Romania: Phong tỏa hơn 32 triệu USD của Chủ tịch Hạ viện

Người biểu tình phản đối dự luật cải cách tư pháp của chính phủ
Người biểu tình phản đối dự luật cải cách tư pháp của chính phủ
(PLO) - Quyết định phong tỏa hơn 32 triệu USD của Chủ tịch đảng Xã hội Dân chủ (PSD) cầm quyền Liviu Dragnea đang khiến dư luận và chính giới quan tâm bởi đây không phải lần đầu tiên danh tính của ông Liviu Dragnea, Chủ tịch Hạ viện bị giới truyền thông nhắc tới và Chủ tịch đảng PSD đang bị điều tra với cáo buộc lạm quyền và biển thủ các khoản tài trợ của Liên minh châu Âu (EU). 
 

Theo quyết định hôm 21-11 của Văn phòng công tố chống tham nhũng quốc gia Romania (DNA), hơn 127,5 triệu leu (32,2 triệu USD) tài sản của ông Liviu Dragnea đã bị tịch thu tạm thời. Chủ tịch đảng PSD bị cáo buộc sử dụng sai mục đích các khoản tài chính của EU dành cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khi ông Liviu Dragnea giữ chức Chủ tịch Hội đồng vùng Teleorman, miền Nam Romania trong giai đoạn 2000-2012. 

Ngay sau khi bị DNA cáo buộc, ông Liviu Dragnea đã phủ nhận mọi cáo buộc. Trước đó (13-11), DNA đã cáo buộc ông Liviu Dragene lạm quyền khi sử dụng hàng hóa và dịch vụ công cho mục đích cá nhân hoặc cho riêng đảng cầm quyền. Hơn 1 năm trước (tháng 9-2016), Cơ quan chống gian lận châu Âu đã bắt đầu "để mắt" tới những hoạt động mờ ám của ông Liviu Dragnea. 

Ông Liviu Dragnea từng bị kết tội gian lận trong bầu cử và bị tòa tuyên mức án 2 năm tù treo. Và bản án kể trên đã khiến ông Liviu Dragnea không đủ tư cách để ngồi vào chiếc ghế Thủ tướng sau khi đảng PSD giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử mới đây. Tuy không trở thành Thủ tướng, nhưng ông Liviu Dragnea vẫn có quyền lực rất lớn trong đảng PSD. Theo giới truyền thông, ông Liviu Dragnea từng bị tòa kết tội chủ mưu mua chuộc và giả mạo phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý để luận tội cựu Tổng thống Traian Basescu cách đây 5 năm (2012-2017), đồng thời tuyên phạt 1 năm tù án treo. Gần nửa tháng trước (12-11), hàng nghìn người đã biểu tình tại nhiều thành phố để phản đối dự luật cải cách tư pháp của chính phủ - những sửa đổi sẽ làm suy yếu nỗ lực chống tham nhũng. Trước đó (5-11), hơn 12.000 người đã biểu tình tại Bucharest để phản đối dự luật cải cách tư pháp bởi việc này sẽ làm suy yếu quyền lực của DNA cũng như ngăn cản cơ quan này điều tra các quan chức. Bởi theo dự luật cải cách, Tổng thống sẽ không còn quyền chỉ định các công tố viên cao cấp và việc sửa đổi dự luật nhằm bảo vệ các nhà lãnh đạo tham nhũng. Đại diện của Ủy ban châu Âu tại Romania, bà Angela Cristea từng cảnh báo, nỗ lực của Bucharest trong việc cải cách toàn diện hệ thống tư pháp có thể hủy hoại nỗ lực của Romania trong bài trừ nạn tham nhũng. 

