'Tuýt còi' hoạt động tôn vinh nghệ nhân 'hữu danh vô thực'

Tại Việt Nam, hai nơi chính thức trao danh hiệu “nghệ nhân” đó là: Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân của Bộ VH-TT&DL và “Nghệ nhân dân gian” của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.
Tại Việt Nam, hai nơi chính thức trao danh hiệu “nghệ nhân” đó là: Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân của Bộ VH-TT&DL và “Nghệ nhân dân gian” của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.
(PLO) - Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, đồng tiền đã chi phối toàn bộ nội dung của cái gọi là “tôn vinh nghệ nhân”. Kiểu này đã và đang diễn ra nhiều tỉnh thành trong nước với nhiều đơn vị đứng ra tổ chức và rốt cuộc “đẻ” ra hàng loạt “nghệ nhân” hữu danh vô thực”. 

Cứ có tiền là có nghệ nhân?

Những năm qua, nhiều tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp đã tổ chức một số hoạt động liên quan đến lĩnh vực văn hóa, di sản văn hóa như: Liên hiệp các Hội UNESCO VN cấp bằng chứng nhận, tôn vinh “Phong tặng nghệ nhân ưu tú văn hóa dân gian trong nghi lễ chầu văn của người Việt”, bằng chứng nhận “Tôn vinh nghệ nhân”. Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc VN là đơn vị trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cấp bằng “Nghệ nhân văn hóa dân gian”; Hội Sinh vật cảnh Việt Nam cấp bằng tôn vinh “Nghệ nhân”...

Tại các làng quê có di sản văn hóa, nhiều bà con phản ánh có một số người giới thiệu là Trung tâm này, Tổ chức kia, Hiệp hội nọ tới nhà có người tham gia hoạt động nghệ thuật dân gian để chào mời... làm nghệ nhân! Với một bộ hồ sơ hướng dẫn kê khai lý lịch và bộ hợp đồng tài trợ, họ ngon ngọt đưa ra mức giá “tài trợ” từ 15 triệu tới 1 tỷ đồng. Và “nghệ nhân” ấy có “điển hình”, “xuất sắc”, “ưu tú”, “nhân dân” hay không phụ thuộc vào số tiền họ... “tài trợ”.  

Còn nhớ cách đây  2 năm, dư luận từng xôn xao, bất bình khi một số cá nhân và doanh nghiệp bỗng nhiên nhận được hồ sơ hoặc mail do Công ty CP Truyền thông – Dịch vụ truyền hình (ở Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội) gửi. Hồ sơ gồm đơn đăng ký tham dự chương trình Nghệ nhân văn hóa dân gian, cá nhân, tổ chức, doanh nhân, doanh nghiệp cống hiến vì sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Đơn đăng ký này đề nghị người đăng ký hỗ trợ (tài trợ) hoạt động quảng bá - truyền thông cho chương trình với mức tối thiểu 30 triệu đồng và mức tối đa là 1 tỷ.

Nếu các cá nhân, tổ chức, doanh nhân, doanh nghiệp... nào hỗ trợ (tài trợ) số tiền trên sẽ được tặng bằng “Nghệ nhân văn hóa dân gian” hoặc bằng “Chứng nhận vì sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa di sản dân tộc”, được báo cáo thành tích với lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong Phủ Chủ tịch. Chương trình vinh danh và trao bằng dự kiến diễn ra vào 29/11/2015 tại Phủ Chủ tịch nước. Kèm theo hồ sơ còn có hình ảnh 2 mẫu dự kiến “Bằng chứng nhận Nghệ nhân văn hóa dân gian” và “Bằng chứng nhận có đóng góp vì sự nghiệp bảo tồn văn hóa dân tộc”. Trong bằng, đề rõ 3 đơn vị tham gia trao tặng bằng là: Bộ VH-TT& DL, Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa tôn giáo Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc.

Sau khi kiểm tra, Bộ VH-TT& DL đề nghị Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chỉ đạo Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc Việt Nam dừng việc tổ chức chương trình vinh danh và cấp Bằng chứng nhận “Nghệ nhân văn hóa dân gian”. Bởi, Trung tâm tự ý đưa Bộ VH-TT& DLvào Bằng chứng nhận “Nghệ nhân văn hóa dân gian” là không đúng với vị trí của cơ quan quản lý nhà nước trong sự kiện này. Ảnh mẫu Bằng chứng nhận “Nghệ nhân văn hóa dân gian” có mô phỏng Quốc huy trên mẫu Bằng chứng nhận được thiết kế khác lạ không đúng với quốc huy được quy định trong Hiến pháp.

Việc hàng loạt các đơn vị tổ chức xã hội nghề nghiệp tự đứng ra phong tặng các danh hiệu như: nghệ nhân dân gian, nghệ nhân quốc gia… khiến cho danh hiệu nghệ nhân thật, giả khó phân biệt. Việc thẩm định đối với không ít danh hiệu chỉ như “cưỡi ngựa, xem hoa”, có hơi hướng thương mại hóa danh hiệu. Phong tặng không đúng quy trình và chồng chéo, mạnh ai đấy làm này đã làm uy tín của nghệ nhân gìn giữ di sản văn hóa mất đi những giá trị đích thực. “Nghệ nhân vàng thau lẫn lộn” còn tạo ra bức xúc cho những người vì nghệ thuật truyền thống thực sự và những nghệ nhân đã được vinh danh và phong tặng theo một quy trình nghiêm túc.

Chỉ có hai nơi được trao danh hiệu “nghệ nhân”

Tại Việt Nam, hai nơi chính thức trao danh hiệu “nghệ nhân” đó là: Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân của Bộ VH-TT&DL và “Nghệ nhân dân gian” của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. Ông Phạm Xuân Phúc - Phó Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL khẳng định, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, các tổ chức khác không có chức năng vinh danh, nên tất cả các danh hiệu chứng nhận, bằng công nhận... của các hội khác đã trao trước đây đến bây giờ đều không có giá trị pháp lý. Nhiều địa phương phản ánh, nhiều hiệp hội về địa phương, không thông qua chính quyền địa phương, tùy tiện trao bằng chứng nhận và thu tiền của mọi người.

 Tháng 9/2017, Bộ VH-TT& DL đã  gửi Công văn số 3754/BVHTTDL-TTr báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nội dung quản lý việc chứng nhận, tôn vinh của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Theo đó, Bộ VH- TT& DL khẳng định, việc vinh danh và cấp bằng công nhận, bằng chứng nhận các danh hiệu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp: Liên hiệp các Hội UNESCO VN, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam là hội thành viên thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc VN là đơn vị trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chưa được pháp luật quy định.

Bộ VH-TT& DL cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp chấn chỉnh việc công nhận, tôn vinh, vinh danh trái pháp luật. 

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.