“Yêu miêu truyện”: Quá đẹp, hoành tráng và... gây tranh cãi

Dương Quý Phi do người đẹp lai Trương Dung Dung thể hiện
Dương Quý Phi do người đẹp lai Trương Dung Dung thể hiện
(PLO) -“Yêu miêu truyện” là tác phẩm điện ảnh được đầu tư kinh phí khủng của đạo diễn Trần Khải Ca một lần nữa lại chứng tỏ sự cầu kỳ, đầu tư về mặt thị giác trong phim của ông.

 

Yêu miêu truyện dựa trên tiểu thuyết Sa môn không hải của Yumenmakura Baku. Tác giả mất 17 năm để hoàn thành cuốn tiểu thuyết, đến lượt Trần Khải Ca, ông bỏ ra sáu năm để hoàn thành bộ phim. 

Dự án khủng

Phim là câu chuyện huyền sử, bài thơ về cuộc tình huyền thoại giữa Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi đi vào lịch sử, đồng thời tái hiện thời kỳ cực thịnh huy hoàng của nhà Đường. Hầu hết các nhân vật trong phim đều lấy cảm hứng từ các nhân vật lịch sử có thật của Trung Quốc, bồi đắp thêm bằng trí tưởng tượng phong phú của đạo diễn.

Một trong những lí do cần nhiều thời gian để làm bộ phim bởi ê kíp sản xuất cho tái hiện toàn bộ khung cảnh thành Trường An. Những nhà thiết kế mỹ thuật hàng đầu Trung Quốc quy tụ trong năm năm để xây dựng khu kinh thành Trường An với tỷ lệ 1:1. Không tính chi phí dựng lại thành lên tới hơn 200 triệu USD, phim cũng được đầu tư khoảng 170 triệu USD-mức ngang với nhiều siêu phẩm Hollywood. Riêng bữa tiệc xa hoa đời Đường cần ới 13 nghìn đạo cụ, chủ yếu các loại đèn đủ màu sắc để vẽ lên sự lung linh của dạ tiệc.

Yêu miêu truyện là tác phẩm điện ảnh sử thi lấy bối cảnh nhà Đường khoảng năm 850 sau Công nguyên, 30 năm sau cái chết của Dương Ngọc Hoàn-Dương Quý Phi. Nhà vua Đường mắc bệnh lạ, nhà sư nước Oa Không Hải được mời đến nhưng đã muộn. Tại thời điểm này kinh thành lan đi lời đồn về con mèo thành tinh có khả năng nói giọng con người, gây ra một loạt vụ án nghiêm trọng. Trước tình hình rối ren, nhà thơ Bạch Cư Dị-Bạch Lạc Thiên- và thiền sư Không Hải quyết định tìm ra manh mối con mèo thành tinh, đồng thời khám phá nhiều bí mật đen tối xung quanh cái chết của Dương Quý Phi năm xưa. 

Hệ thống nhân vật thú vị

Bạch Lạc Thiên hay còn gọi Bạch Cư Dị là nhà thơ vĩ đại đời Đường, nổi tiếng với khúc Trường hận ca viết về mối tình của Đường Huyền Tông và dương Quý Phi. Bạch Lạc Thiên mang trong mình trái tim tự do tự tại, luôn tự hào về tài năng thiên bẩm của mình đồng thời rất mến mộ Dương Quý Phí-tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc. Sau khi Đường Huyền Tông băng hà, Lạc Thiên thôi giữ chức Quan Thái sử chuyên ghi chép chuyện trong triều. Lí do chàng nhậm chức chỉ cốt điều tra cái chết bí ẩn của Dương Quý Phi, để hoàn thành Trường hận ca. Hoàng Hiên được giao vai Bạch Lạc Thiên. Năm 2016 Hoàng Hiên từng gây sốt ở châu Á với vai soái ca đóng cùng Dương Mịch trong Người phiên dịch. Phong thái nho nhã của Hoàng Hiên phù hợp khi hóa thân nhà thơ tài hoa Bạch Cư Dị.

Shamon Kukai (Không Hải) do Sometai Shota thủ diễn. Không Hải là thiền sư bí ẩn đến từ Nhật Bản để thỉnh phật Trung Quốc, được mời đến chữa bệnh cho Hoàng đế Đường Huyền Tông. Sau này không vội trở về nước, Không Hải cùng Bạch Lạc Thiên cùng điều tra bí ẩn liên quan đến những vụ án do yêu miêu gây ra, đồng thời dần đưa người xem lật dở nhiều trang sử của Trung Quốc, đặc biệt là cái chết bí ẩn của Dương Quý Phi. Vai Không Hải do nam diễn viên trẻ 25 tuổi Someita Shota thủ diễn. Nam diễn viên có sự nghiệp đáng nể, từng giành giải thưởng tại LHP Venice năm 2011 và nhiều giải thưởng Hàn lâm điện ảnh Nhật Bản.

Dương Quý Phi do Trương Dung Dung thủ diễn. Được xếp vào một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc, sắc đẹp của Dương Quý Phi khiến Đường Huyền Tông mê đắm đồng thời hồng nhan này cũng được quy kết gây ra sự hỗn loạn, suy vong của nhà Đường. Dương Quý Phi bị bức tử trong cuộc nổi loạn An Lộc Sơn, là nguồn cơn cho kỳ án yêu miêu. Trương Dung Dung mang hai dòng máu lai Pháp-Trung, do đạo diễn Trần Khải Ca dựa vào tài liệu cổ rằng nàng Quý phi họ Dương mang vẻ đẹp lai. Vẻ đẹp của Dung Dung đủ để thuyết phục khán giả.

