Quyền trẻ em 'khóc ròng' vì gameshow?

Pháp luật dường như chưa thể bảo vệ trẻ em trong các gameshow (ảnh minh họa)
Pháp luật dường như chưa thể bảo vệ trẻ em trong các gameshow (ảnh minh họa)
(PLO) - Cho con em tham dự các gameshow trên truyền hình mỗi bậc phụ huynh đều có mục đích khác nhau: người đáp ứng mong muốn thể hiện tài năng của con, người muốn con học được nhiều kỹ năng và mạnh dạn, tự tin hơn, người chỉ đơn thuần muốn con nổi tiếng. Nhưng tất cả họ đều có chung một vấn đề mà chưa bao giờ họ quan tâm, đó là liệu quyền trẻ em của con em họ có bị các gameshow xâm hại?. 

Hay nói cách khác trẻ em có được bảo vệ quyền của mình khi tham gia các gameshow?

Người lớn được, trẻ con mất

Nhắc đến những vụ trẻ em là “nạn nhân” của gameshow hẳn chưa quên vụ scandal xảy ra trong chương trình “Vietnam’s Got Talent” năm 2012 với cô bé hát được 6 thứ tiếng, hát hay nhưng bị loại. Quá bức xúc mẹ cô bé đã lên sân khấu đấu tranh với Ban giám khảo bảo vệ quyền lợi cho con. Mẹ cô bé cho rằng đó là “chiêu - trò” của nhà sản xuất để PR chương trình, còn chương trình thì cho rằng mẹ cô bé hành xử kém văn hóa, sự việc cứ thể bị đẩy đi quá xa và nghiêm trọng dần lên.

Đến nỗi, cả gia đình của cô bé đã bị khủng hoảng tinh thần nặng khi bị cư dân mạng “ném đá”, truyền thông cạnh khóe, để rồi họ phải viết thư cầu cứu Thủ tướng, gửi đơn gửi lên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội để kêu cứu. Sự việc dần dần lắng xuống, nhưng vết sẹo tâm lý trong lòng cô bé còn mãi và đã có người thương cảm em thốt lên: “Giá như em không đi thi”.

Nhưng đó chưa phải là vụ lùm xùm duy nhất liên quan đến thí sinh nhí của các gameshow. Còn nhớ ca sĩ Thái Thùy Linh – một trong ba vị giám khảo của chương trình Đồ rê mí năm 2012 đã viết bức tâm thư đầy xúc động trên trang cá nhân của cô.

Trong chương trình, bên cạnh những cô, cậu bé đã bật khóc ngon lành chỉ vì chút sai sót nhỏ trong phần thi của mình bị giám khảo chỉ ra, những bộ trang phục “ngầu” xa lạ với con trẻ hay các khuôn mặt non nớt được trang điểm quá kỹ… là những lời tâm sự nghe thật tội nghiệp: “Có ai tin được là hầu hết các thí sinh nhí của chúng ta đã lên thi hát với cái bụng lép chỉ có sữa và cùng lắm là thêm mẩu bánh mì? Lỗi không tại riêng ai, nhưng lỗi tại tất cả người lớn. Nhắc đến lại thấy thương, “Con đói quá cô ơi, mà mẹ con bảo nếu ăn nhiều lát không hát được”, “Con ăn vô sợ lem hết son môi”…” cũng không có gì khó hiểu. Và mới đây nhất lại một chuyện lạ nữa đã  xảy ra ở một gameshow Việt khi thí sinh nhí bị chính huấn luyện viên mình loại khỏi cuộc chơi vì em… quá tài năng (?!).

Có thể nói, khi cho con em mình tham gia gameshow mỗi bậc phu huynh đều có mục đích khác nhau: người đáp ứng mong muốn thể hiện tài năng của con, người muốn con học được nhiều kỹ năng và mạnh dạn, tự tin hơn, người chỉ đơn thuần muốn con nổi tiếng. Nhưng họ có ngờ đâu, cái mất nhiều hơn cái được, khi con em họ bị ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng bởi các “chiêu trò” của nhà tổ chức.

