Điệp viên hai mang 'đánh đu' giữa MI6 và KGB

Điệp viên Kim Philby.
Điệp viên Kim Philby.
(PLVN) - Theo đánh giá của nhiều người, điệp viên hai mang người Anh Kim Philby chính là một trong những điệp viên “vĩ đại” nhất trong lịch sử. Ông ta đã qua mặt người Anh, bí mật làm việc cho Liên Xô trên cương vị người phụ trách các chiến dịch phản gián chống Liên Xô.

Một đêm mưa bão cuối tháng 1/1963, tại một căn hộ nằm ở lưng chừng một ngọn đồi ở thủ đô Beirut của Lebanon, một người đàn ông trung niên rón rén bước ra khỏi căn hộ của ông ta. Sau khi nhìn quanh, người này rảo bước, nhanh chóng hòa vào làn mưa.

Vừa đi vừa đảo mắt quan sát xung quanh để chắc chắn không bị ai theo dõi, người đàn ông tiến về phía bến cảng thành phố. Ở đó, một con tàu đã chờ sẵn. Ngay sau khi người đàn ông bước lên, người lái tàu đã cho tàu nhổ neo, thẳng hướng ra phía Địa Trung Hải để tới Odessa, Ukraine.

Người đàn ông được nói đến ở trên chính là điệp viên hai mang người Anh Kim Philby. Vụ đào tẩu của ông ta được xem là một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cũng là sự kiện đáng xấu hổ nhất của tình báo Anh liên quan đến đường dây điệp viên “Bộ ngũ Cambridge” đình đám.

Bởi, điều trớ trêu là Philby, người được cơ quan tình báo MI6 của Anh tin tưởng giao cho phụ trách các chiến dịch chống lại Liên Xô, lại chính là “đầu sỏ” trong dây gián điệp làm việc cho Liên Xô.

Không những thế, khi có những đồn đoán về người này phản bội, giới chức Anh còn ra sức bảo vệ ông ta. Chín năm trước vụ đào tẩu, Ngoại trưởng Anh khi đó là Harold Macmillan đã đứng trước Hạ viện Anh mạnh mẽ tuyên bố rằng không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy Philby chính là “Kẻ thứ 3”, người đã giúp hai điệp viên khác trong đường dây gián điệp Cambridge là Guy Burgess và Donald Maclean đào tẩu tới Liên Xô vào năm 1951. 

Với Kim Philby, cuộc đào tẩu này cũng đánh dấu sự kết thúc của nửa thập kỷ trong bóng tối, giúp ông ta có thể đường hoàng tới được ngôi nhà tinh thần mà trước đó ông ta vốn chỉ có thể mường tượng tới. 

Vỏ bọc hoàn hảo

Kim Philby, tên đầy đủ là Harold Adrian Russell “Kim” Philby, sinh năm 1912 tại bang Punjab của Ấn Độ. Xuất thân trong một gia đình công chức khá giả của Anh nên ngay từ nhỏ Philby đã được cha mẹ cho theo học ở các cơ sở giáo dục tư nhân có tiếng và đến năm 16 tuổi thì nhận được học bổng của Đại học uy tín Cambridge. 

Các ghi chép thường cho là Philby đã được tình báo Liên Xô tuyển mộ khi còn ngồi trên giảng đường trường Cambridge nhưng cũng có nguồn tin nói rằng ông ta thực chất được tuyển mộ thông qua người vợ đầu tiên, cũng là một người mạnh mẽ tin tưởng vào Liên Xô, tên là Litzi.

Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của Philby chính là lập danh sách những người mà tình báo Liên Xô có thể tuyển mộ và ông ta đã thành xuất sắc màn “ra mắt” với tình báo Anh khi chiêu mộ được Guy Burgess và Donald Maclean cùng một số mật thám quan trọng khác. 

Hoàn tất khóa học tiếng Nga ở trường ngôn ngữ Slavonic ở London, Anh, Philby bắt đầu tham gia hoạt động báo chí. Khi nội chiến nổ ra ở Tây  Ban Nha, ông ta đến đây đưa tin cho tờ The Times. Cũng chính trong thời gian này, Philby được tình báo Anh tuyển mộ, trở thành điệp viên hai mang cùng lúc cung cấp thông tin cho cả người Nga và người Anh.

