Tản mạn cổng ngõ, cổng làng...

Rất nhiều người trong chúng ta có một làng quê, một cái cổng ngõ ra làng và qua một cái cổng làng để lên đường cái quan, bước ra đời thi thố tài năng, tìm công danh hay chỉ đơn giản là kiếm đủ ngày ba bữa ăn cho đàn con nheo nhóc. Không hẳn chỉ là hình thù, những cái cổng ấy lại như một “tổng tập” với đủ chuyện vui- buồn mà không mấy người có thời gian chiêm nghiệm…

Rất nhiều người trong chúng ta có một làng quê, một cái cổng ngõ ra làng và qua một cái cổng làng để lên đường cái quan, bước ra đời thi thố tài năng, tìm công danh hay chỉ đơn giản là kiếm đủ ngày ba bữa ăn cho đàn con nheo nhóc. Không hẳn chỉ là hình thù, những cái cổng ấy lại như một “tổng tập” với đủ chuyện vui- buồn mà không mấy người có thời gian chiêm nghiệm…

Cổng làng - hình minh họa
Cổng làng - hình minh họa

Ngày thơ bé vừa biết chạy nhảy, gần gũi, thân thương như một người bạn chính là một cái cổng ngõ. Đứng đấy từ lâu lắm –mà ông nội bảo “các cụ xây từ lúc ông cũng chỉ bằng chúng mày bây giờ”- cái cổng ngõ vẫn vẹn nguyên màu gạch đỏ sậm, lì mát. Mái vòm uốn cong, mở ra hướng Nam nên cổng ngõ những trưa nắng hè trốn ngủ là nơi lũ trẻ quây quần với đủ thứ trò tinh nghịch: làm đám ma cho chú dế mới chết hay chỉ đơn giản là …chơi pháo đất, thằng nào thua thì véo đất của mình mà đền bạn!

Vóc dáng trẻ con nên đứng dưới vòm cổng, thấy nó vĩ đại đến khó hiểu: Sao các cụ lại xây cao thế, to thế?. Làm sao mà cái vòm uốn cong với bao nhiêu gạch mà “già đời” vẫn cứng cáp thế nhỉ? Hỏi chỉ để mà hỏi, rồi lại quên ngay khi cơn gió nồm nam mát rượi ùa về cùng cánh chuồn chuồn ớt đỏ rực…

Lớn thêm một chút, cổng ngõ chứng kiến cái cốc đầu của cô bạn cùng lớp chỉ vì  trót…cắn tham miếng kẹo; là “lì lợm” làm vướng bánh xe chở nặng lúa giữa trưa đói ngấu, run tay lái; là những bữa ngóng mẹ về chợ để vừa được ăn quà, vừa…đỡ phải dỗ em đang khát sữa; là ngày mẹ tiễn chân ra Hà Nội học với đủ thứ dặn dò.

Rồi, cổng ngõ đón mình và em trong ngày rước dâu, ấm áp và đôn hậu với văng vẳng lời chào “Thế là cậu lớn rồi nhé. Chúc hạnh phúc!” Ừ, nhanh thế nhỉ?. Hai đứa bị tay nhiếp ảnh đẩy đứng giữa cổng, để cánh vòm cong một vòng tay vừa khỏe khoắn vừa tươi tắn che trọn ở trên, vừa bấm máy lia lịa trong khi miệng xuýt xoa…khen cổng chứ  không phải khen đôi tân hôn “Cổng ngõ đẹp quá! Cổng ngõ thế này hiếm quá, hiếm quá…”.

Năm sau, đưa con gái đầu về quê nội, sững sờ khi ánh mắt chạm đầu ngõ nhà mình. Cái gì thế kia? Cái gì thế kia? Chỉ là một cặp trụ cổng mới toanh trát vôi vữa vàng chóe, bên trên chỉ là một khung sắt xanh lè với 4 con số ghi năm khởi dựng. Có rộng hơn một chút, nhưng xe ô tô vẫn chẳng vào được đến sân cơ mà? Ừ, rộng hơn đấy nhưng đi ngược chiều nhau đánh vù một cái, còn đâu cảnh người nép vào nhường đường để người kia tươi cười câu chào thăm trước khi đi qua?

