Ráo riết đưa nghệ thuật vào tour du lịch

Ráo riết đưa nghệ thuật vào tour du lịch
(PLO) - Không hẹn mà gặp, hiện các nhà hát chèo, cải lương, hài kịch…đang ráo riết tìm hướng đi mới để thu hút không chỉ khán giả Việt Nam mà khán giả quốc tế. 

Tuy nhiên, số lượng du khách quốc tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng của các nhà hát. Trước thực trạng đó, Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện chỉ đạo trong cuộc họp vào ngày 9/2/2017 tại Hà Nội với lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ về việc tăng cường gắn kết các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với du lịch: “Cần sớm xây dựng các chương trình nghệ thuật biểu diễn thường xuyên, các sản phẩm du lịch văn hóa phong phú để thu hút du khách, phải làm đến khi thành công mới thôi”.

Khi các nhà hát “câu” du khách ngoại

Hà Nội là địa phương tập trung nhiều nhà hát lớn nhất cả nước, là nơi gìn giữ và phát triển các loại hình văn hoá dân gian truyền thống như chèo, tuồng, cải lương, ca trù, quan họ, rối nước... Hiện nay con số người nước ngoài đến sống, học tập, làm việc và du lịch ở Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng ngày càng gia tăng. Vậy tại sao chúng ta không tranh thủ cơ hội này để giới thiệu những nét văn hóa cũng như những loại hình nghệ thuật truyền thống đến với họ? 

Trước câu hỏi đó, một số nhà hát chèo, cải lương, hài kịch…đã tìm hướng đi mới để thu hút không chỉ khán giả Việt Nam mà khán giả quốc tế. Ngành Du lịch có thêm những điểm đến thực sự hấp dẫn du khách nước ngoài, đồng thời qua đó các loại hình văn hóa truyền thống dân tộc cũng được giới thiệu, bảo tồn và phát triển tốt hơn.

Nhà hát Cải lương Hà Nội đã có thử nghiệm ở mỗi tiết mục của chương trình nghệ thuật sẽ có bản dịch tiếng Anh dành cho khán giả nước ngoài… thông qua tai nghe. Tránh tình trạng gây mệt mỏi cho khán giả ngoại quốc khi phải “đeo bám” nội dung dài, Nhà hát Cải lương Hà Nội rút bớt thời lượng trong 7 tiết mục ngắn.

Ngoài cải lương, Nhà hát Chèo Hà Nội cũng đã xây dựng chương trình diễn riêng cho du khách quốc tế bằng cách dịch nội dung chính của vở diễn ra tiếng Anh. Để phục vụ khách du lịch, Nhà hát chèo đã đổi mới các chương trình biểu diễn nghệ thuật phù hợp như xây dựng các sân khấu nhỏ chuyên biểu diễn các trích đoạn đặc sắc trong những vở chèo truyền thống, xen lẫn ca hát dân gian.

Giám đốc Nhà hát chèo Hà Nội - NSƯT Trịnh Thúy Mùi lý giải, việc chia các sân khấu nhỏ rất hợp với du khách về thời gian cũng như thị hiếu của du khách nước ngoài. Nếu như các sân khấu lớn với 500 chỗ thì sân khấu nhỏ có thể biểu diễn cho đoàn khách khoảng 20 người. 

Không nằm ngoài cuộc “câu” du khách quốc tế, Nhà hát Tuổi trẻ đã cố công dàn dựng và tổ chức biểu diễn ba tiểu phẩm hài kịch trong Đời cười là: “Qua sông”, “Chơi trò diễn ba diễn má”, “Phòng trút giận”, các nghệ sĩ diễn bằng tiếng Anh. Nhà hát cũng từng giới thiệu ba tiểu phẩm kịch hình thể mới được dàn dựng và thể hiện bằng tiếng Anh, đó là: “Lá rụng”, “Giấc mơ hạnh phúc”, “Ông già cõng vợ”.

“Phải làm cho tới khi thành công”!

Tuy nhiên, số lượng du khách quốc tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng của các nhà hát. “Cần sớm xây dựng các chương trình nghệ thuật biểu diễn thường xuyên, các sản phẩm du lịch văn hóa phong phú để thu hút du khách. Phải làm đến khi thành công mới thôi”- Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện chỉ đạo trong cuộc họp vào ngày 9/2/2017 tại Hà Nội với lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ về việc tăng cường gắn kết các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với du lịch.

Để du khách quốc tế dễ cảm thụ nghệ thuật, các nhà hát không nên “ôm đồm” biến cải lương, chèo, hài thành tạp kỹ, hãy chọn cái gì tinh túy nhất của các loại hình nghệ thuật đó để giới thiệu cho khán giả trong và ngoài nước. Và quan trọng hơn hết là các nhà hát cần chú trọng hơn phần lời dịch. Bởi lời dịch là “linh hồn” của các vở diễn. Ngôn ngữ, ý tứ của Việt Nam vốn rất đa dạng, phong phú, nhiều khi còn có ý bóng, ý ngầm.

Trong khi đó, với tiếng Anh họ chỉ hiểu theo một chiều nên nếu không tìm được nghĩa tương đương sẽ khiến du khách hiểu sang một nghĩa khác.. Chính vì vậy, phải lựa chọn người dịch thật sự am hiểu về nghệ thuật cải lương, chèo, tuồng, hài và thông thạo tiếng Anh mới có thể chuyển tải đúng ngữ điệu, giúp khán giả hiểu được kịch tính và nội dung của chương trình… 

Bộ trưởng chỉ đạo các đơn vị liên quan sử dụng nguồn lực, các chuyên gia trong ngành để thực hiện ý tưởng này và hết tháng 2/2017 phải xây dựng xong đề án về các chương trình nghệ thuật biểu diễn trong Nhà hát Lớn, những nội dung về sản phẩm văn hóa du lịch này, đề án thu hút khách du lịch và kêu gọi các doanh nghiệp du lịch hưởng ứng chương trình này; tháng 3/2017 tổ chức marketing, quảng bá truyền thông cho chương trình, sản phẩm mới; mời doanh nghiệp và báo chí đến khảo sát, lấy ý kiến về sản phẩm; tháng 4/2017 đưa vào khai thác ngay.

Đọc thêm

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.