Về Tràm Chim đón mùa nước nổi

Về Tràm Chim đón mùa nước nổi
(PLO) - Ghé thăm Vườn Quốc gia Tràm Chim, du khách sẽ được ngồi xuồng (tắc ráng) len lỏi qua các kênh rạch chằng chịt đan xen bát ngát một màu xanh, ngắm nhìn vô số loài chim bay lượn và cất tiếng gọi bầy huyên náo.

Từ TP Hồ Chí Minh bắt xe đò vượt chặng đường gần 200km là bạn đặt chân đến đất sen hồng Đồng Tháp Mười. Ở đó có Vườn Quốc gia Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông - được xếp trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam. Đây là vùng ngập nước rộng mênh mông, với diện tích trên 7.313ha, thuộc địa phận 5 xã: Tân Công Sính, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Thành, Phú Hiệp và thị trấn Tràm Chim của vùng đất sen hồng Đồng Tháp.

Vùng đất này từng được ví “sáu tháng đồng khô cỏ cháy, sáu tháng nước ngập trắng đồng” là nơi phát triển của thảm thực vật đa dạng với hơn 130 loài khác nhau, quần thể thực vật hoang dã chen vai sát cảnh nhau gồm: sen, lúa trời, năng, cỏ ống, mồm mốc, rừng tràm. Hệ động vật ở đây nổi bật với Hệ chim nước giàu có gồm 233 loài thuộc 25 chi, 49 họ.

Trong đó, 88% được tìm thấy vào mùa khô, chiếm 1/4 tổng số các loài chim đã phát hiện ở Việt Nam. Một số loài quý hiếm như: Ngan cánh trắng, cốc đế, ô tác, công đất, choi choi lưng đen, cổ rắn, giang sen, bồ nông chân xám, già sói... và đặc biệt là loài sếu đầu đỏ, lớn nhất trong họ hạc - một tài sản thiên thiên vô giá của Vườn Quốc gia Tràm Chim ở Đồng Tháp. Hệ cá ở đây cũng không kém phần phong phú, vừa đóng vai trò cân bằng sinh thái vừa là nguồn thức ăn cho các loài chim. Trong đó có một số loài cá nằm trong Sách Đỏ Việt Nam như: cá còm, cá mang hổ, cá ngựa nam, cá duồng bay, cá ét mọi, cá hô...

Vào năm 1985, tỉnh Đồng Tháp thành lập Công ty Nông lâm ngư trường Tràm Chim với mục đích khai thác thủy hải sản, trồng tràm và bảo tồn hình ảnh của vùng Đồng Tháp Mười xưa. Đến khi loài sếu đầu đỏ được phát hiện tại đây, Tràm Chim trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên cấp tỉnh năm 1991, được công nhận là Khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia năm 1994. Đến năm 1998, nơi đây được công nhận là khu sinh thái quốc gia - Vườn Quốc gia Tràm Chim. 

Ghé thăm Vườn Quốc gia Tràm Chim, du khách sẽ được ngồi xuồng (tắc ráng) len lỏi qua các kênh rạch chằng chịt đan xen bát ngát một màu xanh, ngắm nhìn vô số loài chim bay lượn và cất tiếng gọi bầy huyên náo. Những chiếc xuồng rẽ nước, đưa khách du lịch đi chiêm ngưỡng cánh đồng sen hồng, sen trắng,… đang vươn mình trong nắng. Đến Tràm Chim mùa nước nổi, du khách sẽ trải nghiệm chèo xuồng ba lá, giăng lưới, câu cá, săn chuột đồng,…

Đặc biệt là tham gia thu hoạch lúa ma - một loại lúa đặc trưng mọc tự nhiên, hoang dã ở Đồng Tháp vào mùa nước nổi. Về mùa khô du khách sẽ được ngắm sếu đầu đỏ cùng nhiều loài chim trời di cư về phương Nam tránh rét tạo nên bức tranh sống động của đất lành. Và đừng quên thưởng thức những món đặc sản cơm trời nấu bằng hạt gạo lúa ma, cá tự nhiên vớt dưới kênh trong rừng, cùng ngắm thiên nhiên hoang dã, bỏ lại sau lưng tất cả những bon chen của cuộc sống đời thường để hòa mình tận hưởng cuộc sống giữa phong cảnh hữu tình trong Vườn Quốc gia Tràm Chim…

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.