Về Cao Lãnh thăm mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Vòm mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Vòm mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
(PLO) - Ghé thăm xứ sở của đất sen hồng, một trong những di tích linh thiêng, du khách không thể bỏ qua là khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - vị thân sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh tọa lạc ở số 123/1 Phạm Hữu Lầu, phường 4, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đây là quần thể kiến trúc văn hoá độc đáo, được Bộ Văn hoá xếp hạng di tích cấp quốc gia ngày 9/4/1992. 

Vị thân sinh lãnh tụ một đời thanh bạch
Là một cậu bé hiền lành, thông minh, hiếu học nhưng mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Nguyễn Sinh Sắc được nhà nho Hoàng Xuân Đường nhận làm con nuôi và cho học hành tử tế. Sau đó, ông vào Vinh tham dự kỳ thi Hương và đỗ cử nhân. 
Lúc này, ông được cụ Hoàng gả con gái của mình là Hoàng Thị Loan làm vợ. Về sau, ông đỗ Phó bảng và ra làm quan cho nhà Nguyễn. Cuối đời, ông sinh sống và làm nghề dạy học, bốc thuốc tại làng Hòa An, Cao Lãnh, Đồng Tháp.
Khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc được khởi công xây dựng vào tháng 8/1975 và khánh thành vào tháng 12/1977. Với diện tích 3,6ha, khu di tích được chia thành ba khu vực chính gồm: Khu lăng mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Nhà sàn Bác Hồ và Ao sen.
Ngôi mộ cụ Phó bảng quay về hướng đông, có mái hình cánh sen cách điệu giống hình dáng bàn tay xòe úp xuống; trên mái đắp nổi tượng chín con rồng, tượng trưng cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long luôn che chở và bảo vệ ngôi mộ người chí sĩ yêu nước. 
Mộ được ốp bằng đá hoa cương, nền mộ bằng đá mài hình lục giác không đều, mở rộng dần ra hai bên và phía trước. Trên mộ có một đỉnh trầm bằng đá Ngũ Hành Sơn, ngày đêm khói hương thơm ngát. 
Khuôn viên lăng mộ có nhiều loại cây cảnh, hoa trái quý hiếm được bà con khắp cả nước mang về trồng lưu niệm, đặc biệt là cây khế gần 300 tuổi (nằm bên trái mộ) và cây sộp hơn 300 tuổi (nằm bên phải mộ). Phía trước mộ là ao sen hình ngôi sao 5 cánh, chính giữa sừng sững một đài sen trắng cách điệu cao gần 7m, tượng trưng cho cuộc đời thanh bạch, lương tâm trong sáng của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, và đó cũng là biểu tượng cho quê hương Đồng Tháp. 
Bên trong vòm mộ được phủ bằng một cánh sen úp xuống để che nắng - che mưa; trên những cánh sen này tạc hình chín đầu rồng - biểu tượng cho dân tộc Việt Nam là “Con Rồng - Cháu Tiên” (theo truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời nói lên niềm tự hào to lớn của đồng bào vùng châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long (Chín Rồng). Đặc biệt là sắc thái riêng của nhân dân Đồng Tháp với cánh sen “Tháp Mười đẹp nhất bông sen...” đã quyết tâm gìn giữ, tôn tạo ngôi mộ cụ an toàn cho đến ngày hôm nay...
Cạnh đấy, một ngôi nhà truyền thống được dựng lên, bên trong có những dấu ấn về cuộc đời hoạt động của cụ Phó bảng được tái hiện với những kỷ vật trong chủ đề: “Kỷ vật của cụ Phó bảng NGUYỄN SINH SẮC” nhằm giới thiệu thân thế - sự nghiệp cụ Phó bảng với nhiều hình ảnh, tư liệu mang tính khoa học và những chi tiết đầy đủ về lý lịch và gia đình cụ - nhất là căn cứ “Nhất triều đăng khoa lục” xác minh rõ cụ thi đỗ Phó bảng năm Thành Thái thứ 16. Cụ vào Huế làm Tri huyện từ tháng 10/1909 đến tháng 1/1910. Cụ vào Sài Gòn năm 1911 và đến năm 1920 cụ trở ra Phan Thiết đến năm 1923. 
Sau thời gian này, cụ đến Mỹ Tho - nay thuộc tỉnh Tiền Giang, rồi di chuyển nhiều lần trong tỉnh Long Xuyên - Châu Đốc, trú ngụ tại  chùa Giồng Thành - Tân Châu, rồi đến Sa Đéc... và cuối cùng cư trú tại Cao Lãnh và mất năm Kỷ Tỵ (26/11/1929), an táng cách thị xã Cao Lãnh non một cây số theo tỉnh lộ 23. 
