Tại sao Đà Nẵng không có số nhà 13?

Các phòng khách sạn của Đà Nẵng “thiếu” số phòng 13.
Các phòng khách sạn của Đà Nẵng “thiếu” số phòng 13.
(PLO) -Với người dân Đà Nẵng, đặc biệt giới kinh doanh dịch vụ du lịch, “luật bất thành văn” mà hàng chục năm nay họ áp dụng là không đánh số 13 trước nhà, phòng ở, thậm chí cả tầng thang máy. Thay vào đó là các dãy số 5,7,9,11,15 hay 11+, 15-; 11A, B… Thành phố du lịch “mê tín” hay vì du nhập văn hóa phương Tây, tạo ra nỗi sợ con số kiêng kỵ…?

“Đố tìm được số 13”!

Đà Nẵng luôn tự hào với thương hiệu thành phố đáng sống. Trong dịp Noel và Tết Dương lịch 2017, tổng lượng khách tham quan, du lịch tại Đà Nẵng ước đạt 138.287 lượt, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm 2016. Tuy  nhiên, theo lời của nhiều du khách kháo nhau, họ đến Đà Nẵng không chỉ đơn thuần tham quan và nghỉ dưỡng, mà còn đi để thỏa mãn sự hiếu kỳ về một thành phố “không có số 13”. 

Cặp vợ chồng mới cưới Kymita Masanobu và Yamamot (SN 1988, quốc tịch Nhật Bản) cũng vậy. Theo Yamamot, bản thân chị và chồng đều thích khám phá những điều mới lạ nên rất hứng thú khi bạn bè từng du lịch đến Đà Nẵng bật mí, ngoài nhiều thắng cảnh nổi tiếng mà nơi đây còn chứa một bí ẩn về con số 13. 

Thậm chí có bạn của Yamamot còn thách: “đến Đà Nẵng, đố tìm được nhà hay phòng khách sạn có số 13”. Vì thế, ngoài chuyến đi cho tuần trăng mật, chị còn đưa ra quyết tâm, phải thuê cho bằng được căn phòng hay phát hiện ngôi nhà nào có con số 13 nói trên. Nói làm làm, Kymita Masanobu và Yamamot đã có mặt tại Đà Nẵng trong những ngày cuối năm 2016 để thỏa ý định

Thật tiếc, như lời vị khách này nói, qua nhiều ngày lưu trú, 2 vợ chồng rong ruỗi khắp nơi, hỏi thăm, tìm đỏ mắt cũng không thể nào đáp ứng đúng ý định của mình. Không riêng Kymita và Yamamot, từ rất lâu, du khách trong và ngoài nước đến Đà Nẵng đều đi từ ngạc nhiên đến tò mò, khi không thể phát hiện ra phòng khách sạn, căn nhà hay các hàng quán mang biển số 13. 

Các tuyến đường ở Đà Nẵng đều không có số nhà 13 mà từ số 11 rồi đến số 15.
Các tuyến đường ở Đà Nẵng đều không có số nhà 13 mà từ số 11 rồi đến số 15.

Dọc các tuyến đường chính, ngõ hẻm của tất cả các quận, huyện ở Đà Nẵng đều thấy, nhà bên số lẻ được đánh số 11 rồi tới số nhà 15. Nhất là tuyến đường biển Trường Sa, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Sa (nơi khách du lịch thường lưu trú) rất nhiều khách sạn lớn, nhỏ còn “linh động” đánh dấu biển số 11A; 11B, 15A; 15B hay 11+; 15-.   

Khi được hỏi, một chủ khách sạn có đánh số 11+ trên đường Võ Nguyên Giáp đáp gọn: “đây là con số xui, kỵ. Nếu tui đánh như vậy, chắc chịu cảnh ế khách dài dài quá”. Tương tự, anh Huỳnh Minh Khuân, quản lý của khách sạn 5 sao nổi tiếng trên đường Võ Nguyên Giáp khẳng định:

“Đã kinh doanh khách sạn ở Đà Nẵng, luật “bất thành văn” ai cũng biết là số nhà, số phòng tuyệt đối không liên quan đến số 13. Nhiều nơi, cả thang máy tầng thứ 13 cũng được ghi chệch đi theo nhiều cách, thông dụng nhất vẫn chọn 12+1.

Không chỉ riêng các chủ nhà hàng, khách sạn, những hộ cán bộ công chức, người dân bình thường cũng nói không với con số nhà 13 nếu lỡ “vớ phải”. Bà Lê Thị Tính (65 tuổi, quê Nghệ An, nguyên cán bộ Khu Đường bộ 5), chủ căn nhà số 15 đường Lê Lợi (quận Hải Châu, Đà Nẵng) chia sẻ, từ năm 1980, gia đình bà nhập cư vào Đà Nẵng.

Ở từ đó cho đến nay đã hơn 30 năm, bà chưa phát hiện nhà nào có gắn số 13. Cách đây khoảng 10 năm, theo quy hoạch của thành phố, UBND phường lập danh sách và quận cấp giấy chứng nhận số nhà mới cho gia đình bà mang thứ tự 15. 

Nhưng điều lạ là, hai nhà sát vách hai bên lại ghi số 11, tiếp đến 17 chứ không có số nhà 13. Khi gắn biển, bà có hỏi và được cán bộ địa chính phường giải thích, do người dân không thích, thậm chí không chịu nhận số nhà 13 nên phường, quận không cấp số “kỵ” này. Bà Tính mặc dù không mê tín hay quan niệm về số má, nhưng bà cũng thú thực: “nhà mang số 15 vẫn thích hơn số 13, trừ khi phải bắt buộc lấy…”.

