Thuốc bảo vệ thực vật được sản xuất bởi… doanh nghiệp “ma”

Người nông dân không thể quá tin vào lời “đường mật” của DN kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
Người nông dân không thể quá tin vào lời “đường mật” của DN kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
(PLO) - Kiên trì tìm doanh nghiệp sản xuất thuốc Agri - Phosphonate 510, Stariphos 400 theo địa chỉ ghi trên nhãn mác tại TP.HCM, hỏi cả cơ quan chức năng đóng trên địa bàn, cuối cùng người viết bài này đến một căn nhà chật hẹp, nơi đăng ký trụ sở công ty sản xuất  thuốc nhưng đơn vị… từ lâu không hoạt động, điểm còn lại là một cửa hàng gội đầu, cắt tóc. 
Các loại thuốc bảo vệ thực vật muốn đưa ra thị trường phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Bảo vệ thực vật cấp giấy chứng nhận. Các hoạt chất có trong thuốc phải được có tên trong danh mục. Tuy nhiên, các loại thuốc nhái mà chúng tôi đã dẫn ở bài trước đều không có tên trong danh mục thuốc được lưu hành, thế nhưng nó vẫn được mua - bán trên thị trường trước mắt các cơ quan chức năng.
Nhập nhèm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón để lừa dân
Thực tế thị trường cho thấy, các doanh nghiệp sản xuất thuốc rởm đã “lập lờ đánh lận con đen” trong cách ghi nhãn mác để lừa người nông dân.
Theo quy định, các loại thuốc bảo vệ thực vật muốn được cấp phép lưu hành trên thị trường phải trải qua rất nhiều công đoạn, như thuốc phải được các tổ chức quốc tế công nhận, thuốc phải có tên trong danh mục, khi đưa thuốc vào thị trường phải thử nghiệm 1 năm, có kết quả tốt mới được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cục bảo vệ thực vật cấp phép lưu hành. Quá trình này kéo dài nhiều năm. 
Thế nhưng, trên các sản phẩm mà chúng tôi đã thông tin ở bài trước, các công ty sản xuất lại cố tình nhập nhèm. Phổ biến nhất là kiểu nhãn mác trên vỏ chai ghi là phân bón nhưng phía dưới phần công dụng lại là trị các loại bệnh cho cây tiêu. Đơn cử, sản phẩm Argi – Phosphonate của Công ty TNHH SX-TM-DV Hóa Nông (252 đường Thới An 32, quận 12, TP.HCM): Trên bao bì ghi phân bón lá cao cấp, phía dưới ghi chế phẩm kháng nấm Phytopthora...
Thế nhưng, trên các sản phẩm mà chúng tôi đã thông tin ở bài trước, các công ty sản xuất lại cố tình nhập nhèm. Phổ biến nhất là kiểu nhãn mác trên vỏ chai ghi là phân bón nhưng phía dưới phần công dụng lại là trị các loại bệnh cho cây tiêu. Đơn cử, sản phẩm Argi – Phosphonate của Công ty TNHH SX-TM-DV Hóa Nông (252 đường Thới An 32, quận 12, TP.HCM): Trên bao bì ghi phân bón lá cao cấp, phía dưới ghi chế phẩm kháng nấm Phytopthora...
Theo phản ánh của nhiều hộ nông dân thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Đắk Lắk…, họ tiếp cận với các loại thuốc nhái này là từ các cuộc hội thảo về thuốc bảo vệ thực vật do các doanh nghiệp tổ chức. Đây được xem là cách thức tiếp cận nhanh nhất với người nông dân. Bằng chứng, theo sổ ghi chép của Hội Nông dân xã Hiệp Hòa (huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu), 6 tháng đầu năm xã đã tổ chức 19 cuộc hội thảo, mà trong các hội thảo doanh nghiệp đều áp dụng chương trình giảm giá, khuyến mại, tặng quà để thu hút nông dân tham gia. 
“Có những doanh nghiệp làm ăn uy tín họ tổ chức rất tốt, thực nghiệm tại vườn của nông dân, khi có được kết quả tốt, họ mới giới thiệu sản phẩm” - ông Nguyễn Thế Thảo, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Hiệp Hòa cho biết. “Thế nhưng, cũng có những công ty làm ăn bát nháo với mục đích là chỉ lừa người dân. Thậm chí, để nông dân tin, họ cam kết bán sản phẩm chỉ thu có 50% tiền thuốc, số tiền còn lại họ thu sau khi cây tiêu khỏi bệnh. Tuy nhiên, sau khi thu được 50% tiền thì họ cũng cao chạy xa bay, người dân không biết tìm ở đâu”.
