Thực hư chuyện chữa bệnh nan y bằng thần chú ở xứ Mường

Bà Bùi Thị Mức đang niệm thần chú lên con dao
Bà Bùi Thị Mức đang niệm thần chú lên con dao
(PLO) - Gần 30 năm qua có rất nhiều người dân tộc Mường xã Thành Công, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa được bà Bùi Thị Mức chữa lành bệnh. Bài thuốc của bà lang Mức chỉ là những... câu thần chú và con dao mà sự thực hư của nó vẫn chưa được thẩm định.
Chỉ cần dao và thần chú
Đến xã Thành Công hỏi bà lang Mức ai cũng biết. Cũng khá nhiều người hỏi thăm về nhà cụ chữa bệnh giá rẻ, thậm chí miễn phí. Bà lang xứ Mường này chữa bệnh bằng bài thuốc rất đặc biệt niệm thần chú lên con dao nhỏ rồi dùng cán dao bổ nhẹ lên chỗ có hạch. 
Khi chúng tôi đến nhà, bà Mức dáng vẻ gầy gò nói nửa tiếng Kinh, nửa tiếng Mường vui vẻ mời khách vào nhà uống nước. Tưởng chúng tôi là người đến chữa bệnh nên bà Mức hỏi: “Bị bệnh gì, lâu chưa?”. Khi biết chúng tôi đến tìm hiểu về bài thuốc bà ngập ngừng một lát rồi nói: “Các anh muốn tìm hiểu bài thuốc cũng được, nhưng có những cái thuộc về gia truyền nên tôi không nói cho các anh đâu”.
Nhà bà Mức có ba đời làm nghề thuốc, bà có thể chữa được rất nhiều bệnh như tiểu đường, xơ gan cổ chướng, cảm phong hàn và đặc biệt là các bệnh u hạch. Cách chữa rất đơn giản chỉ đưa con dao lên miệng đọc thần chú rồi bổ nhẹ lên vùng bị đau hoặc u hạch. Sau đó dùng một số lá cây trong vườn như xương sông, xạ can, cây thuốc cam, hương nhu, lá nghệ, đơn mẫu, mùng, ngải cứu đỏ, làm nóng rồi trườm lên chỗ đau. Cách này có thể chữa được một số bệnh như đau đầu, đau bụng, u hạch.
Bà lang Mức chườm lá thuốc lên trán bệnh nhân bị đau đầu sau khi “bổ” bằng dao.

Bà lang Mức chườm lá thuốc lên trán bệnh nhân bị đau đầu sau khi “bổ” bằng dao.

