Vén màn bí ẩn gỗ sưa

(PLO) - Cơn sốt gỗ sưa càn quét từ thành thị tới nông thôn. Những mẩu gỗ cũ kỹ được bán với cái giá giật mình khiến nhiều người sẵn sàng gỡ hoành phi câu đối, đồ thờ tự bằng gỗ sưa đỏ xuống để bán.  Bí ẩn gì khiến loại gỗ này trở nên đắt đỏ đến như vây?
Gỗ sưa được chế tác thành nhiều món đồ thủ công mỹ nghệ.
Gỗ sưa được chế tác thành nhiều món đồ thủ công mỹ nghệ.
Trung Quốc có cả bảo tàng cho gỗ sưa
Đến nay ở Việt Nam, người dân bình thường cũng như giới buôn gỗ chỉ biết rằng gỗ sưa đỏ (người Trung Quốc gọi là gỗ Tử Đàn) đang có giá rất đắt, chỉ cần có sưa là có người Trung Quốc đến tận nơi mua gom. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn đang rất mơ hồ về giá trị sử dụng của loại gỗ quý này, chúng ta vẫn chưa hiểu vì sao nó lại có giá cao đến như vậy. 
Và theo tìm hiểu của phóng viên thì trong khi ở Việt Nam, nhiều người sẵn sàng gỡ hoành phi câu đối, đồ thờ tự bằng gỗ sưa đỏ xuống để bán thì ở Trung Quốc đã có hẳn một bảo tàng quốc gia về loại gỗ này với diện tích 9.569m2, nằm ở số 23 đường Kiến Quốc (khu Triều Dương, TP.Bắc Kinh). 
Bảo tàng mở cửa từ tháng 9/1999, trưng bày hơn 1.000 vật dụng làm bằng gỗ sưa như tủ, bàn ghế, giường, kỷ án, đồ mỹ nghệ, chủ yếu từ đời Minh, Thanh. Như vậy, chưa bàn đến công dụng của gỗ sưa ra sao nhưng rõ ràng người Trung Quốc đã và đang hết sức coi trọng loại gỗ này.
Qua thông tin giới thiệu từ trang mạng của bảo tàng nêu trên, gỗ sưa đỏ (Tử Đàn) được coi là một trong những loại gỗ quý nhất thế giới. Loại gỗ này chủ yếu sinh trưởng ở các nước Đông Nam Á. Ở Quảng Tây và Quảng Đông (Trung Quốc) cũng có gỗ Tử Đàn nhưng số lượng tương đối ít. Gỗ sưa đỏ thuộc loại thực vật nhiệt đới, lá thường xanh, loại lá nhỏ là tốt nhất, cây cao 10-15m, gỗ chắc, nặng dị thường, cho xuống nước là lập tức chìm. 
Người Trung Quốc phân loại gỗ sưa đỏ theo thời gian sinh trưởng của cây gỗ này. Theo đó, một cây gỗ sưa phải trải qua hàng trăm năm sinh trưởng thì mới trở thành một thứ gỗ quý và gỗ sưa lâu năm thường được gọi là gỗ cũ, có màu tím. Còn loại gỗ có thời gian sinh trưởng khoảng vài chục năm thường được gọi là gỗ mới, có màu đỏ. 
Cả hai loại gỗ này đều có vân theo hình càng cua nhưng không theo quy tắc hoặc giống kiểu lông bò (loại sưa ở Việt Nam). Tuy nhiên, gỗ sưa thường có tỷ lệ sử dụng được rất ít, chỉ khoảng 15-20%. Bởi cứ 10 cây gỗ sưa thì có đến 9 cây bị rỗng ruột. Vì vậy, người Trung Quốc có câu thành ngữ: “Một tấc gỗ sưa tương đương với một tấc vàng”.