Thuốc giả sản xuất ở doanh nghiệp “ma” 
Chúng tôi đã lấy mẫu ngẫu nhiên và đi tìm doanh nghiệp sản xuất thuốc Stariphos 400 của Công ty TNHH Thương mại Ngân Gia Nhật có trụ sở tại 27/5 đường 13, phường 16, quận Gò Vấp, TP.HCM và loại Agri - Phosphonate 510 của Công ty TNHH SX- TM- DV Hóa Nông có trụ sở tại 252 đường Thới An 32, P. Thới An, quận 12, TP. HCM.
Tuy nhiên, sau hành trình dài đi tìm, chúng tôi chỉ tìm được những địa chỉ “ma”. Các doanh nghiệp này đã chọn những khu vực địa chỉ, số nhà rất lộn xộn như khu vực quận Gò Vấp, quận 12 để “đóng đô”. Không chỉ vậy, để “cắt đuôi” khách hàng, ngay cả số điện thoại ghi trên mác cũng không thể liên lạc được vì không có người trả lời.
Ví như, sau một hồi lòng vòng, phóng viên tìm được địa chỉ căn nhà 27/5 đường 13, phường 16, quận Gò Vấp, TP.HCM – “đại bản doanh” của Công ty TNHH Thương mại Ngân Gia Nhật. Tuy nhiên, đây chỉ là căn nhà 2 tầng chật hẹp, cũ kỹ, nằm sâu trong hẻm chật chội đường 13, cửa đóng then cài, không có biểu hiện gì của một doanh nghiệp đang hoạt động hay là một xí nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. Xác minh tại Công an phường 16, địa chỉ nhà 27/5 đường 13, phường 16, quận Gò Vấp, TP.HCM trước đây có đăng ký trụ sở Công ty TNHH Thương mại Ngân Gia Nhật, tuy nhiên công ty từ lâu không hoạt động.
Tương tự, địa chỉ của Công ty TNHH SX- TM- DV Hóa Nông có trụ sở 252 đường Thới An 32, P. Thới An, quận 12, TP.HCM lại là… một cửa hàng cắt tóc, gội đầu. Còn nhà phân phối thuốc Agri Fose 400 của Công ty Vinachemical địa chỉ 268/8 Tô Ký (P.TCH, Q12, TP.HCM). Thế nhưng, lần tìm cả phố Tô Ký dài 3km, không bỏ sót địa chỉ nào, chúng tôi cũng không thể tìm ra địa chỉ 268/8. Hỏi thăm đơn vị quản lý điện lực trên địa bàn, trong hồ sơ cũng không tồn tại địa chỉ 268/8 Tô Ký.
Thuốc bảo vệ thực vật giả, nhái đang hoành hành trên địa bàn mà cơ quan chức năng chưa “nhúng tay” triệt để thì khi các địa chỉ này hầu hết không tồn tại, gọi vào số điện thoại trên nhãn mác không ai nghe máy, người nông dân muốn đòi quyền lợi của mình chỉ còn cách “bắc thang lên hỏi ông trời”. M.L
“Thuốc là thuốc, phân bón lá là phân bón lá, không có chuyện phân bón lá có thể trị được bệnh cho cây trồng. Đây là thủ đoạn ghi sai nhãn mác để đánh lừa người dân”. (Ông Nguyễn Phú Cường – chuyên gia về thuốc bảo vệ thực vật).
“Khi cây tiêu đang trong giai đoạn bị bệnh, nếu người nông dân sử dụng phân bón lá hay thuốc trừ sâu để trị bệnh là vô tác dụng do không kháng được bệnh, vì các hoạt chất có trong phân bón và thuốc trừ sâu khác nhau và cây tiêu sẽ bị chết. Chính vì vậy, khi mua thuốc người nông dân phải rất am hiểu, không thể phó mặc cho các đại lý bán thuốc được. Trong khi đó, nhiều cửa hàng do nhân viên không có bằng cấp, không am hiểu về các loại bệnh cây trồng nên họ sẽ tư vấn sai. Và thiệt hại lại đổ lên vai người nông dân” (ông Bùi Đức Viễn – Chủ tịch Hội Nông dân xã Hiệp Hòa, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.