Con dao bà Mức dùng chữa bệnh là loại dao nhỏ, có đầu nhọn, chiều dài khoảng 15cm. Bà Mức bảo: “Con dao được truyền lại từ đời bà nội tôi. Dao không được dùng vào mục đích gì khác ngoài chữa bệnh”
Theo bà Mức, bằng cách niệm thần chú lên con dao bà chữa khỏi bệnh cho rất nhiều người. Tất cả những người đến chữa đều được bà cẩn thận ghi vào sổ. Đến nay cuốn sổ ấy đã gần kín chữ. Hỏi về câu thần chú chính bà Mức không thể giải thích vì sao câu thần chú lại thần kỳ như thế. Chỉ biết rằng từ ba đời nay nhà bà vẫn dùng cách này để chữa bệnh. Bà kể: “Khi bà nội tôi chuẩn bị quy tiên có gọi riêng tôi vào và truyền lại cho tôi câu thần chú”. 
Cuốn sổ bà Mức ghi bệnh nhân đến chữa bệnh chật kín chữ.
Cuốn sổ bà Mức ghi bệnh nhân đến chữa bệnh chật kín chữ. 
Chị Bùi Thị Ước, trú xã Thành Tân, huyện Thạch Thành cách đây 5 năm bị lên hạch ở ngực. Chị chữa nhiều nơi, nhiều cách nhưng không khỏi. Được mọi người mách nước chị tìm đến nhà bà Mức nhờ chữa. Chi Ước chia sẻ: “Bà Mức đưa con dao lên miệng lẩm nhẩm vài câu rồi dùng cán dao bổ nhẹ, đều lên chỗ nổi hạch. Sau đó bà ra vườn hái một số lá xao nóng rồi trườm lên các hạnh. Điều trị khoảng một tuần thì khỏi, bà ấy không yêu cầu kinh phí điều trị”
“Tôi không lấy tiền nhưng ai đến chữa bệnh đều biếu tôi tiền. Người vài ngàn, cũng có người biếu cả trăm ngàn. Tuy nhiên ai đến chữa bệnh đều phải làm lễ để tôi dâng lên tổ tiên nhà tôi. Nếu ai không làm lễ thì bệnh sẽ không khỏi. Lễ chỉ cần gói bánh, cút rượu. Khi lễ xong người bệnh có thể mang lễ về”.
Bà Mức khoe bà có rất nhiều bài thuốc nam có thể đặc trị một số bệnh như tiểu đường, phong hàn, xơ gan cổ chướng. Được biết mỗi bài như thế có từ 4-5 vị thuốc, đa phần đều là cây lá trong vườn và trong rừng sâu. Bà Mức không tiết lộ tên bài thuốc. Theo bà, thuốc gia truyền không thể tiết lộ cho người ngoài. Để chứng minh, bà Mức kể một số trường hợp bị tiểu đường được bà chữa khỏi. Tuy nhiên, sau hơn hai ngày lang thang ở huyện Thạch Thành chúng tôi không tìm được những trường hợp ấy để kiểm chứng.
Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Quyến, Chủ tịch Hội Đông y xã Thành Công cho biết Hội Đông y xã thành lập từ năm 2012. Hội hiện có 20 hội viên, đang làm thuốc tại nhà. Trong số này chỉ có hai hội viên có giấy phép hành nghề. Bà Mức không có giấy phép hành nghề nhưng tham gia Hội từ ngày mới thành lập.
Về cách chữa bệnh của bà Mức, bà Quyến nói: “Bà Bùi Thị Mức là người địa phương có phương pháp chữa bệnh bằng cách niệm thần chú lên con dao và bổ nhẹ vào chỗ đau, lên hạch. Có khá nhiều người đến nhờ bà Mức chữa bệnh nhưng chưa thấy có trường hợp nào khiếu kiện điều tiếng gì về cách chữa bệnh của bà”
Bà Quyến còn cho biết người Mường có rất nhiều bài thuốc lạ nhưng bà Mức có cách chữa lạ và hiệu quả nhất. Hơn thế, bà Mức không bao giờ đòi tiền công cũng như tiền thuốc. “Ai đến bà Mức cũng giúp đỡ cả”, bà Quyến quả quyết.
Bác sĩ không tin thần chú chữa được bệnh
Theo bác sĩ Vi Văn Hữu, Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa, phụ nữ nổi hạch ở phần ngực có nhiều loại. Nếu là hạch mềm nằm ở ngoài tuyến vú thì có thể là khối áp xe hoặc bướu bã. Nếu ở phần ngực xuất hiện u cứng, khó di động, hay một chỗ dày cứng lên không đau, núm vú bị co kéo, chảy máu thì có thể bị ung thư vú. Để biết chắc chắn người bệnh cần khám và siêu âm. 
Nói về phương pháp chữa hạch vú của bà Mức, bác sĩ Hữu chia sẻ: “Tôi không tin dùng cán dao bổ nhẹ có thể khỏi hạch vú. Bởi như thế vô lý và phản khoa học. Tôi suy đoán phương pháp chữa bệnh của bà Mức có tác dụng là do bà dùng lá thuốc trườm lên khối hạch. Tuy nhiên có thể những trường hợp bà Mức chữa chỉ bị nổi hạch do viêm hoặc là khối bướu bã nên mới khỏi. Nếu là ung thư, Đông y không thể trị dứt điểm”.
Những vị thuốc dùng trườm cho bệnh nhân bị đau đầu.

Những vị thuốc dùng trườm cho bệnh nhân bị đau đầu. 

“Với bệnh tiểu đường cả Đông y và Tây y đều không thể chữa khỏi dứt điểm mà chỉ có thể làm lượng đường giảm đến mức cho phép. Nếu thực sự bà Mức có bài thuốc có thể điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường thì đây là điểm mừng cho y học nước nhà”, bác sĩ Hữu nhấn mạnh và cho biết thêm: “Với bệnh xơ gan cổ chướng, Đông y chỉ hỗ trợ điều trị dựa trên pháp đồ của Tây y. Tôi không tin bài thuốc Nam của bà Mức có thể đặc trị căn bệnh này”.
“Với tư cách bác sĩ Đông y tôi không tin vào phương pháp chữa bệnh bằng cách niệm thần chú. Cần nghiên cứu, phân tích xem những vị thuốc bà Mức dùng có thực sự chữa được bệnh hay không”, bác sĩ Vi Văn Hữu, Trưởng khoa Đông y Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đúc rút.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.