Hạ viện Anh bắt đầu tiến hành thảo luận dự luật rút khỏi EU

Thủ tướng Anh Theresa May. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Thủ tướng Anh Theresa May. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Các nghị sỹ sẽ thảo luận tới 470 điểm đề nghị sửa đổi, dài 186 trang, trước khi dự luật Brexit được thông qua thành luật.

Theo phóng viên TTXVN tại London, ngày 14/11, Hạ viện Anh bắt đầu tiến hành thảo luận dự luật rút khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là dự luật Brexit.

Theo đánh giá trong một báo cáo của Thượng viện Anh, đây là một trong những dự án pháp luật lớn nhất được tiến hành từ trước đến nay ở nước này.

Mục đích chính của dự luật Brexit là đưa những quy định của EU vào trong bộ luật của nước Anh, nhằm đảm bảo việc Anh rút khỏi EU sẽ diễn ra nhịp nhàng, không gây xáo trộn mạnh.

Các nghị sỹ sẽ thảo luận tới 470 điểm đề nghị sửa đổi, dài 186 trang, trước khi dự luật Brexit được thông qua thành luật.

Trong ngày đầu tiên, các nghị sỹ thảo luận trong 8 tiếng liên tục về việc làm sao có thể diễn dịch được những luật của EU mà 40 năm qua nước Anh đã thực thi để đưa vào trong luật của Anh, cũng như vai trò của Tòa án tối cao EU.

Tại phiên họp đầu tiên này, vấn đề Thủ tướng Theresa May muốn đưa thời điểm Anh sẽ rời EU (23 giờ ngày 29/3/2019) ghi cụ thể vào trong dự luật đang vấp phải sự phản đối từ một số nghị sỹ đảng bảo thủ và các đảng chính trị khác vì họ cho rằng như thế là không dân chủ, ép các nghị sỹ chỉ được phép bỏ phiếu lựa chọn: đồng ý hay không, chứ không được phép dừng Brexit hay đề nghị thảo luận lại những thỏa thuận mà chính phủ và EU đã thảo luận xong.

Việc bỏ phiếu cho những điểm mấu chốt của dự luật sẽ không diễn ra trong tuần này, mà sẽ diễn ra trong tháng 12 tới.

Tuy nhiên, những tranh luận trong tháng 11 sẽ làm rõ những vấn đề và những sửa đổi gây tranh cãi mà nhiều khả năng Chính phủ Anh sẽ phải thay đổi.

Sau khi thảo luận thông qua tại Hạ viện, dự luật Brexit sẽ được trình sang Thượng viện Anh để các thượng nghị sỹ cho ý kiến, xem xét lại lần nữa, sau đó sẽ trình lên Nữ hoàng thông qua để trở thành luật.

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.