Tranh cãi đưa bolero vào cải lương

(PLO) -Vài năm gần đây, dòng nhạc bolero “tái xuất” thị trường âm nhạc và ngày càng trở nên phổ biến, len lỏi sâu vào đời sống âm nhạc, trở thành thị hiếu của số đông người nghe.

Cộng với sự tung hô và khai thác mạnh mẽ của các chương trình truyền hình thực tế, bolero lại càng có chỗ đứng trong thị trường âm nhạc. Có lẽ, chính vì thế, ê kíp của nghệ sĩ Gia Bảo, những người phục dựng vở cải lương kinh điển “Đời cô Lựu” đã quyết định đưa dòng nhạc bolero vào vở cải lương này.

Bên cạnh những nghệ sĩ cải lương tham gia vào vở diễn, người ta thấy cả những ca sĩ đang nổi của dòng nhạc bolero, dân ca như Cẩm Ly, Phi Nhung, Lệ Quyên, Quốc Đại... trong bảng phân vai hoặc thể hiện bài hát. Khi thông tin mới được đưa ra, nhiều nghệ sĩ tham gia vở diễn và công chúng khá hào hứng với một cách làm “khoác áo mới” cho cải lương. Điều này cũng khiến vở diễn trở nên tiệm cận với thị hiếu, thu hút số đông người xem hơn, kể cả những người chưa mấy quan tâm đến nghệ thuật cải lương. Tuy nhiên, ở một chiều ngược lại, không ít người cho rằng, đem bolero vào cải lương sẽ có nguy cơ phá vỡ hồn cốt vở diễn, thậm chí “bẻ cong” nghệ thuật cải lương.

Có lẽ, tiếng nói nặng kí nhất về vấn đề này phải kể đến đạo diễn, NSND Huỳnh Nga, người đã dàn dựng vở Đời cô Lựu rất thành công trước đó. Ngay cả khi nghệ sĩ Gia Bảo đã có lời, NSND Huỳnh Nga và gia đình vẫn nhất quyết không đứng tên trong vở diễn vì không đồng ý việc đưa bolero vào vở cải lương “Đời cô Lựu”.

Đạo diễn và gia đình lo rằng sẽ lại lặp lại một vở diễn tai tiếng, mất đi sự thuần khiết của cải lương như vụ việc vở Tô Ánh Nguyệt bị Trấn Thành phục dựng theo kiểu xuyên tạc, hay nhiều vở cải lương phục dựng theo thị hiếu thời gian gần đây. Nhiều nghệ sĩ cải lương gạo cội khác cũng tỏ sự lo lắng, sợ rằng sự kết hợp giữa bolero và cải lương, nếu làm không khéo, nuông chiều đám đông sẽ làm vở cải lương bị mất chất, khiến công chúng hiểu sai về nghệ thuật cải lương. 

Sự lo lắng này không phải là không có lý, khi mà sự phát triển mạnh mẽ của bolero trở nên khá “quá lố”, với sức toả lan mạnh mẽ, chiếm lĩnh phần nhiều đời sống âm nhạc. Ở một khía cạnh nào đó, nó rất có thể là một sự “thụt lùi” của nền âm nhạc, như nhiều nghệ sĩ đã thẳng thắn lên tiếng và bị “ném đá”. Người người, nhà nhà ngập chìm trong những ca từ, điệu nhạc cũ xưa buồn bã, uỷ mị. Nghệ sĩ, dù mới nổi hay đã nổi tiếng đều tranh thủ “lận lưng” cho mình một vài album bolero cho hợp thị hiếu, thay vì tìm kiếm, khai thác và sáng tạo dòng nhạc phù hợp với mình. 

Trong khi đó, cải lương là một thể loại nghệ thuật truyền thống đang được các nghệ sĩ tâm huyết gìn giữ và gắng sức đem đến gần với đời sống nghệ thuật của nhân dân.  Đưa bolero vào cải lương là hợp với xu thế âm nhạc của thời điểm này, cũng là một cách kéo khán giả đến xem cải lương, nhưng nếu làm không đúng cách, rất có thể, cải lương lại trở thành “minh họa” cho những bài hát bolero.

Tranh cãi vẫn còn tiếp diễn và sáng tạo, thể nghiệm hay “phá hoại”, thời gian sẽ có câu trả lời cho tất cả.

Đọc thêm

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.