Khung cảnh Cực lạc yến xa hoa đời Đường
Khung cảnh Cực lạc yến xa hoa đời Đường

Đường Huyền Tông do Trương Lỗ Nhất thể hiện. Đường Huyền Tông cực kỳ sủng ái Dương Quý Phi, nhưng cũng chính là người quyết định ban dải lụa trắng cho Cao Lực Sĩ siết cổ nàng-nguyên nhân do quan quân ép vua xử chết phi yêu mới tiếp tục phò tá. Sau này, Đường Huyền Tông mắc căn bệnh kỳ lạ trước khi qua đời, được đồn rằng do liên quan đến con mèo yêu. Nam diễn viên sinh năm 1980 do Trương Lỗ Nhất được giao vai Đường Huyền Tông, từng gây tiếng vang qua phim Hãy nhắm mắt khi anh đến.

Đán Long và Bạch Long do Âu Hào và Lưu Hạo Nhiên thủ diễn. Đán Long là thuộc hạ thân tín của Đường Huyền Tông, trong binh biến Đán Long được vua Đường Huyền Tông giao nhiệm vụ dàn dựng cái chết giả cho Dương Quý Phi. Âu Hào thủ vai Đán Long vốn là ca sĩ kiêm diễn viên trẻ ở Trung Quốc. Bạch Long cũng là người chứng kiến cái chết của Dương Quý Phi, mãi sau này chàng mới nhận ra cái chết đó là cái bẫy không lối thoát. Đem lòng si mê Dương Quý Phi, Bạch Long hòa vào linh hồn yêu miêu để báo thù của nàng. Vai diễn do nam diễn viên trẻ sinh năm 1997 thể hiện.

Bên cạnh dàn diễn viên trẻ, Yêu miêu truyện còn có sự góp mặt của các diễn viên nổi tiếng như Tần Hảo trong vai Tể tướng Trần Vân Tiều, Trương Vũ Kỳ trong vai Xuân Cầm vợ Vân Tiều, Trương Thiên Ái trong vai vũ nữ xinh đẹp bậc nhất thành Trường An, Tân Bách Thanh trong vai nhà thơ Lý Bạch.

Gây tranh cãi

Không thể phủ nhận một trong những yếu tố làm nên Yêu miêu truyện là yếu tố kỹ xảo, màu sắc và sự bồi đắp về thị giác lung linh nguy nga của cung điện đời Đường. Trần Khải Ca tái hiện Cực lạc yến-bữa tiệc xa hoa do Đường Huyền Tông tổ chức tặng cho Dương Quý Phi. Phim mở đầu đầy kịch tính, hấp dẫn và đậm chất liêu trai khi Bạch Lạc Thiên và Không Hải lần theo dấu vết của yêu miêu. Truyện lồng trong truyện được Trần Khải Ca vận dùng khéo léo, dựng lại thâm cung bí sử của nhà Đường, đồng thời khéo léo đưa hai nhà thơ vĩ đại bậc nhất Trung Quốc vào trong phim-Lý Bạch và Bạch Cư Dị, đều có cớ liên quan Dương Quý Phi.

Nếu sự hoành tráng, mãn nhãn về thị giác nhận được sự đồng thuận cao của khán giả thì nhiều người lại chê trách dạo diễn ở chỗ quá chú trọng phần nhìn, xem nhẹ kịch bản. Nếu nửa đầu phim hấp dẫn, tạo hứng khởi cho khán giả không rời mắt khỏi màn hình để tìm hiểu bí ẩn quanh con mèo thành tinh, phần sau lại rời rạc và dường như không liên quan tới phần đầu.

 Trần Khải Ca quá chú trọng tới mô tả lại sự hưng thịnh của đời Đường với cung điện nguy nga, cờ hoa lộng lẫy nhưng xem nhẹ việc khắc hoạ sâu nhân vật. Từ Đường Huyền Tông cho tới Dương Quý Phi hiện lên trên màn ảnh, nhiều đoạn trở đi trở lại nhưng nặng về phô diễn bề ngoài hơn là nội tâm. Bộ phim huyền sử nên cái chết của Dương Quý Phi cũng được thêu dệt, tô hồng hơn rất nhiều so với một số sử liệu chép lại ngoài đời thực.../.

Có lẽ Trần Khải Ca giống Trương Nghệ Mưu gần đây khi làm Vạn Lý Trường Thành, đều xuống dốc và không thể quay trở lại thời đỉnh cao. Trần Khải Ca từng có Bá vương biệt cơ đoạt Cành cọ vàng năm 1993, tuy nhiên Vô cực và Đạo sĩ hà sơn sau đó lại bị ném đá không thương tiếc. 

Dù gây tranh cãi, nhưng sau khi khởi chiếu 22/12/2017 đến nay, phim thu về hơn 500 triệu NDT, vẫn là một trong những phim nổi bật nhất của Trung Quốc năm 2017.

Tin cùng chuyên mục

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.