Tìm thấy mộ cha nhờ đàn nhặng “khổng lồ“

Con cháu bên ngôi mộ thất lạc được tìm thấy
Con cháu bên ngôi mộ thất lạc được tìm thấy
(PLO) - Cha chết trên đường chạy loạn, mộ bị thất lạc. Gia đình ly tán, ông Thanh, con người vợ thứ 2, nửa thế kỷ sau hai lần đi ngang qua mộ cha bị “níu” lại. Còn anh cùng cha khác mẹ của ông mơ thấy người đã khuất báo mộng đi tìm em... Hai anh em gặp lại nhau và tìm lại được phần mộ của cha sau 60 năm ly tán, bên trên phủ đầy nhặng xanh.
Ông Vũ Thanh (SN 1943, ngụ xã Thụy Thanh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) cho biết, trước đây gia đình ông khó khăn. Sau đó, ông nhận thấy nhu cầu vận chuyển của người dân xung quanh nên quyết định dùng số tiền dành dụm được cộng thêm vay mượn hàng xóm láng giềng mua một con thuyền nhỏ nhận chở khách. Những khi không có khách hoặc ít khách ông chất thêm hàng buôn bán cải thiện thu nhập. Nhờ nhanh nhạy trong làm ăn, chẳng mấy chốc ông phất lên nhanh chóng, kiếm được một số tiền kha khá đủ mua đất.
Tuy nhiên cũng chính từ lúc đấy, một loạt chuyện kỳ lạ xảy ra, là cơ duyên sau này ông tìm được mộ phần đã thất lạc từ lâu của người bố. Mọi chuyện bắt đầu từ đầu năm 2000. Trong một lần ông đi thuyền cất hàng qua huyện Nam Trực (Nam Định), đến gần khúc sông nguy hiểm thì trời sụp tối. Bố con ông Thanh đành neo thuyền vào tạm phía bờ đợi trời sáng sẽ vượt qua khúc sông “tử thần”. 
Tối hôm đó, trong giấc ngủ chập chờn, hai cha con đều mơ thấy có một ông cụ chống gậy đến dắt tay mình vào một ngôi chùa đang xây dựng dở rồi bỏ đi. Sau khi tỉnh dậy, ông Thanh nghe người con kể lại về giấc mơ giống hệt của mình thì lấy làm lạ, nhưng cũng không để bụng lâu. Về đến nhà, hai cha con đem câu chuyện kỳ lạ kể cho những người trong nhà nghe. Bẵng đi một thời gian, không ai để ý đến câu chuyện về giấc mơ này của hai cha con. Mãi về sau này, mọi người mới biết, chỗ neo đậu thuyền của hai cha con ở rất gần mộ bố và cho rằng người xuất hiện trong giấc mơ được cho là người bố “hiển linh”.
Sau giấc mơ kỳ lạ của hai cha con, ông Thanh vẫn cất thuyền đi làm ăn như bình thường. Khoảng ba tháng sau, trong một lần chở gạch ngói cho một ngôi chùa ở tỉnh Ninh Bình, sự tình cờ lại một lần nữa xảy ra. Ông Thanh nhớ lại, trong lúc nghỉ giữa buổi, hai bố con ông đang ngồi ăn trưa thì có một vị sư đi ngang qua nhìn chằm chằm ông một lúc lâu rồi cất tiếng hỏi: “Trong nhà có mộ phần của ai thất lạc không?”. Bỗng dưng có người hỏi lạ, ông Thanh giật mình. Vốn dĩ trước đây mẹ ông là vợ lẽ của một địa chủ giàu có, do chiến tranh loạn lạc, các thành viên trong gia đình ông ly tán từ bé. Ông thất lạc khi mới ra đời được mấy tháng, sống riêng với mẹ. Về sau, mặc dù ông muốn tìm lại gốc gác nhưng không biết bắt đầu từ đâu.
Theo như lời vị sư thì ông sắp có cơ “duyên” tìm lại gốc gác tổ tiên mình. Nghe vậy, trong lòng ông Thanh thấp thỏm vui mừng nhưng “bán tín bán nghi”. Khoảng hai tháng sau, như một sự tình cờ, ông Thanh có chuyến hàng chở gỗ lại phải đi ngang qua địa phận thuộc huyện Nam Trực. Lúc bấy giờ là vào cuối tháng 7 Âm lịch, mưa tầm tã, gió lớn nước dâng cao khiến chuyến đi lần này vất vả, nguy hiểm. Gần nửa đêm mà mưa bão vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt. Trong tình cảnh đó, bố con ông Thanh đành bất lực để mặc thuyền trôi theo cơn bão.
Lênh đênh suốt một đêm vật lộn với con sóng dữ, đến sáng sớm hôm sau, ông giật mình nhìn xung quanh thấy con thuyền đã trôi dạt vào một cái vũng nhỏ.  Thì ra đoạn này chính là nơi trước hai cha con từng neo lại ngủ tạm và đêm đó có giấc mơ kỳ lạ. Theo quan sát, xung quanh toàn lau lác mọc um tùm. Cảm thấy vô cùng kỳ lạ, linh tính lại mách bảo, ông cố gắng nhớ vị trí con thuyền đã ghé vào để tìm đường đưa thuyền ra. Sau đó, cha con hì hục kéo con thuyền trở lại phía sông, tiếp tục công việc.