Chủ tịch đảng Xã hội Dân chủ (PSD) cầm quyền Liviu Dragnea
 Chủ tịch đảng Xã hội Dân chủ (PSD) cầm quyền Liviu Dragnea

Dư luận từng coi việc Tổng thống Klaus Iohannis từ chối đề xuất của đảng PSD về việc bổ nhiệm bà Sevil Shhaideh, nữ Hồi giáo làm Thủ tướng gần 1 năm trước (27-12-2016) là quyết định sáng suốt. Bởi theo thông báo hơn 2 tháng trước (22-9) của DNA, nữ Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Phát triển Khu vực Sevil Shhaideh bị tình nghi lạm quyền trong một vụ chuyển nhượng đất. Công tố viên nghi ngờ nữ Phó Thủ tướng trong thời gian làm Thứ trưởng Bộ Phát triển Khu vực đã giúp chuyển giao bất hợp pháp 324 ha đất gần sông Danube của nhà nước cho hội đồng huyện Teleorman vào năm 2013. Và khu đất này sau đó được tư nhân thuê lại. Điều đáng nói là Chủ tịch đảng PSD Liviu Dragnea từng là người đứng đầu hội đồng huyện Teleorman trong hơn 1 thập kỷ (đến năm 2012 mới kết thúc) và có quan hệ làm ăn với khu vực này. Theo giới truyền thông, bà Sevil Shhaideh là đồng minh thân cận của Chủ tịch đảng PSD Liviu Dragnea, người đang nhận án treo vì gian lận phiếu bầu và đang bị xét xử trong một vụ lạm quyền khác. Bà Sevil Shhaideh cho biết, đã nhận được thông báo là nghi phạm của vụ án kể trên, nhưng không tiết lộ thêm chi tiết vì cuộc điều tra đang diễn ra. Đồng thời khẳng định, sẽ sử dụng mọi quyền lợi (muốn điều tra nghị sĩ phải nhận được sự thông qua của Quốc hội) để phân tích tài liệu với các luật sư.

 Được biết, ngoài bà Sevil Shhaideh, các công tố viên còn đang điều tra 4 quan chức có liên quan tới vụ án kể trên, trong đó có nghị sĩ Rovana Plumb, Bộ trưởng Phụ trách ngân sách châu Âu. Các công tố viên nghi ngờ bà Rovana Plumb, người từng làm Bộ trưởng Môi trường năm 2013, đồng lõa lạm quyền trong vụ án với bà Sevil Shhaideh./. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.

Tiết lộ thu nhập của Tổng thống Mỹ Biden và phu nhân

Tổng thống Mỹ Biden và Đệ nhất phu nhân.
(PLVN) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill ngày 15/4 công bố tờ khai thuế cho thấy thu nhập của họ đã tăng 7%, lên thành 619.976 USD vào năm 2023 và họ đã đóng thuế liên bang số tiền tương đương 23,7% thu nhập.

Công dân Việt Nam tại Israel và Iran vẫn an toàn

Hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel được kích hoạt để đánh chặn máy bay không người lái (UAV) và tên lửa từ Iran tối 13/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
(PLVN) - Bộ Ngoại giao ngày 14/4 cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran trong những ngày qua diễn biến phức tạp và tiếp tục leo thang.

Chuyện về ngành quảng cáo toàn cầu

Quảng cáo đã trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ, trị giá lên tới hàng nghìn tỷ USD. (Ảnh: tinhte.vn)
(PLVN) - Đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong nền kinh tế, quảng cáo là một phương tiện tiếp thị chủ chốt giúp đưa thông điệp về sản phẩm đến gần với khách hàng hơn. Với thị trường rộng lớn, ngành quảng cáo toàn cầu thu lại lợi nhuận khổng lồ và gây ấn tượng với những chiến dịch không đơn thuần chỉ là quảng cáo.

Thúc đẩy hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới

Quang cảnh diễn đàn. Ảnh: baochinhphu.vn.
(PLVN) - Ngày 12/3, tại Hà Nội đã diễn ra "Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và triển vọng". Sự kiện do Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện Kinh tế - Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức.