Sắc đỏ Pà Thẻn rực rỡ đất Hà Giang

(PLO) - Mỗi độ xuân về, người Pà Thẻn nô nức kéo nhau đi trẩy hội đón xuân. Những thiếu nữ Pà Thẻn có dịp khoác lên mình những bộ váy áo đỏ rực rỡ sắc màu cùng chiếc vòng cổ, vòng tay, hoa tay bằng bạc sáng lóng lánh… xuống núi du xuân cùng chúng bạn.
Phụ nữ Tà Thẻn, ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang trong trang phục truyền thống du xuân.
Phụ nữ Tà Thẻn, ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang
trong trang phục truyền thống du xuân. 
Ở nước ta, có khoảng 6 nghìn người Pà Thẻn định cư rải rác trên lưng chừng những đỉnh núi cao ở mạn phía Bắc của Tuyên Quang và Bắc Giang, Quang Bình (tỉnh Hà Giang). Cuộc mưu sinh đầy nắng gió đã giúp người Pà Thẻn tạo nên đặc trưng nổi bật trong cách phối màu, những đường viền hoa văn trong bộ trang phục truyền thống. 
Trong sắc màu rực rỡ ấy, trang phục của người phụ nữ trở thành niềm tự hào trong cách ăn mặc của họ. Bộ trang phục lấy sắc đỏ làm gam màu chủ đạo với đường hoa văn in đậm đã tạo nên nét độc đáo riêng trong cách ăn mặc.
Trong văn hóa của người dân tộc Pà Thẻn, những thiếu nữ chuẩn bị đi lấy chồng phải biết cách thêu, dệt váy áo, khăn trầm, chăn gối dùng trong gia đình. Người Pà Thẻn rất cầu kỳ trong cách ăn mặc của người phụ nữ, bởi lẽ nó thể hiện nên tính cách, bản chất của mỗi con người. 
Sự tỉ mẩn của người phụ nữ được thể hiện trên từng đường thêu, nét chỉ. Một người vợ nết na, cẩn thận và chu toàn sẽ thêu nên những bộ váy áo hoàn mỹ với đường nét hoa văn tinh xảo. 
Vậy nên, người con trai lấy vợ một phần nhìn vào cách ăn mặc, bộ váy áo trên người cô gái đang mặc. Cách ăn mặc của người phụ nữ còn thể hiện truyền thống gia đình, sự hòa thuận, cách dạy dỗ con cái trong mỗi gia đình.
Sự tỉ mỉ, cẩn thận trong trang phục của người phụ nữ được thể hiện từ chiếc khăn đội đầu đến chiếc váy, yếm hay chiếc xà cạp. Những chiếc váy rực rỡ sắc màu được thêu nên từ nhiều loại chỉ đa sắc màu và nó cũng góp phần tạo nên nét duyên của người phụ nữ. Theo những người phụ nữ, để thêu được chiếc áo là tốn nhiều công sức, thời gian nhất. 
Để thêu nên những chiếc áo truyền thống cần có sự hướng dẫn từ các già làng trong bản. Bởi lẽ, mỗi đường thêu, nét chỉ không đơn giản chỉ để tạo nên những nét hoa văn trên chiếc áo mà còn là biểu tượng văn hóa của cả dân tộc. Các già làng tin rằng, việc giáo dục giới trẻ về ý nghĩa của hình hoa văn trên trang phục sẽ giúp họ thêu áo dễ dàng và tạo nên những bộ váy áo có hình hoa văn đồng bộ. 
Những chiếc áo được may bó sát nên tạo cho người mặc sự mềm mại, uyển chuyển trong từng động tác. Phía trên cổ áo có nẹp ngực viền từ vải xanh, đen, trắng. Thân áo được trang trí xen kẽ các loại chỉ đa sắc với màu đỏ làm gam màu chủ đạo tạo nên nét duyên cho người phụ nữ vùng cao. 
Phụ nữ ở đây thêu váy ống với nhiều tầng xếp chồng lên nhau, các hình hoa văn màu đỏ xen kẽ chút trắng đen được trang trí xung quanh bộ váy. Tay áo được thêu gộp bởi hai loại vải màu khác nhau, bên trong ống tay áo được thêu màu đen nhưng bên ngoài được thêu sắc vải đỏ. 