Trước đây, chỗ này là một khu vườn tre, ao nước hoang vu, chỉ có một gốc cây to bọng ruột, thỉnh thoảng mới có một vài người đến cúng vái gọi là Miếu Trời sanh. Về sau được trùng tu trông khá đẹp mắt. Thời Pháp thuộc, mặc dù giặc theo dõi gắt gao nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân địa phương thường xuyên chăm sóc mộ cụ một cách chu đáo. 
Trong thời kỳ chống đế quốc Mỹ, giặc luôn rình rập những người lui tới khu vực này. Trong những dịp lễ lớn, thanh minh, ngày tết... bọn giặc luôn luân phiên canh gác suốt ngày đêm. Song, khi mặt trời vừa ló dạng là chúng phải giật mình ngạc nhiên và khiếp đảm vì ngôi mộ đã được quét vôi mới trắng tinh, khẳng định lòng thành kính, biết ơn vô bờ của con dân nước Việt với vị thân sinh ra người con ưu tú của dân tộc - lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Tác giả viếng thăm phía trước nhà sàn Bác Hồ trong khuôn viên mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc.
Tác giả viếng thăm phía trước nhà sàn Bác Hồ trong khuôn viên mộ 
cụ Nguyễn Sinh Sắc. 
Ngày hội để tưởng nhớ và thể hiện lòng tôn kính 
Hiện nay, trong khuôn viên lăng mộ cụ Phó bảng, khách viếng thăm còn được chiêm ngưỡng ngôi nhà sàn Bác Hồ được xây dựng theo dáng vẻ y hệt kiểu nhà sàn Bác Hồ ở Hà Nội, do kiến trúc sư đến tận nơi nghiên cứu, thiết kế đồ án, phục chế y chang kích cỡ để giữ mãi di tích lịch sử, ngõ hầu nhắc nhở mọi người và thế hệ con cháu mai sau luôn nhớ mãi về một vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước có một cuộc sống giản dị, bình thường mà cả đời hy sinh cho dân tộc, cho Tổ quốc. Đó là tấm gương sáng ngàn đời để lớp người chúng ta học tập, noi theo... 
Kỷ niệm 81 năm (1929 - 2010) ngày giỗ lần thứ 81 của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, ngày 2/12/2010 Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức Lễ khánh thành công trình bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trên diện tích 91.126m2. Trong đó, đất bảo tồn, tôn tạo là 26.113m2, đất tái hiện lịch sử gần 8.000m2, đất tái hiện làng Hòa An cổ trên 22.000m2, đất dành để vui chơi-giải trí và dịch vụ đón tiếp khách gần 25.000m2 và đất làm hệ thống đường giao thông cùng các hạng mục khác trên 10.000m2… Tổng kinh phí đầu tư hơn 95 tỷ đồng.
Diện tích sau khi mở rộng đã được nâng cấp toàn bộ quần thể khu di tích lên trên 10ha. Nổi bật là việc phục dựng lại một góc làng Hòa An xưa - nơi lần đầu tiên cụ Nguyễn Sinh Sắc đến hoạt động cách mạng và tái hiện lại một góc hình ảnh hoạt động đặc trưng của làng quê Nam bộ… 
Vào những dịp lễ, tết, hội hè, giỗ chạp... đã có hàng chục ngàn lượt khách hành hương đến viếng thăm lăng mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. UBND tỉnh Đồng Tháp đã quyết định nâng ngày giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc hàng năm lên thành lễ hội với quy mô tổ chức thật đa dạng, phong phú, sinh động, hấp dẫn và trang trọng. 
Nhân ngày giỗ lần thứ 86 (1929 - 2015) của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc diễn ra từ ngày 06 - 08/12/2015 (25 - 27/10 âm lịch Ất Mùi), tỉnh Đồng Tháp sẽ tổ chức chuỗi sự kiện lễ hội lớn thể hiện tấm lòng tôn kính, biết ơn sâu sắc của nhân dân đối với công lao, đạo đức, nhân cách cao cả của cụ thân sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
Theo đó, phần lễ có thắp hương, dâng tràng hoa nơi phần mộ cụ, lễ dâng hoa, dâng phẩm vật, dâng hương, mặc niệm tưởng nhớ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Phần hội có hoạt động trưng bày, triển lãm bộ ảnh “Kết quả Đại hội X Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp; 1.000 tài liệu tìm hiểu về cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh, quê hương, đất nước, con người Đồng Tháp và sách thiếu nhi; triển lãm tranh thiếu nhi, một số hình ảnh, hiện vật “Cổ vật, bảo vật Quốc gia và khoa sử Việt Nam dưới triều Nguyễn”; triển lãm bộ sưu tập ảnh, tài liệu về chủ đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc bầu cử Quốc hội, chiếu phim về cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, về Bác Hồ…   

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.