Tranh cãi sau vở múa “Sắc sắc không không” của Trần Ly Ly

Tranh cãi sau vở múa “Sắc sắc không không” của Trần Ly Ly
(PLO) - Trong khuôn khổ liên hoan Múa đương đại Sự gặp gỡ Á Âu, ngày 26/9, khán giả TP HCM đã được xem hai vở múa “Vũ công Seismic” được dàn dựng bởi nghệ sĩ người Áo, Doris Uhlich và vở “Sắc sắc không không” do biên đạo Trần Ly Ly thực hiện.

Hai vở diễn đã gây ấn tượng mạnh mẽ đối với khán giả yêu thích nghệ thuật múa tại TP HCM. Phần độc diễn của nữ nghệ sĩ Doris Uhlich kết hợp với điều chỉnh âm thanh của DJ Boris Kopeinig đã đem đến một kĩ thuật múa kì lạ so với các điệu múa đương đại thường thấy tại Việt Nam. Chỉ bằng năng lượng và âm thanh, Doris Uhlich đã tạo nên một hiệu ứng sân khấu sống động, kì ảo, tạo nên một vở múa đặc biệt và cũng khó cảm thụ đối với cả người trong và ngoài nghề.

Về phía Việt Nam, vở diễn “Sắc sắc không không” của Trần Ly Ly lại tạo ra một hiệu ứng hoàn toàn khác hẳn. Đây là vở diễn mà Trần Ly Ly chia sẻ là các nghệ sĩ đã rất khổ luyện. Một vở diễn về sự giằng xé trong nội tâm người đồng giới, được thể hiện bằng nghệ thuật múa đương đại. Có thể thấy rõ sự nỗ lực của các nghệ sĩ múa trên sân khấu, khi màn biểu diễn kết hợp cả nghệ thuật hình thể, ánh sáng, sắc màu, âm thanh, tiếng hát... với những phân cảnh từ êm dịu đến mạnh mẽ, gai góc, thậm chí dữ dội và cả bạo lực.

Tuy nhiên, với “Sắc sắc không không”, khán giả dường như chia ra hai luồng với những nhận định trái ngược nhau. Nhiều nhận định cho rằng, đây là một tác phẩm múa đương đại đầy thể nghiệm, dấn thân. Tuy nhiên, ở một chiều ngược lại, nhiều người cho rằng, vở múa đã “làm quá” về thân phận những người đồng giới. Những dằn vặt được thể hiện bằng uốn éo, quằn quại hình thể, những mâu thuẫn, tranh đấu thể hiện thông qua bạo lực, và nỗi đau trong tiếng kêu gào, tiếng hát dường như chỉ đập thẳng vào nhãn lực người xem chứ chưa thực sự chạm đến trái tim họ. Vẫn có một điều gì đó gờn gợn như sự phô trương về mặt cảm xúc hơn là vẻ đẹp toát ra tự nội tại vở diễn.

Được đặt bên cạnh vở múa “Vũ công Seismic” của nghệ sĩ người Áo nổi tiếng Doris Uhlich với màn độc diễn đầy nội lực và đẳng cấp, quả là một “thiệt thòi” cho các nghệ sĩ múa Việt Nam khi khán giả có thể so sánh về đẳng cấp nghệ thuật.  Tất nhiên, đây cũng là một dịp tốt để nghệ sĩ múa nước ta có thêm dịp để va chạm, học hỏi với những nghệ sĩ đến từ các quốc gia có nền nghệ thuật đã phát triển ở mức độ đỉnh cao. Khán giả ghi nhận ở các nghệ sĩ múa Việt Nam sự cháy hết mình với màn biểu diễn của mình.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.