Khoảng ba năm sau, năm 2003, có một người đàn ông trạc gần 80 tuổi tìm đến gặp ông Thanh. Tuy lần đầu tiên gặp gỡ nhưng ông Thanh đã có cảm giác thân quen một cách kỳ lạ. Sau khi hỏi han chuyện trò, mọi người trong nhà vỡ òa trong xúc động. Hóa ra người đàn ông này tên Lê Hải ( SN 1941, ngụ thị trấn Quế, huyện Kim Bảng, Hà Nam), chính là người anh cùng cha khác mẹ mà gia đình ông Thanh đã tìm kiếm bấy lâu nay. Theo lời ông Hải, hóa ra không chỉ người em và người cháu nằm mộng. Cũng nhờ một chuyện kỳ lạ từ giấc mơ mà ông được chỉ dẫn đến đây đoàn tụ với người em thất lạc mấy chục năm trời. 
Câu chuyện được ông Hải kể lại với giọng bùi ngùi, xót xa mang đầy màu sắc kỳ lạ. Ông kể, vào năm 2002, đúng dịp tết Thanh Minh, cả nhà tổ chức lễ tảo mộ cho người mẹ đã khuất của ông thì diễn ra một việc khác thường. Ngôi mộ nhỏ vốn vẫn sạch sẽ tinh tươm, lại đang trong tiết trời đầu xuân rét mướt bỗng nhiên xuất hiện đến hàng ngàn con nhặng xanh to bằng hạt lạc phủ kín phía trên. 
Nhìn thấy cảnh tượng ấy, người trong nhà ai cũng cảm thấy bất an, sợ hãi về một sự chẳng lành. Kỳ lạ hơn, đàn nhặng xanh “lì lợm” cứ có người đến đuổi thì lượn vòng trên cao, một lúc sau lại sà ngay xuống như cũ. Đến tối hôm đấy, vừa chợp mắt được một lúc thì ông Hải nằm mơ thấy mẹ mình về cho biết đã tìm thấy mộ cha ông, và người em cùng cha khác mẹ.
Trong giấc mơ, bà còn chỉ dẫn tận tình cho ông tìm đến xã Thụy Thanh, huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) hỏi thăm nhà nào chuyên đi thuyền chính là người em cùng cha khác mẹ. Bà còn dặn ông thêm, khi đi nhớ mang tấm ảnh cũ của ông cụ thân sinh thì anh em sẽ nhận ra nhau. Lúc ấy tự khắc người em sẽ chỉ chỗ để hai anh em tìm đến mộ cha.
Tỉnh dậy, tuy trong lòng còn nhiều nghi hoặc nhưng ông Hải vẫn chuẩn bị hành lý, lập tức lên đường tìm đến địa chỉ giấc mơ chỉ bảo với hi vọng gặp được em trai thất lạc. Tuy rằng tuổi đã cao nhưng chuyến đi sum họp lần này ông không gặp bất cứ trở ngại nào. “May mắn thay khi xưa mỗi anh em đều giữ một tấm di ảnh của bố để lại nên bây giờ mới có thể nhận ra nhau”, ông Thanh xúc động cho biết. 
Nghe người anh kể lại giấc mơ kỳ lạ, ông Thanh sực nhớ đến hai lần thuyền bị đánh dạt vào cái vũng nhỏ cách đây khoảng ba năm. Lần theo trí nhớ, ông dẫn mọi người đến bãi bồi giữa đám lau sậy bao phủ mà thuyền từng mắc cạn. 
Lần này trước sự ngỡ ngàng của mọi người, hiện lên giữa bãi lau um tùm là một khoảng đất bị mối xông gồ lên cách bãi bồi khoảng 100m, cũng phủ đầy nhặng xanh bên trên. Thấy thế, gia đình vội thắp nhang làm lễ rồi tiến hành khai quật. Quả nhiên, khi đào sâu xuống đất gần 5m, phát hiện một bộ hài cốt còn nguyên vẹn được bọc trong nhiều lớp bao, chiếu đã tơi nát. Ông Hải nhớ lại, nguyên do trước kia trên đường chạy loạn, ông cụ thân sinh không may mắc bệnh qua đời. Khi đó còn ít tiền dành dụm, người nhà mua nhiều chiếu quấn ông cụ lại chôn cất tạm với hi vọng sau này sẽ tìm lại được hài cốt.
Thời gian trôi đi, đến khi cuộc sống ổn định, gia đình có quay lại tìm thì cảnh vật thay đổi không biết rõ vị trí, một phần nữa là bà mẹ lúc bấy giờ đã yếu, trí nhớ không tốt nên không tìm được phần mộ. “Mãi đến bây giờ, khi mẹ tôi đã chết, nhờ các cụ “sống khôn chết thiêng” nên chỉ đường cho con cái tìm được đầy đủ phần mộ cha về thờ cúng”, ông Thanh xúc động chia sẻ. Hiện nay, phần mộ của cha được ông Thanh xây cất cẩn thận ở nghĩa xã Thụy Thanh (huyện Thái Thụy, Thái Bình) cách nhà không xa.
Vậy là trải qua nhiều năm lưu lạc đất khách quê người, đến khi tuổi gần xế bóng về chiều, ông Thanh lại được đón nhận một niềm vui vô bờ bến, không những được đoàn tụ với người anh sau 60 năm xa cách mà còn tìm được phần mộ người cha mà ông tưởng như cả cuộc đời mình không bao giờ có thể tìm được. 

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.