Xúc động phút tiễn biệt 'A Phủ' Trần Phương

Con cháu và các đồng nghiệp tiễn biệt Nghệ sĩ Nhân dân Trần Phương - vai A Phủ trong "Vợ chồng A Phủ" - ở tang lễ chiều 30/8.

Con gái nghệ sĩ cho biết gia đình tổ chức đơn giản, phù hợp tình hình dịch hiện nay. Trước lối vào nhà tang lễ Phùng Hưng, họ chuẩn bị sẵn hoa cúc để mọi người tới viếng. Gia đình không muốn khách mang vòng hoa, tránh lãng phí.

Đạo diễn Trọng Trinh (trái), NSND Hoàng Dũng tới viếng cố nghệ sĩ Trần Phương. Ảnh: Giang Huy.

Đạo diễn Trọng Trinh (trái), NSND Hoàng Dũng tới viếng cố nghệ sĩ Trần Phương. Ảnh: Giang Huy.

NSƯT Đặng Tất Bình, một học trò gần gũi đạo diễn, NSND Trần Phương, đại diện cho gia đình trong tang lễ, cũng là người viết điếu văn NSND Trần Phương, thông báo, gia đình muốn gìn giữ hình ảnh trẻ trung, lãng mạn của ông đến giây phút cuối cùng. Vì thế, gia đình có nguyện vọng đồng nghiệp, bạn hữu không mang vòng hoa tới tiễn đưa NSND Trần Phương.

Những năm cuối đời, đạo diễn Trần Phương thắc thỏm lúc ông mất không ai đưa tiễn vì bạn bè đồng lứa đã đi gần hết. Thế nhưng, tới viếng ông vẫn có nhiều gương mặt thân quen, là đồng nghiệp, đàn em, học trò của ông trong nghề. Nghệ sĩ Thanh Loan - đóng phim Biệt động Sài Gòn - cho biết ngoài đời Trần Phương đáng mến với nụ cười luôn đọng trên môi. Ông nho nhã, tài năng nhưng sống rất khiêm tốn. Trong vai trò đạo diễn, mỗi khi có việc cần trao đổi, ông luôn nhẹ nhàng, từ tốn. Trong ký ức của Thanh Loan, bà chưa từng thấy nghệ sĩ to tiếng, cáu gắt với bất kỳ ai trong đoàn phim.

"Những năm ông sống trong viện dưỡng lão, tôi cùng nhiều đồng nghiệp có lên thăm. Dù tuổi ông đã cao, chúng tôi vẫn ấn tượng với nụ cười tươi, gương mặt lãng tử như chàng A Phủ trong Vợ chồng A Phủ 59 năm trước", bà nói.

Nghệ sĩ Diệu Thuần chung cảm nhận về người đồng nghiệp. Bà từng đóng vài vai phụ trong phim của ông. Nghệ sĩ kể: "Khi quay Mưa rơi trên thành phố, tôi mới ra trường nên rất ngố, chú đều tận tình chỉ bảo. Chú như một người cha, người anh và đồng nghiệp mà tôi vô cùng ngưỡng mộ".

NSND Mạnh Cường chia sẻ với người nhà nghệ sĩ. Anh gọi Trần Phương là cha bởi được ông dìu dắt, chỉ dạy khi mới vào nghề. Ảnh: Giang Huy.

NSND Mạnh Cường chia sẻ với người nhà nghệ sĩ. Anh gọi Trần Phương là cha bởi được ông dìu dắt, chỉ dạy khi mới vào nghề. Ảnh: Giang Huy.

Trong điếu văn, biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát tưởng nhớ ông là một trong số nghệ sĩ làm điện ảnh mà không học qua bất kỳ trường lớp chuyên nghiệp nào. "Thành công của ông đến từ lòng đam mê vô hạn với điện ảnh, cộng với ý chí ham học tột cùng. Ông đã kiên trì học các đồng nghiệp, học ở đời để có kiến thức vững vàng làm nghề. Nhắc tới NSND Trần Phương, đồng nghiệp luôn nhớ tới hình ảnh một người thông minh, lịch thiệp, tài hoa và giàu lòng trắc ẩn, nhân ái", bà nói.

Con gái đầu của nghệ sĩ - Trần Phương Lan - đại diện gia đình gửi lời cảm ơn bạn bè, thân hữu gần xa. Chị nhớ hình ảnh người cha mang theo con đi làm phim trong những năm tháng khó khăn. "Bố yêu quý của chúng con. Suốt đời đam mê, hiến dâng cho nghệ thuật, bố luôn đem theo A Phủ của riêng mình cùng các đoàn làm phim đi khắp trong và ngoài nước. Bố dành tất cả sức lực và tài năng cho điện ảnh. Không ít lần đi làm phim ở Tây Bắc hay miền Trung bố luôn phải đem theo con gái nhỏ để tiện chăm nuôi. Do bom đạn chiến tranh, bố nhiều lần đạp xe chở mì, gạo lên Thái Nguyên tiếp tế. Trong khuôn hình bộ phim mà bố và các đồng nghiệp để lại, con thấy tấm lòng người cha của mình", con gái Trần Phương nói.

Nghệ sĩ Trần Phương ở tuổi 85. Lúc này, sức khỏe ông đã yếu, lúc nhớ lúc quên và thường nghĩ tới chuyện sống - chết. Ảnh: Quý Đoàn.

Nghệ sĩ Trần Phương ở tuổi 85. Lúc này, sức khỏe ông đã yếu, lúc nhớ lúc quên và thường nghĩ tới chuyện sống - chết. Ảnh: Quý Đoàn.

Nghệ sĩ Trần Phương qua đời sáng 26/8 ở Hà Nội, thọ 90 tuổi. Ông sinh năm 1930 ở Thái Nguyên. Trước khi đến với điện ảnh, ông từng tham gia kháng chiến chống Pháp, học viết văn, chèo, tham gia đóng kịch trong quân đội. Năm 1955, ông trở thành diễn viên Xưởng Phim truyện Việt Nam (sau là Hãng Phim truyện Việt Nam). Đóng vai chính phim đầu tiên - Vợ chồng A Phủ của đạo diễn Mai Lộc, ông trở thành một trong những gương mặt nổi bật của xưởng phim ngày ấy.

Sau đó, Trần Phương diễn đủ dạng vai từ già đến trẻ như Khoa - chồng Tư Hậu trong Chị Tư Hậu (1963), Khiêm trong Tiền tuyến gọi (1969), Sơn trong Biển gọi (1970), Tiệp trong Ngày lễ thánh, Lực trong Vợ chồng anh Lực... Sau này, ông nghỉ đóng phim, chuyển sang làm đạo diễn. Ông từng thực hiện phim Mưa rơi trên thành phố (1978), Dưới chân núi trắng (1979), Tội lỗi cuối cùng (1980)... Bộ phim Hy vọng cuối cùng (1981) với sự tham gia của Đặng Tất Bình và Như Quỳnh đã giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ sáu, ông cũng giành giải "Đạo diễn xuất sắc".

Tin cùng chuyên mục

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.