Nga chế máy bay ném bom tầm xa 'định hình lại các học thuyết quân sự của thế giới'

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Tổng giám đốc Công ty PJSC “Tupolev” của Nga Alexander Konyukhov cho biết việc phát triển máy bay ném bom chiến lược tầm xa mang mã số sản phẩm 80 của nhà máy sẽ được hoàn tất trong khoảng 5 đến 7 năm.

Theo hãng tin Sputnik, việc phát triển máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Nga đã được Liên hiệp thống nhất chế tạo máy bay công bố vào tháng 11/2018.

Tuyên bố cho biết, việc hiện đại hóa và phát triển tổ hợp này nằm dưới sự kiểm soát đặc biệt của Tổng thống Nga Vladimir Putin - Tổng Tư lệnh tối cao lực lượng vũ trang Nga và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước này Sergey Shoigu.

Theo tiết lộ của Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexei Krivoruchko, máy bay ném bom chiến lược tầm xa mới của Nga sẽ được chế tạo theo công nghệ tàng hình với hệ thống điện tử chính và dự phòng của động cơ sẽ cho phép máy bay hoạt động liên tục tới 30 giờ.

Đại tá Nga Viktor Baranets cho hay, Nga chế tạo tổ hợp hàng không này để thay thế toàn bộ số máy bay ném bom tầm xa nổi tiếng Tu-22, Tu-95 và Tu-160. 

“Tất nhiên các đặc điểm chiến thuật và kỹ thuật của máy bay này phải vượt qua các máy bay từ lâu đã trở thành thương hiệu nổi tiếng của Nga. Tổ hợp này được bảo mật với nhiều đặc điểm chưa được biết đến vào lúc này nhưng máy bay sẽ được trang bị vũ khí có độ chính xác cao, bao gồm cả tên lửa siêu âm, được trang bị động cơ rất mạnh. Tất nhiên, công nghệ tàng hình được áp dụng”, ông Viktor Baranets cho biết.

Theo vị Đại tá của Nga, sự xuất hiện của một máy bay ném bom như vậy có thể định hình lại các học thuyết hàng không quân sự.

“Trong số các máy bay ném bom đang trong trang bị, không có loại nào có thể đem theo được số lượng vũ khí như máy bay này. Các nhà thiết kế máy bay Nga biết cách gây bất ngờ cho thế giới”, ông Baranets khẳng định.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Viện Brookings.

Tiếp tục tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài tới Việt Nam đầu tư, kinh doanh

(PLVN) - Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng dù bối cảnh tình hình có thay đổi Việt Nam vẫn tiếp tục nhất quán đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, trong đó coi trọng quan hệ với các nước lớn... Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài tới đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.