Lý giải về “số xấu” bị tẩy chay

Ông Mai Phước Thành, Chủ tịch UBND phường Hòa Thọ Đông (quận Hải Châu) cho biết, từ những năm 1993, ông làm cán bộ địa chính của phường Thạch Thang (tuyến đường Lê Lợi nằm tại phường này). 

Từ năm 1995, TP. Đà Nẵng bắt đầu thực hiện cấp biển số nhà. Tuy nhiên, người dân không chịu lấy biển số 13 vì chê “số xấu” nên kiến nghị lên thành phố bỏ đi. Từ đó về sau này, trở thành tiền lệ, khi phường lập danh sách, cũng không dùng số 13 nữa… 

Quy định về gắn biển đánh số nhà của UBND TP. Đà Nẵng
Quy định về gắn biển đánh số nhà của UBND TP. Đà Nẵng

Trên các bản đồ quy hoạch khu dân cư mới, thậm chí các lô đất tái định cư cũng thiếu vắng khu quy hoạch hay lô đất thứ 13. Một phần cũng do các chủ dự án một mực từ chối, hoặc cá nhân không ai muốn nhận, mặc dù nó nằm ở một vị trí đắc địa đi nữa... Đặt vấn đề, liệu làm như thế có sai quy định của nhà nước không, ông Thành cho rằng: “Không phù hợp quy định nhưng thực tế phù hợp với tâm lý và có sự đồng thuận của người dân”. 

Để rõ hơn về “hiện tượng” lạ trong đánh số nhà ở Đà Nẵng, PV tìm gặp Phó trưởng phòng Quản lý nhà, sở Xây dựng TP. Đà Nẵng, ông Trần Văn Quảng thừa nhận, lâu nay, không một tuyến đường nào ở Đà Nẵng có số nhà thứ 13. Ông Quảng thông tin, việc cấp số nhà hiện nay ở Đà Nẵng thực hiện theo quy định của Bộ Xây dựng và Quyết định 84/2006/QĐ-UBND ngày 27/9/2006 của UBND TP. Đà Nẵng về Ban hành quy chế đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Theo đó, tại Điều 4 của quy chế trên “Đánh số nhà mặt đường và nhà trong kiệt, trong hẻm được sử dụng dãy số tự nhiên (1,2,3…m) với số từ nhỏ đến lớn theo quy định. Nhà bên trái, lấy số lẻ (1,3,5,7…), nhà bên phải lấy số chẵn…”. 

Theo ông Quảng, cũng từ năm 2006, việc cấp biển số nhà được thành phố giao cho quận, huyện thực hiện. Sở Xây dựng chỉ quản lý về mặt nhà nước. “Quan niệm trong người dân, nhiều người không thích số 13 nên đề nghị được lấy số khác, từ đó khi phường lập danh sách thường bỏ qua số 13. Qua khảo sát, người dân rất đồng tình về việc này nên cứ thế tiến hành. 

Ở góc nhìn khác về “thành phố không số 13”, ông Nguyễn Thiếu Dũng, nhà nghiên cứu về văn hóa phương Đông (ngụ tại TP. Đà Nẵng) lý giải, sở dĩ con số 13 bị kiêng kỵ vì theo quan niện phương Tây “thứ 6 ngày 13, ngày Chúa bị đóng đinh”. Dần về sau, sự phát triển và gia nhập của văn hóa phương Tây đã phần nào ảnh hưởng đến người dân.

Theo ông, trong nền văn hóa của nhiều dân tộc, con số 13 bị coi như một điềm gì đó không may mắn, vì thế năm 2013 cũng đã bị cho là năm sẽ xảy ra thiên tai khủng khiếp. 

Thực tế, không chỉ riêng Đà Nẵng, mà nhiều nước trên thế giới như Vương quốc Anh, Canada hay Australia, chúng ta không thể tìm thấy một ngôi nhà có địa chỉ số 13. Trên máy bay của tất cả các hãng hàng không Đức đều thiếu hàng ghế thứ 13.

Trên các đường phố Mỹ cũng không bao giờ nhìn thấy những xe buýt mang con số 13, không bao giờ được ở trên tầng thứ 13, cũng không phải tá túc ở những căn phòng có ghi số 13. Để loại trừ con số này, người ta nghĩ ra đủ mọi cách. Ví dụ, trong một số tòa nhà cao tầng, chung cư có thể tìm thấy tấm biển ghi các ký hiệu nhà “12-A”, “B-12” hoặc “12 +1”. 

Quy định về gắn biển đánh số nhà của UBND TP. Đà Nẵng
Quy định về gắn biển đánh số nhà của UBND TP. Đà Nẵng

Cũng liên quan đến số 13 tối kỵ này, thời gian gần đây, hiện tượng “thứ 6 ngày 13” đã phần nào du nhập và ảnh hưởng đến tâm lý mê tín, kỳ thị ngày xấu ủa người dân Việt. Nếu ở nước ngoài, các bác sĩ tâm thần đã phát minh một thuật ngữ đặc biệt- paraskavidekatriafobiya (sợ thứ 6 ngày 13), thì hiện nay, không ít bạn trẻ Việt đã tự huyễn hoặc mặc định xem thứ 6 ngày 13 như một mốc thời điểm sẽ gặp rất nhiều bất trắc, xui xẻo. 

“Mà thực ra, nỗi sợ hãi con số 13 đều do mê tín. Hiện nay, chưa có chứng thực nào về những rủi ro mà con số 13, ngày thứ 13 hay nhà số 13 mang lại”, ông Dũng khẳng định.

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.