thời.

Bây giờ, bang California chơi đòn lật ngược phép vua, dùng luật mới với nội dung áp dụng quy định năm 2017 để vô hiệu hoá phép vua năm 2018. Chính quyền trung ương khởi kiện chính quyền bang vì thế.

Kết cục cuối cùng ra sao hiện thật khó ai có thể dự báo được bởi về danh nghĩa thì đây là chuyện bất đồng quan điểm về phạm vi quyền hạn của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, nhưng trong thực chất thì đây là chuyện chính trị và nhóm lợi ích cũng như chuyện sử dụng việc lập pháp cũng như hành pháp để phục vụ lợi ích nhóm ở Mỹ. Nhìn vào phán quyết tới đây của toà án về vụ kiện tụng này có thể thấy được cái gì chi phối và quyết định chuyện lập pháp và hành pháp ở nước Mỹ.

Đành rằng luật pháp không thể bất biến bởi một khi cuộc sống của con người và thế giới loài người biến đổi thì luật pháp cũng phải thay đổi vì lập pháp, hành pháp cũng như tư pháp phải phục vụ con người chứ không thể ngược lại. Nhưng thay đổi luật pháp, hành pháp và tư pháp vì động cơ mục đích riêng của phe cánh chính trị và vì lợi ích nhóm như trong chuyện phép vua kiện lệ làng này thì lại hoàn toàn khác.

Đọc thêm

Văn hóa đọc đặc trưng tại các quốc gia

Hội chợ sách sách lớn nhất thế giới Frankfurt năm 2022. (Ảnh: DW)
(PLVN) - Đã gần 5.000 năm kể từ khi cuốn sách đầu tiên ra đời, cũng là ngần ấy thời gian hình thành nên văn hoá đọc - cầu nối đến kho tàng tri thức quý báu của nhân loại. Tại mỗi quốc gia, văn hoá đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, luôn được quan tâm đặc biệt và thúc đẩy trong dân chúng.

IMF cảnh báo mối nguy toàn cầu nếu tịch thu tài sản của Nga

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ông Alfred Kammer - Giám đốc khu vực châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, bất kỳ bước đi nào nhằm tịch thu nguồn tài sản đang bị đóng băng của Nga đều cần được hỗ trợ về mặt pháp lý để tránh nguy cơ làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu.

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.

Tổng thống Nga Putin nhận tấm giấy quan trọng

Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga Ella Pamfilova và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) Ella Pamfilova đã trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin giấy chứng nhận chính thức đánh dấu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Nga diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.

Tiết lộ thu nhập của Tổng thống Mỹ Biden và phu nhân

Tổng thống Mỹ Biden và Đệ nhất phu nhân.
(PLVN) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill ngày 15/4 công bố tờ khai thuế cho thấy thu nhập của họ đã tăng 7%, lên thành 619.976 USD vào năm 2023 và họ đã đóng thuế liên bang số tiền tương đương 23,7% thu nhập.