Trải nghiệm cuộc sống trên mỏ vàng cao nhất thế giới

Cuộc sống của các công nhân ở mỏ vàng ở La Rinconada
Cuộc sống của các công nhân ở mỏ vàng ở La Rinconada
(PLO) -Nằm ở độ cao trên 5.000m  so với mực nước biển và và nằm nép bên dòng sông băng Bella Durmiente tại miền Nam dãy Andes của Peru, thị trấn khai thác vàng La Rinconada cao nhất trên thế giới nhưng vẫn có con người sinh sống. Những người đàn ông đổ xô vào vùng đất này, để tìm kiếm vàng và mong một ngày có được cuộc sống tốt đẹp hơn. 

Nói La Rinconada khắc nghiệt là bởi khí hậu của nó. Có rất ít người có thể đối phó được mùa đông khô và lạnh giá với nhiệt độ trung bình chỉ ở khoảng 1,2 độ C và độ cao khắc nghiệt của khu vực này. Mùa hè sức nóng của mặt trời và độ ẩm ướt trong các đường hầm khai mỏ khiến con người hầu như khó có thể chịu nổi. 

Tìm kiếm vận may

Thực tế, La Rinconada giống như một khu định cư hơn là thị trấn, những ngôi nhà được xây dựng tạm bợ từ những tấm tôn nhỏ. Và nếu gọi nó là thị trấn thì đây có lẽ được coi là thị trấn nghèo nhất và buồn tẻ nhất thế giới. Tất cả mọi hoạt động của La Rinconada đều nằm ở độ cao hơn 5km so với mực nước biển. Không chỉ đương đầu với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, cuộc sống ở La Rinconada còn thiếu thốn bộn bề và nằm gần như tách biệt với thế giới bên ngoài.

Nơi đây mệnh danh là “Vùng đất của nam giới”, do tính chất công việc nguy hiểm, khó khăn này có lẽ chỉ đàn ông mới dám đối mặt. Được biết, thị trấn nhỏ này bắt đầu thu hút các công nhân từ khắp các nơi trên dãy Andes kéo tới tìm kiếm vận may. Để lên được thị trấn La Rinconada hẻo lánh, chỉ có cách duy nhất đó là đi bộ và phải mất nhiều ngày mới leo lên tới nơi. 

Cuộc sống của các công nhân ở mỏ vàng ở La Rinconada
Cuộc sống của các công nhân ở mỏ vàng ở La Rinconada

Vài thập kỷ gần đây, hàng ngàn người đàn ông đã bị sức hút của vàng cuốn vào những ngọn núi này để tìm kiếm vận may, mong một lần được đổi đời. Có một số người còn ở đây tận 20 năm mà vẫn chưa được nếm mùi vị của sự may mắn là như thế nào.

Nhưng trên thực tế, La Rinconada  giống với cơn sốt vàng ở miền Tây nước Mỹ trong những thế kỷ trước, thứ tài nguyên quý giá này không giúp cho cuộc sống của những phu vàng trở nên dễ chịu hơn mà ngược lại, nó càng đẩy họ chìm sâu xuống vũng bùn khốn khó, cơ cực.

Mỗi ngày các thợ mỏ đi dọc theo con đường hẹp dài 1km nối thị trấn với các ngọn núi gần đó. Rác rưởi được vứt bừa dọc đường đi trong lúc không hề có các dịch vụ căn bản như thu dọn rác. Các điều kiện vệ sinh cũng như thời tiết xấu,  bệnh viêm phổi cấp và bệnh đi ngoài xảy ra khá phổ biến ở những người công nhân này. 

“Địa ngục” trên cao

Hơn 100 tấn kim loại được khai thác ra mỗi năm từ các mỏ, và giá vàng tăng cao khiến cho cư dân thị trấn tăng lên gấp đôi trong vòng năm năm qua, nay có khoảng 50. 000 người. Dân số khá nhiều, nhưng cuộc sống vô cùng nghèo khổ, đàn ông lao mình kiếm tiền trong các hầm mỏ, phụ nữ bán hàng, đãi vàng cám hay chấp nhận bán mình để kiếm những đồng tiền nuôi sống bản thân. Mọi thứ ở La Rinconada đều phủ một màu ảm đạm và tuyệt đối không phải nơi dành cho trẻ em. 

Có một cộng đồng phụ nữ khoảng 700 người ở đây. Họ làm nghề pallaquera, một từ địa phương nhằm chỉ các phụ nữ nhặt nhạnh tìm vàng từ các khối đá hay những đống đất vữa bị đổ bỏ bên ngoài các mỏ vàng. Họ tìm kiếm những mẩu vàng bé tí mà các thợ mỏ không buồn lấy, hoặc bỏ sót.

Các pallaqueras này hầu hết là mẹ đơn thân, vợ góa hoặc vợ của các thợ mỏ, đập vỡ các khối đá có khi suốt tám tiếng mỗi ngày, tùy vào sức khỏe mỗi người. Họ không được phép đi vào bên trong mỏ, bởi người ta tin rằng đàn bà vào đó chỉ tổ đem đến những điều xui xẻo.

