Tìm giải pháp đẩy mạnh du lịch vùng ĐBSCL

Ảnh minh họa từ internet
Ảnh minh họa từ internet
(PLO) - Hôm qua (11/7), tại Hậu Giang, trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) – Hậu Giang năm 2016 (MDEC - Hậu Giang 2016), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch phối hợp với UBND Hậu Giang tổ chức hội thảo Phát triển du lịch ĐBSCL.

Hội thảo tập trung vào hai vấn đề chính: Thực trạng sản phẩm du lịch, thị trường du lịch và công tác xúc tiến quảng bá du lịch tại vùng ĐBSCL; cơ chế, chính sách và giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động xúc tiến phát triển du lịch vùng ĐBSCL. Đồng thời, các đại biểu cũng đề cập đến việc thành lập Ban Điều phối du lịch vùng ĐBSCL để có một cơ quan “đạo diễn” liên kết, phát triển du lịch vùng.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch cho rằng, du lịch vùng ĐBSCL vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng một phần là do công tác quảng bá, xúc tiến du lịch chưa được tổ chức thực hiện một cách chuyên nghiệp, có bài bản, có kế hoạch, chiến lược ngắn và dài hạn thống nhất. Chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ trong quảng bá xúc tiến du lịch giữa các địa phương, đặc biệt là nguồn lực cho quảng bá, xúc tiến du lịch còn hết sức eo hẹp. Một trong những hạn chế lớn của du lịch ĐBSCL là vấn đề các sản phẩm du lịch trùng lặp các địa phương chưa có sản phẩm đặc thù. Việc liên kết khai thác, phát triển du lịch giữa các điểm đến, cơ sở dịch vụ du lịch, giữa các tỉnh trong vùng và giữa vùng ĐBSCL với các vùng trong cả nước còn hạn chế…

Cùng quan điểm đó, ông Nguyễn Hoàng Hành, Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa – Xã hội, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ bày tỏ, vấn đề quan trọng là nội dung liên kết; ngoài liên kết chính quyền, cần hướng đến trọng tâm là liên kết thị trường, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, người làm du lịch, cơ quan truyền thông, quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch theo hướng phát triển các “chuỗi giá trị ngành du lịch” và “sản phẩm du lịch đặc thù”.

Theo Tổng cục Du lịch, giai đoạn 2006-2015, khách du lịch đến vùng ĐBSCL tăng trung bình 11%/năm, trong đó khách du lịch quốc tế tăng 8,45%/năm, khách du lịch nội địa tăng 11,98%/năm. Tổng thu từ khách du lịch tăng trung bình 23,6%/năm. 

Tối 11/7 tại Quảng trường Hòa Bình, TP Vị Thanh, Hậu Giang sẽ diễn ra Lễ khai mạc MDEC-Hậu Giang 2016) với chủ đề: “ĐBSCL – Chủ động hội nhập và phát triển bền vững”. Đây là một hoạt động liên kết mở nhằm góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, bàn các giải pháp chủ động hội nhập kinh tế quốc tế cho vùng ĐBSCL; tăng cường mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư quốc tế; tạo môi trường thuận lợi trong việc xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của vùng ĐBSCL; tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tăng cường giao lưu hợp tác kinh tế, các chương trình hợp tác giữa các tỉnh, thành phố trong vùng với nhau...

Trước đó, trong khuôn khổ MDEC-Hậu Giang năm 2016 đã diễn ra hội nghị xúc tiến đầu tư “Hậu Giang-Tiềm năng đầu tư và phát triển” nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh, tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Hậu Giang, các dự án cụ thể để kêu gọi đầu tư. Đồng thời, vinh danh vai trò của doanh nghiệp trong nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hậu Giang... 

Tin cùng chuyên mục

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.