Trải nghiệm 'Thiên thần và ác quỷ' trong hầm nhà thờ Mằng Lăng

Nhà thờ đẹp mê hồn với những đường nét kiến trúc Gothic
Nhà thờ đẹp mê hồn với những đường nét kiến trúc Gothic
(PLO) -Với những ai say mê kiến trúc cổ thì nhà thờ Mằng Lăng đủ làm say mê người đó bằng những đường nét Gothic bí ẩn của mình. Với những ai là fan của Dan Brown, tìm đến nhà thờ Mằng Lăng sẽ giống như lật giở lại những chương hấp dẫn của “Thiên thần và ác quỷ”. 

Với những ai luôn hoài vọng về lịch sử thì cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam được lưu giữ tại đây sẽ nói lên tất cả.

Mang tên một loài hoa

Nằm cách thành phố Tuy Hòa 35km về phía Bắc, nhà thờ Mằng Lăng thuộc xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên là một trong những nhà thờ cổ nhất ở Việt Nam, được xây dựng vào năm 1892. Nhà thờ mang tên một loài hoa bởi cách đây hơn 100 năm, khu vực An Thạch, Tuy An, Phú Yên theo các cụ cao niên, rất ít dân cư, cây rừng che kín, trong đó có một loại cây rừng mọc rất nhiều, to lớn, tán phủ rộng, lá cây hình bầu dục, hoa mọc chùm nở ra màu tím hồng, được người dân địa phương gọi là mằng lăng, vì có họ với cây bằng lăng.

Rừng cây được người dân tận dụng để xây dựng nhà thờ vào năm 1892, rồi lấy luôn tên Mằng Lăng đặt cho nhà thờ. 

Nhà thờ Mằng Lăng không chỉ gắn bó với cây mằng lăng bởi cái tên, tại đây còn có một cây mằng lăng rất lớn đã được giữ lại, xẻ ra làm bốn cái bàn gỗ và được đặt ở bốn nơi: nhà thờ Mằng Lăng, nhà thờ Chánh tòa Qui Nhơn, Chủng viện Làng Sông và nhà thờ Hộ Diêm. Hiện nay, trong nhà thờ Mằng Lăng vẫn còn giữ một bàn gỗ mặt tròn làm bằng gỗ mằng lăng từ thuở vừa xây dựng, có đường kính đến 1,5m.

Như đã nói trên, với những ai là fan của Dan Brown, tìm đến nhà thờ Mằng Lăng sẽ giống như lật giở lại những chương hấp dẫn của “Thiên thần và ác quỷ” để được chiêm ngưỡng những đường nét kiến trúc đẹp mê hồn. Có thể cảm nhận ngay những nét đặc trưng của kiến trúc Gothic - lối kiến trúc bắt đầu từ cách đây khoảng 1.200 năm trước công nguyên – ngay từ cổng vào nhà thờ.

Với lối kiến trúc Gothic, đỉnh cao của nhà thờ Mằng Lăng là hai tháp chuông hai bên. Ở giữa là thập tự giá - biểu tượng của thánh đường. Bao bọc mặt tiền nhà thờ là những lối vào hình mái vòm, trông như những búp măng.

Dấu ấn của Gothic lâu đời nhất ở đây biểu hiện ở những lối mở thông ra hai gian bên gian chính giữa thánh đường. Toàn bộ nhà thờ toát lên vẻ cổ xưa với sơn phủ màu xanh xám đã sờn màu qua hàng thế kỷ tọa lạc giữa giáo xứ Mằng Lăng… 

Cũng cần phải nói thêm rằng thời kỳ hoàng kim nhất của kiến trúc Gothic ở khoảng thế kỷ 18-19 với dấu ấn kiến trúc ở rất nhiều công trình lớn, đặc biệt là các công trình tòa thị chính, nhà thờ, trường học ở Châu Âu thời bấy giờ. Không ít những công trình trên thế giới được xây dựng theo lối kiến trúc này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Vì thế, tuy đến nay đã trên trăm tuổi nhưng nét cổ kính của nhà thờ Mằng Lăng vẫn giữ nguyên sự hấp dẫn của mình. 

“Phép giảng tám ngày” trong căn hầm nhỏ

Vẫn biết rằng cha đẻ của chữ Quốc ngữ mà người Việt Nam sử dụng đến tận ngày hôm nay là Linh mục Alexandre de Rhodes một nhà truyền giáo và nhà ngôn ngữ học người Pháp. Nhưng không nhiều người biết đến cuốn sách có in chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam được in vào năm 1651 tại Ý. Cuốn sách mang trong mình đầy bí ẩn thú vị này đang được lưu giữ tại nhà thờ Mằng Lăng. 

Trong quãng thời gian dài sống ở Việt Nam, Linh mục Alexandre de Rhodes đã góp phần quan trọng vào việc hình thành chữ quốc ngữ Việt Nam dù rằng mục tiêu ban đầu  chỉ để phục vụ cho công cuộc truyền giáo.

Nhưng với sức sống tự thân riêng mình, cùng với việc chung sức cải tiến của nhiều thế hệ người dùng, chữ Quốc ngữ đã tồn tại và phát triển đến ngày nay. Để tưởng nhớ công lao của Đắc Lộ trong việc khai sinh chữ Quốc ngữ, ở TP.Hồ Chí Minh, người ta đã lấy tên Alexandre de Rhodes đặt cho một con đường ngay trung tâm thành phố này.

“Phép giảng 8 ngày” (tựa Latinh: “Catechismus”) là cuốn giáo lý này được in song ngữ bằng tiếng Latin (bên trái) và chữ Quốc ngữ sơ khai (bên phải). Có rất nhiều điều thú vị khi quan sát những “bước chập chững” đầu tiên của chữ Quốc ngữ trong cuốn sách này. Ví dụ: để ghi từ "sách", người ta viết sayc, để ghi từ "nước mặn", người ta viết nuocman, để ghi từ "ông nghè", người ta viết ungue, ungué, ungné, ounghe, oungueh.... Hay người ta viết ũ để ghi vần ung (ví dụ cũ = cung), viết oũ để ghi vần ông, (ví dụ soũ = sông). 

Sau này, năm 1838, một cuốn từ điển mới, đối chiếu hai thứ tiếng Việt - Latinh, Latinh - Việt có ghi thêm chữ Nôm bên cạnh chữ Quốc ngữ, được gọi là "Nam Việt dương hiệp tự vị" (Dictionarium anamitico latinum) do Giám mục Taberd biên soạn đã được xuất bản ở Serampur - Ấn Độ. Theo các nhà nghiên cứu, về cơ bản, chữ Quốc ngữ trong cuốn từ điển này đã có dạng thức như chữ Quốc ngữ ngày nay. 

Sự bí ẩn và thú vị của cuốn sách in chữ Quốc ngữ đầu tiên càng được nhân lên gấp bội khi bởi nơi lưu giữ nó. Đó là một  khu hầm được xây dựng rất công phu trong sân nhà thờ Mằng Lăng. Từ một lối vào nhỏ hình vuông kê bằng đá lại dẫn vào một không gian khá rộng lớn, mang tới cảm giác huyền bí với vòm hang và những chân trụ trông như những khối thạch nhũ ở Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh hay trong các động Phong Nha, động Thiên Đường  ở Quảng Bình.

Ngồi ở giáo đường nhỏ bên trong căn hầm mờ mờ ánh sáng, âm u không khí lành lạnh, một lần nữa những trang truyện “Thiên thần và ác quỷ” của tác giả Dan Brown lại hiện về. Khi nhà ký tượng học Robert Langdon xuống hầm của nhà nguyện Chigi để tìm ra sự thật…

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.