Sau khi nước Pháp bị quân của Hitler chiếm đóng, Philby trở về Anh và được cơ quan tình báo Anh MI6 tiếp nhận. Chỉ trong vòng bốn năm sau đó, ông ta thăng tiến nhanh chóng, trở thành người phụ trách bộ phận chống Liên Xô và Phong trào Cộng sản Quốc tế trong MI6. 

Bề ngoài, Philby hoàn thành tốt công việc của mình đến mức được ghi nhận là “chuyên gia chống Cộng sừng sỏ”. Ấy thế nhưng, trên thực tế, trong suốt thời gian làm việc cho tình báo Anh, ông vẫn trung thành với Liên Xô và có những đóng góp lớn cho người Nga.

Ví dụ, trên cương vị người điều phối các chiến dịch phản gián chống lại tình báo Liên Xô, Philby nắm được tất cả những kế hoạch của tình báo Anh nhằm bắt giữ các điệp viên Liên Xô và sử dụng quyền lực của mình để chặn lại hoặc cảnh báo cho phía Liên Xô để họ có thể đi trước một bước. 

Thêm vào đó, Philby cũng nắm được danh tính của những điệp viên người Anh và người Mỹ đang làm việc tại Liên Xô nên có thể giúp KGB loại bỏ hoặc vô hiệu hóa những người này bằng cách cố tình chuyển cho họ những thông tin sai. Chính những hoạt động phá hoại của Philby đã khiến cho hai cơ quan tình báo tinh nhuệ của Anh là MI5 và MI6 gặp nhiều khó khăn.

Philby (ở giữa) và vợ.
Philby (ở giữa) và vợ.

Nhiều người Nga hiện vẫn xem Philby là một anh hùng vì ông ta đã chuyển cho phía Nga những thông tin tình báo về các kế hoạch chiến tranh của phe Đồng minh, Đức và Nhật Bản để giúp Liên Xô có được các đối sách phù hợp, từ đó giúp hàng nghìn người Nga không bị mất mạng oan uổng. 

Năm 1949, Philby được chỉ định làm Bí thư thứ nhất tại Đại sứ quán Anh ở Washington, phụ trách hoạt động trao đổi thông tin giữa các cơ quan tình báo của Anh và Mỹ. Trên cương vị này, ông ta được tiếp cận những thông tin mật vô cùng nhạy cảm mà Anh - Mỹ trao đổi cho nhau.

Giá trị của ông ta trong mắt người Nga vì thế càng gia tăng. Theo điệp viên Liên Xô Yuri Modin, Philby được đánh giá là “điệp viên vĩ đại nhất trong thế kỷ 20” và việc tuyển mộ được ông ta từng được lãnh đạo KGB xem là một kỳ công.

Người nước ngoài hiếm hoi được trao Huân chương Lenin

Tuy nhiên, thời gian Philby ở Washington chính là lúc nguy cơ ông bị phát giác bắt đầu gia tăng. Bằng cách chặn các liên lạc của Liên Xô, giới chức Mỹ phát hiện ra rằng có kẻ phản bội trong hàng ngũ nhân viên ngoại giao ở đại sứ quán của họ ở nước ngoài và thông báo cho phía Anh.

Phát hiện người đang bị nghi ngờ chính là Donald Maclean, Philby phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là vừa phải tìm ra được kẻ chỉ điểm trong hàng ngũ KGB, vừa tìm cách bảo vệ Maclean, cũng là bảo vệ bản thân. 

Giữa năm 1951, nhận thấy khả năng đường dây gián điệp Cambridge bị phát giác là rất cao nên Philby đã liên lạc với Burgess để nhờ người này dàn xếp cho Maclean bỏ trốn tới Nga. Có điều, thay vì thực hiện theo đúng kế hoạch, Burgess vì quá sợ hãi nên cũng đã trốn luôn cùng với Maclean tới Moscow, khiến hai thành viên đầu tiên trong đường dây gián điệp nổi tiếng bị phanh phui.