Ở Trung Quốc, từ thời cổ đại người ta đã nhận thức được giá trị của gỗ sưa. Trong một cuốn sách cổ đời Tấn (thế kỷ III), gỗ sưa được gọi là Tử Đàn, “Tử” có nghĩa là tốt lành may mắn, “Đàn” trong tiếng Phạn là bố thí, mang ý nghĩa tâm linh. 
Do chất lượng gỗ vừa có tính rắn chắc vừa có tính dẻo dai, không dễ bị mối mọt và tương đối hiếm nên trong lịch sử Trung Quốc, các triều đại đều rất quý trọng loại gỗ này và chỉ vua chúa, quan lại mới được sử dụng. 
Gỗ sưa Việt Nam thuộc loại đầu bảng
Nói về gỗ sưa, không chỉ người Trung Quốc mà ngay cả người nước ngoài cũng hết sức coi trọng. Tương truyền, trước đây mộ của Napoleon có một cỗ quan tài mô hình bằng gỗ sưa dài 5 tấc, người tham quan rất lấy làm ngưỡng mộ. Vì vậy không ít người nước ngoài khi đến Bắc Kinh, thấy những vật dụng bằng gỗ sưa đã bỏ tiền, bỏ công thu mua. Do việc vận chuyển khó khăn nên họ chỉ mua những cánh cửa tủ, mặt hòm có hình hoa văn đẹp rồi đem về nước đóng khung làm đồ trưng bày.
Một chiếc vòng tay bằng gỗ sưa
 Một chiếc vòng tay bằng gỗ sưa
Trong cuốn “Trung Quốc cổ điển gia cụ dụng tài giám thưởng” có nói gỗ sưa sinh trưởng ở Việt Nam, Lào, phía tây Malaysia, Campuchia, Thái Lan nhưng gỗ sưa Việt Nam và Campuchia có chất lượng tốt nhất. Tài liệu sớm nhất nói đến gỗ sưa Việt Nam là cuốn “Cổ kim chú thảo mộc” từ thế kỷ 1 nêu rõ: “Tử Mai Mộc, xuất Phù Nam nhi sắc tử, tích viết Tử Đàn”. Phù Nam ngày xưa là địa danh người Trung Quốc dùng để gọi Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia. Như vậy, ngay từ thời cổ đại, người Trung Quốc đã nhận định rằng gỗ sưa Việt Nam và Campuchia là loại đầu bảng.
Gỗ sưa Việt Nam có vân hình lông bò, gỗ có nhiều dầu, lá nhỏ dần lên trên. Màu sắc từ tím đến đỏ. Gân đen nhiều dễ nhìn thấy, phân giới rõ ràng, đường gân chạy rất ảo diệu huyền hoặc giống như màu sắc tán ra dưới lớp men sứ. Đây là loại gỗ có tính ổn định cực cao. Cảm quan rất đẹp, không rối mắt. 
Thông thường gỗ sưa đỏ (Tử Đàn) có màu nâu hoặc nâu tím, loại nâu tím có hàm lượng tinh dầu lớn hơn. Khi hai miếng gỗ đập vào nhau tạo nên tiếng kêu vang. Khi dùng làm điêu khắc, gỗ sưa có màu sắc đẹp, chịu va đập, cào xước tốt, đường vân như mây bay nước chảy, đại đa số có đường gân đen giống như vết phết mực trên tranh sơn thủy, đặc biệt giống với đá cẩm thạch Vân Nam.
Từ những thông tin trên, có thể nhận định rằng, gỗ sưa ở Trung Quốc có giá cao ngất ngưởng thứ nhất là do đây là loại gỗ hiếm, được các triều đại vua chúa, quan lại sử dụng nên mang ý nghĩa cao quý. Ngoài ra loại gỗ này còn được ưa chuộng vì người ta tin rằng gỗ sưa có ý nghĩa may mắn, tốt lành, đem lại sự thành công trong sự nghiệp, quan trường cho chủ sở hữu....
(Còn nữa)

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.