Cuộc sống của các công nhân ở mỏ vàng ở La Rinconada
Cuộc sống của các công nhân ở mỏ vàng ở La Rinconada

Trẻ em ở đây cũng rất ít cơ hội được học hành. Thế nhưng, ngay cả khi các trường học có sẵn, những đứa trẻ ở La Rinconada cũng không được tới trường bởi cha mẹ chúng cần nhân công lao động để kiếm thêm thu nhập. Việc học hành dường như là điều xa xỉ và vô dụng ở thị trấn mỏ này. Trong một tác phẩm viết về cuộc sống ở La Rinconada, nhà văn Maria Arana mô tả: “Học hành là điều viển vông. Ở đây không có luật lệ, chẳng có cảnh sát và tuyệt nhiên không có hình ảnh của những đứa trẻ cắp sách tới trường”.

Trong số 50.000 người, có rất ít người có khả năng thích nghi hoàn toàn với cuộc sống ở la Rinconada. Các con đường lúc nào cũng lầy lội đầy bùn do tuyết tan, nơi đây cũng không có nước máy, các hệ thống nước thải hay nhà vệ sinh công cộng.  Nước thải ra từ quá trình khai thác vàng khiến đất và môi trường ở thị trấn này nhiễm độc thủy ngân khá cao.

Ngay cả các hồ nước gần đó, nơi nhiều người tới lấy nước về dùng, cũng bị ô nhiễm và chứa đầy thủy ngân. Hậu quả của việc khai thác vàng và điều kiện vệ sinh thiếu thốn dẫn tới việc nhiều người dân ở đây bị nhiễm độc thủy ngân, gây ngứa rát da. Mặc dù hiện tại những hậu quả chưa thể hiện rõ ràng ngay lập tức nhưng chúng đang giết dần giết mòn người dân ở La Rinconada.

Vàng và… vực sâu nghèo khổ

Không giống như các thị trấn mỏ khác, La Rinconada không thuộc sở hữu của một công ty. Gần như toàn bộ các mỏ hoạt động ở đây đều bất hợp pháp và không có chính quyền quản lý. Nền kinh tế cũng không được kiểm soát khi vàng khai thác từ các khu mỏ được đưa thẳng tới chợ đen.

Những người thợ mỏ này làm việc theo một hệ thống lao động truyền thống được gọi là Cachorreo, một công việc làm thuê theo cách rất bất công.  Họ phải làm việc không công 30 ngày cho công ty khai thác mỏ, tiếp đến là 2-3 ngày họ được phép tự mình khai thác vàng. 

Chuyện các thợ mỏ trắng tay không tìm được gì là điều hết sức bình thường. Nhưng gần đây một nỗ lực nhằm cải tổ hệ thống Cacherreo trở thành mô hình trả lương như đã được áp dụng trên toàn quốc Peru, tuy nhiên lại bị các thợ mỏ ở đây phản đối mạnh mẽ. Nguyên nhân là bởi Cachorreo giúp các thợ mỏ có nhiều cơ hội hơn trong việc kiếm tiền, chưa kể họ còn có cơ hội đưa lậu vàng ra khỏi mỏ trong những ngày làm việc không được trả tiền công.

Cuộc sống của các công nhân ở mỏ vàng ở La Rinconada
Cuộc sống của các công nhân ở mỏ vàng ở La Rinconada

Ở đây không có cơ quan thi hành pháp luật, cho nên hình ảnh như cảnh say xỉn hay đâm chém nhau xảy ra như cơm bữa, và cả cảnh các thợ mỏ tới quậy phá phụ nữ. Do không có sự quản lý, nơi đây cũng có rất nhiều quán bar, quán pub, những nơi đầy gái nhảy thoát y và gái điếm. 

Cỏ không mọc được ở độ cao này, cho nên các thợ mỏ chơi bóng đá trên sân cỏ nhân tạo. Môi trường rất khắc nghiệt. Những người tới đây phải đối diện với các kiểu đau ốm khác nhau liên quan tới độ cao, như kiệt lực, đau đầu, nhức đầu, buồn nôn, hay mất ngủ.

Người ta nói rằng các mỏ vàng ở La Rinconada giết chết các nhân công một cách nhanh chóng qua các vụ tai nạn, sập hầm, hoặc giết từ từ qua việc khiến họ mắc các căn bệnh phát sinh từ điều kiện sinh hoạt tồi tệ. 

Có thể nói, cuộc sống cơ cực ở thị trấn mỏ La Rinconada biến nơi đây trở thành “địa ngục trần gian” với những số phận chắp vá. Nhiều người đàn ông vẫn đua nhau đổ về đây, có những người mang theo cả gia đình, với mong ước có cơ hội đổi đời…/.  

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.