Vì từng ở cùng Burgess và Mclean nên mọi nghi ngờ cũng nhanh chóng đổ dồn về phía Philby. Ông ta đã bị MI6 thẩm vấn và đã buộc phải từ chức trước khi bị sa thải. Song, vì thiếu bằng chứng nên những cáo buộc hoạt động gián điệp nhằm vào Philby đã được hủy bỏ vào năm 1955.

Sau khi rời khỏi lực lượng tình báo, Philby quay trở lại nghề báo. Năm 1956, ông tới Lebanon với tư cách phóng viên thường trú ở Trung Đông của các tờ The Observer và The Economist. Đến năm 1960, Philby được MI6 tuyển mộ lại.

Một năm sau đó, Thiếu tá Anatoliy Golitsyn của KGB đào tẩu sang Mỹ. Khi bị tình báo Anh thẩm vấn, ông ta xác nhận Philby chính là “Kẻ thứ 3” trong đường dây gián điệp Cambridge đã cùng với Burgess và Maclean cung cấp thông tin cho Liên Xô. Thực hiện nhiệm vụ được giao, cuối năm 1962, một người bạn của Philby là Nicholas Elliot đã lấy được lời thú nhận của Philby.

Song, trước khi tình báo Anh có thể giăng lưới vây bắt, đầu năm 1963, Philby đã trốn thoát thành công tới Liên Xô. Tháng 7/1963, phía Liên Xô thông báo cho phép Philby tị nạn chính trị và được mang quốc tịch Liên Xô. Lúc này, MI6 đã bị chỉ trích dữ dội vì để lọt ông ta.

Tuy nhiên, cũng có thông tin cho rằng MI6 đã cố tình tạo một thời gian cho Philby trốn thoát để tránh việc phải công khai việc đã để lọt một điệp viên hai mang tồn tại gần 30 năm mà không phát hiện được. 

Tại Moscow, Philby đã được trao tặng hàng loạt huân, huy chương, trong đó có Huân chương Lenin. Ảnh của ông thậm chí được in lên tem của Nga. Có điều, cho đến tận  khi chết, Philby vẫn luôn bất mãn vì không được KGB tiếp nhận vào làm việc tại Nga. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất
Từ trên không trung nhìn xuống những ngọn đồi nhấp nhô gần cây cầu Hebden, miền Bắc nước Anh, một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ độc đáo đã được trình bày trên đồng cỏ xanh rộng lớn kèm với một lời kêu gọi hành động vì môi trường nhân Ngày Trái Đất 22/4.

Kiều bào tại Ba Lan trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng trao thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh.
(PLVN) - Tối 20/4, tại tiệc chiêu đãi do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức chào mừng các đại biểu kiều bào về dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng đã trao Thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh (kiều bào ta tại Ba Lan) vừa trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw, Ba Lan.

Gần 70 đại biểu kiều bào tham dự Giỗ tổ Hùng Vương 2024

Đoàn chụp ảnh lưu niệm trước cổng Đền Hùng.
(PLVN) - Ngày 20/4 (tức ngày 12/3 Âm lịch), nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ hơn 20 quốc gia trên thế giới do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu, hành hương về Đền Hùng - Phú Thọ.

Văn hóa đọc đặc trưng tại các quốc gia

Hội chợ sách sách lớn nhất thế giới Frankfurt năm 2022. (Ảnh: DW)
(PLVN) - Đã gần 5.000 năm kể từ khi cuốn sách đầu tiên ra đời, cũng là ngần ấy thời gian hình thành nên văn hoá đọc - cầu nối đến kho tàng tri thức quý báu của nhân loại. Tại mỗi quốc gia, văn hoá đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, luôn được quan tâm đặc biệt và thúc đẩy trong dân chúng.

IMF cảnh báo mối nguy toàn cầu nếu tịch thu tài sản của Nga

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ông Alfred Kammer - Giám đốc khu vực châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, bất kỳ bước đi nào nhằm tịch thu nguồn tài sản đang bị đóng băng của Nga đều cần được hỗ trợ về mặt pháp lý để tránh nguy cơ làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu.

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.

Tổng thống Nga Putin nhận tấm giấy quan trọng

Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga Ella Pamfilova và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) Ella Pamfilova đã trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin giấy chứng nhận chính thức đánh dấu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Nga diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.