 Đâu rồi cái cổng ngõ đỏ sậm, mát rượi tuổi thơ?. Đâu rồi cái thế vững chãi, điềm tĩnh đón ta về mỗi ngày nhiều lo lắng sầu muộn? Đâu rồi...?. Như bị giời tước đoạt mất một vật chí bảo! Như bị ai giộng một cú đánh mạnh giữa ngực, chẳng còn bao giờ thấy được cái cổng ngõ ngày xưa dẫu lòng đã kịp nghiến ngấu một lời “ước gì mình thật giàu, sẽ bỏ tiền xây lại cổng ngõ xưa”…

Cũng thật lạ, số phận cái cổng làng lại…ngược hoàn toàn với cái cổng ngõ dù nó được định đoạt từ trước đó cả chục năm trời. Vốn dĩ, cổng làng cũ được xây khi làng còn nghèo quá, nên cũng chỉ có dáng tượng trưng dẫu cũng đủ cả cổng chính và hai cổng phụ. Trước thời điểm đô thị hóa, từ trên dốc đường cái quan nhìn xuống, cổng làng vẫn…bề thế nhất, nổi bật trước cánh đồng mênh mông lúa.

Thuở thơ bé, cổng làng là chỗ lũ trẻ chăn trâu chia mấy con tép, trả lại nhau bộ khăng và…kéo mũi trâu về ngõ nhà mình. Lớn lên đi học, ngồi xe khách mà nhìn thấy cổng làng là vội vàng hô xe dừng, tấp tểnh bước chân vì sắp gặp ông bà, bố mẹ và lũ em rồi. Sợ nhất là đi xa về, thấy một bên trụ cổng làng phơ phất một cánh cờ tang, báo cho khách vào làng biết nơi này đang có chuyện buồn, có người làng vừa về với tổ tiên.

Còn dịp làng vào hội, thôi thì nơi này cơ man là người- người ra, người vào, lại có người chỉ ghé qua xem có gặp “người ấy” một lần cho đỡ nhớ bởi “anh đi lấy vợ cách sông” còn “em nay cũng đã nên dâu nhà người”.

Một lần về nhà, ông nội mừng húm, kéo thằng cháu đích tôn mà kể ngay “Làng mình sắp xây lại cổng làng con ạ.” Cụ bảo, giờ làng đã có của ăn của để, xe máy nhiều, ô tô cũng bắt đầu sắm được, đường trong làng sẽ lát ngiêng cho bền nên cổng làng cũng được xây lại cho rộng tương xứng, ô tô con cũng qua lại được.

“Thế xây theo kiểu mới hả ông?”. “Không, các cụ trong làng thống nhất làm đúng theo kiểu dáng cổng cũ, chỉ là nới rộng thôi” “Có trát vữa, quét vôi không ạ” “Cái thằng này, làm theo  kiểu dáng cũ nên chúng tao sẽ chọn từng viên gạch một, xây mộc, kẻ mạch chứ không sơn phết gì cả đâu con ạ. Mà này, hai bên trụ cổng sẽ để chỗ cho hai câu đối, liệu anh ăn học đại học thì có viết cho làng được vài chữ gắn lên cổng không?” “Chết, chữ nghĩa con đã thấm vào đâu mà ông bảo con làm câu đối gắn cổng làng. Các cụ chê thì con chết…” Chỉ thấy ông cụ tủm tỉm “Thế mà ông ngoại tao mới chỉ đỗ tú tài đã có đôi câu đối hay tuyệt treo ở đình làng đấy. Hai chữ đầu ghép lại chính là tên làng mình…”

Rồi cổng làng sừng sững hiện lên thay cho cổng cũ, giữ nguyên dáng cổ kính của cổng làng xưa. Đứng trên dốc nhìn về, thấy cổng làng mình bề thế, vững chãi quá mà mừng cho làng nước ngày một phong quang, thịnh vượng. Các cụ trong làng đến nhà chơi tổ tôm với ông nội cứ tấm tắc “Sướng quá cụ ạ. Có được cái cổng làng, cánh chúng mình cũng mát mặt với thiên hạ”. Lại thấy ông nội tủm tỉm “Anh em mình rồi cũng được khênh qua cổng ấy mà ra nằm cánh đồng làng thôi, nhưng đến lúc ấy cũng mãn nguyện…”

Cổng ngõ không còn, ông nội cũng đi xa lắm rồi, chỉ còn cổng làng đứng đó, vẫn chưa có đôi câu đối đề vào, thằng bé con ngày nào dù giờ đã có bằng cấp ngang phó bảng thời phong kiến cũng chưa đủ gan viết một đôi câu đối như ông nội đã “khích”.

 Còn - mất vốn dĩ là chuyện thường trong đời, có gì mà mãi thường tồn chẳng hoại? Nhưng, mất cái cổng ngõ ngày xưa rưng rưng đã đành, mỗi lần về thăm quê nhìn thấy cổng làng, đi qua cổng làng mà sao cũng rưng rưng đến lạ! May quá, vẫn còn đó chút hồn cốt ông cha. Như vẫn thấy đâu đây các cụ áo the khăn đóng đứng tần ngần ngắm cổng làng, dù vẫn còn trống một đôi câu đối…

Phúc Hòa

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.