Sắp công chiếu 2 bộ phim tư liệu quý mua bản quyền nước ngoài

Một hình ảnh trong phim Việt Nam-30 ngày ở Sài Gòn
Một hình ảnh trong phim Việt Nam-30 ngày ở Sài Gòn
(PLO) - Hai bộ phim tư liệu quý vừa được mua bản quyền là “Việt Nam: 30 ngày ở Sài Gòn”, “Hồ Chí Minh trên đất nước Lênin” sẽ được phát trên sóng VTV.

Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước (VT-LT NN) đã tổ chức chương trình công bố giới thiệu hai bộ phim tài liệu sưu tầm ở nước ngoài “Việt Nam: 30 ngày ở Sài Gòn” và “Hồ Chí Minh trên đất nước Lênin”. 

Bộ phim tư liệu “Việt Nam: 30 ngày ở Sài Gòn” (Phim màu) hiện đang bảo quản tại Viện Phim Quốc gia Pháp) do Jean-Pierre Moscardo đạo diễn, sản xuất năm 1975 với thời lượng 60 phút 44 giây.

Bộ phim miêu tả những ngày cuối cùng của Chiến tranh Việt Nam (Cuộc chiến ngày 27 - 28/4/1975; sự chuyển hướng của quân đội miền Nam Việt Nam; hình ảnh người dân di cư trốn chạy…); Khung cảnh Sài Gòn những ngày đầu dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam (diễu hành chào mừng chiến thắng; học sinh quét dọn và canh gác đường phố Sài Gòn…). 

Theo bà Nguyễn Thị Hà- Giám đốc Trung tâm Khoa học & Công nghệ Văn thư Lưu trữ (Cục VT-LT NN) đây là phim được thực hiện dưới góc nhìn của một người nước ngoài đối với cuộc kháng chiến giành độc lập của dân tộc Việt Nam.

"Khán giả sẽ cảm nhận được người dân TP Hồ Chí Minh đón nhận sự kiện này như thế nào khi chứng kiến sự vui sướng hồ hởi của mọi người, khi anh bộ đội hoàn thành nhiệm vụ cầm cờ chạy lên dinh Độc Lập. Chính tôi cũng có cảm giác tiếp cho mình truyền thống lịch sử", bà Hà nói.

Bộ phim tư liệu “Hồ Chí Minh trên đất nước Lênin” (Phim đen trắng) hiện bảo quản tại Viện Lưu trữ Tài liệu Phim ảnh Quốc gia Nga do Xưởng phim Thời sự tài liệu trung ương Nga sản xuất năm 1976 với thời lượng 30 phút 20 giây.

Bộ phim nói về các hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình thành lập nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Các hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm phát triển tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và Liên Xô; Chủ tịch Hồ Chí Minh với các cháu thiếu nhi, công nông, chiến sĩ Liên Xô... Đây là bộ phim thể hiện chân thực tình cảm của nhân dân Nga về Bác Hồ. 

Để mang được hai bộ phim tài liệu quý này về Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hà cho biết, từ năm 2012 đến nay, Cục VT-LT NN hiện nhiều hoạt động hảo sát, sưu tầm tài liệu lưu trữ về Việt Nam ở trong và ngoài nước.

Trong khảo sát quá trình điều tra, khảo sát tài liệu lưu trữ quý, hiếm liên quan đến Việt Nam tại Nga và Pháp, qua bước đầu khảo sát Cục VT&LT NN đã thống kê được hơn 100 bộ phim tại Viện Phim Quốc gia Pháp và gần 200 bộ phim tại Viện Lưu trữ Tài liệu Phim ảnh Nga liên quan đến Việt Nam.

Trên cơ sở tóm tắt của các bộ phim do phía bạn cung cấp, Cục VT&LT NN đã lựa chọn một số bộ phim có nội dung đặc sắc, tiêu biểu liên quan đến các sự kiện lịch sử quan trọng và cá nhân tiêu biểu của Việt Nam. Cục đã trao đổi, làm việc với một số cơ quan quản lý, sản xuất và lưu chiếu phim tư liệu của Việt Nam để quyết định mua bản sao hai phim tư liệu trên.

Sau gần một năm trao đổi, thống nhất về hình thức, bản quyền khai thác, sử dụng hai bộ phim, năm 2015, Cục VT&LT NN đã mua bản sao và bản quyền phim tư liệu “Việt Nam: 30 ngày ở Sài Gòn” và “Hồ Chí Minh trên đất nước Lênin”. Năm 2016, Cục VT&LT NN đã phối hợp với Viện Phim Việt Nam thực hiện hậu kỳ hai bộ phim nói trên.

Theo kế hoạch dự kiến, bộ phim tư liệu “Việt Nam: 30 ngày ở Sài Gòn” sẽ được Đài truyền hình Việt Nam phát sóng trong dịp kỷ niệm 42 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4); bộ phim “Hồ Chí Minh trên đất nước Lênin” sẽ được chiếu trong tháng 5/2017.

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.