TP HCM ngậm ngùi mất dần những sân khấu ca nhạc

TP HCM ngậm ngùi mất dần những sân khấu ca nhạc
(PLO) - Thông tin sân khấu 126 chuẩn bị đóng cửa sau nhiều năm hoạt động khiến nhiều nghệ sĩ lẫn khán giả ngậm ngùi. Cạnh đó, có lẽ thời gian tới, TP HCM cũng chứng kiến sự “ra đi” của nhiều sân khấu khác. 

Sân khấu 126 (sân khấu Cầu Vồng) đã có trên 30 năm tuổi. Đây vốn là sân khấu ngoài trời lớn nhất TP HCM, với số lượng ghế lên đến 2.500 khách. Sân khấu 126 từng là tụ điểm ca nhạc đông đúc nhất TP, với các chương trình ca nhạc, liveshow, hài, tạp kĩ… diễn ra thường xuyên. Với đặc tính ngoài trời, giá vé không quá cao, nhiều show, sân khấu 126 là nơi khán giả bình dân tìm đến để được xem, nghe các nghệ sĩ mình hâm mộ biểu diễn. Rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng đã thành danh từ những tụ điểm như 126: Đàm Vĩnh Hưng, Đan Trường, Thanh Thảo, Phương Thanh…  

Có thời điểm, hàng đêm sân khấu đều sáng đèn với những show lớn ồn ã. Ở thời điểm cực thịnh của sân khấu vào những năm 2000, nghệ sĩ hay bầu show muốn tổ chức biểu diễn tại đây phải đặt chỗ trước một thời gian dài, thậm chí phải có mối quan hệ tốt với chủ sân khấu mới có chỗ diễn. Giờ đây, với sự thay đổi trong thói quen thưởng thức âm nhạc, show truyền hình trực tiếp chiếm ưu thế, người Sài Gòn mất dần thú vui đi xem nhạc trực tiếp, đặc biết là với các sân khấu ngoài trời. Trước khi đóng cửa, sân khấu 126 cũng đã có một thời gian dài ngưng hoạt động vì không nhận được show diễn.

Thông tin trước mắt, sân khấu 126 sẽ được di dời đến rạp Đại Đồng, đường Cao Thắng, quận 3, được xây dựng lại với 8 tầng lầu, diện tích hơn 2.000 m2. Từ hình thức sân khấu ngoài trời, sân khấu 126 sẽ trở thành sân khấu trong nhà, vì hình thức ngoài trời không còn phù hợp với nhu cầu của người dân cũng như thời tiết ngày càng thất thường của TP HCM.

TP HCM đã chứng kiến sự ra đi của sân khấu ca nhạc lớn và nhỏ. Giờ đây, một vài sân khấu ca nhạc từng một thời nổi đình nổi đám của Sài Gòn còn sót lại như Lan Anh, Trống Đồng cũng đang rơi vào tình trạng ế ẩm. Trong cả năm 2016, số đêm diễn tổ chức tại Trống Đồng chỉ đếm được trên đầu ngón tay, trong khi trước kia Trống Đồng cũng được coi là “tụ điểm của khán giả tỉnh”, nghĩa là hàng đêm, sân khấu này đông đúc với lượng khán giả từ tỉnh kéo đến mua vé xem ùn ùn, thậm chí gây ách tắc cả một đoạn đường Cách mạng Tháng 8.

Cách đây vài tháng, nhiều khán giả quen thậm chí còn gọi đến Trống Đồng để hỏi lịch diễn và đề nghị tổ chức đêm diễn để được đi xem, vì “lâu quá thấy nhớ”. Thế nhưng, lượng khách trung thành ít ỏi này cũng không đủ khả năng vực dậy trước cảnh chợ chiều. Nhiều người dự đoán, có lẽ Trống Đồng cũng không còn trụ được quá lâu, và nhiều sân khấu ngoài trời khác, nếu muốn phát triển được, có lẽ phải chuyển đổi mục đích kinh doanh.

Sân khấu Cầu Vồng không phải là sân khấu đầu tiên, cũng không phải là sân khấu cuối cùng đóng cửa ở thời điểm hiện nay. Các nghệ sĩ tiếc nhớ, vì nó gắn với một thời gian khó lập nghiệp, một thời vàng son của họ. Khán giả ngậm ngùi nuối tiếc một nơi đã gắn với thói quen thưởng thức nghệ thuật của người TP HCM một thời. Nhưng đó là một tất yếu của thời cuộc, dần dà, những sân khấu ca nhạc ồn ã ngoài trời gắn với người bình dân sẽ chỉ còn là kí ức trong lòng người thành phố.

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.