Để tạo nên sự cân đối trong cách phối màu cũng như ăn mặc, người phụ nữ thường mặc thêm áo cổ trắng vào trong và bẻ cổ áo ra phía ngoài. Bên cạnh đó, trang phục áo yếm tuy dùng mặc trong cùng để tạo nên sự kín đáo nhưng cũng được phối rất nhiều sắc màu xanh, đỏ, vàng với đường nét hoa văn sặc sỡ.
Dây lưng được thiết kế như một dải vải trắng sữa kẻ sọc vàng nhạt để làm mất đi vẻ thô sơ của bộ váy. Phía trước váy từ bụng trở xuống là những vát vải mỏng đầy đủ sắc màu được bố trí xuống tận chân váy. Khi mặc váy, người phụ nữ thường quấn xà cặp để tạo nên vẻ đứng đắn, gọn gàng, thanh thoát (xà cạp là một vạt vải dày dùng để quấn lên, thay thế cho tất chân).
Nếu như váy áo là bộ phận quan trọng nhất thì khăn đội đầu được xem là một phần không thể thiếu để tạo nên sự hoàn mỹ trong trang phục của người phụ nữ Pà Thẻn. Khăn đội đầu được thêu như một tấm vải dài, dệt thêm những nét hoa văn, sắc màu sinh động. Hai bên của chiếc khăn là hai đầu tua xanh, đỏ, tím, vàng trải dài xuống đến tận cánh tay. 
Khăn đội đầu được cuốn thành nhiều lớp và khâu lại như kiểu khăn xếp của người Kinh nhưng được trang trí đa sắc màu kết hợp nhiều đường hoa văn. Bề rộng của khăn từ 20 – 30cm và dài từ 400 – 500cm. Ngày nay, để những chiếc khăn đội đầu nhẹ hơn và tạo cho người phụ nữ sự thoải mái, người làm đã giảm một phần độ dài cũng như bề rộng của chiếc khăn. 
Bên cạnh đó, để tạo điểm nhấn cho phần cổ, người phụ nữ thường đeo những chiếc vòng bạc với kích thước to nho mỗi chiếc khác nhau. Để hoàn thiện bộ trang phục truyền thống đón xuân với đầy đủ váy áo, thắt lưng, khăn đội đầu, xà cạp,… người phụ nữ phải bỏ công sức từ ba đến bốn tuần. Trong đó, việc trang trí họa tiết hoa văn chiếm nhiều thời gian hơn cả.
Trong văn hóa sinh hoạt, cách ăn mặc có nhiều nét khác hoàn toàn so với dân tộc anh em như Dao, Tày, Mông, Nùng,… Tuy nhiên, sự khác biệt này đã tạo nên những đặc sắc riêng để các dân tộc khác phải chú ý đến người Pà Thẻn với cái nhìn, đặc trưng khác hoàn toàn. Không ít người nhìn qua sẽ nhầm với trang phục phụ nữ Dao, Mông. Tuy nhiên, quan sát kỹ sẽ thấy cách phối màu riêng cùng đường chỉ tỉ mẩn của người phụ nữ Pà Thẻn khác hoàn toàn.
Ngày nay, do có sự tiếp xúc nhiều với người Kinh nên phụ nữ Pà Thẻn ở một số vùng như Tân Trịnh, Tân Bắc (huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang) đã giản dị hơn trong cách ăn mặc. Tuy nhiên, vào mỗi dịp chơi xuân, dịp lễ tết không thể thiếu trang phục truyền thống của dân tộc và đặc biệt nó như một cách trổ tài của mỗi thiếu nữ trước khi về nhà chồng. 
Trong những ngày hội văn hóa của dân tộc người phụ nữ thường gắn thêm bốn chiếc đồng xu để tham gia lễ hội, khi họ nhảy múa những âm thanh leng keng phát ra nghe như những bản nhạc gợi nhớ đến hình ảnh người phụ nữ đang ngồi thêu áo, dệt vải./.

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.