Chẳng phải vô lý khi ở nhiều quốc gia phát triển, trong các gameshow nhí ngoài sự giám hộ của phụ huynh còn có sự giám sát của một cơ quan khác liên quan đến việc bảo vệ trẻ em, trong đó còn có cả các chuyên gia tâm lý, để hỗ trợ hay tư vấn tâm lý cho trẻ.

Tại Trung Quốc, mới đây, ngày 17/4/2016, Tổng cục Điện ảnh, Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc đưa ra văn bản chỉ đạo về việc hạn chế dẫn đến cấm tuyệt đối các chương trình có trẻ chưa đủ tuổi thành niên, trong đó có hai chương trình đang rất ăn khách “Bố ơi, mình đi đâu thế?”, “Bố ơi trở lại”. Trong văn bản của Tổng cục Điện ảnh, Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc ghi rõ “cần tăng cường hơn nữa quản lý các chương trình không có giá trị tích cực” vì cơ quan này cho rằng việc trẻ em tham gia show truyền hình quá sớm, được lăng xê tên tuổi, trở thành ngôi sao chỉ sau một đêm là điều phản giáo dục, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.

Bao giờ được luật quan tâm?

Hàng loạt vụ scandal với trẻ em xảy ra tại các gameshow chưa có dấu hiệu dừng lại cho thấy luật pháp Việt Nam dường như chưa quan tâm đến khía cạnh này. Gameshow nhí Việt chưa nằm dưới sự giám sát nào của các cơ quan bảo vệ quyền trẻ em, chưa có công trình nghiên cứu tâm lý-xã hội học về ảnh hưởng của gameshow nhí Việt đến tâm hồn, nhận thức, phát thể chất của trẻ. Hay nói cách khác, nhìn lại các chương trình gameshow nhí Việt mới thấy rõ “lỗ hổng” của luật pháp trong loại hình giải trí đặc biệt này. Thế nên mới có câu chuyện gia đình cô bé thí sinh của chương trình “Vietnam’s Got Talent” năm 2012 phải vượt cấp viết thư lên tận Thủ tướng, Quốc hội để cầu cứu. 

Mới đây, tại hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 15/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012 về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp người mẫu… và Thông tư số 01/2016, đại diện Sở VH-TT&DL Bình Dương đã cho biết chính Sở này đang bối rối không biết giải quyết như thế nào về đối tượng trẻ em biểu diễn.

Theo đó, quan điểm của Sở là trong Nghị định 15 chỉ nói khi tổ chức cho trẻ em biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang phải có sự đồng ý của người giám hộ, mà không hề thấy đề cập quy định cụ thể nào. Khi tiếp nhận hồ sơ cấp phép, nếu có việc gì xảy ra, phát sinh với đối tượng nhí thì Sở không biết xử lý như thế nào. Chính vì “không biết xử lý như thế nào” nên Sở VH-TT&DL Bình Dương đã  từ chối cấp phép  chương trình đối với hai công ty xin cấp phép biểu diễn chương trình người mẫu nhí.

Quả đúng như thông tin từ Sở VH-TT&DL Bình Dương, tra cứu Nghị định 15 thì có thể thấy trong nội dung Nghị định không có những quy định, kiểm soát đối tượng trẻ em, mà chỉ yêu cầu các tổ chức, cá nhân tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp, người mẫu phải biên tập các tiết mục biểu diễn phải phù hợp với lứa tuổi, giới tính khi tổ chức cho trẻ em biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; phải được sự đồng ý của người giám hộ theo đúng quy định của pháp luật. 

Với quy định lỏng lẻo như vậy thì số phận của những đứa trẻ chưa thành niên đang ngày ngày chạy show cả trong nước và nước ngoài, hàng tuần có mặt trong các chương trình giải trí, sự kiện, chưa kể quay MV, đóng phim, đóng quảng cáo sẽ đi đâu về đâu. Ai sẽ chịu trách nhiệm về những chấn thương tâm lý (tâm lý lệch lạc, thắng thì sinh kiêu, rồi có thể “trượt” dài trong vinh quang ảo, hỏng hết tương lai; thua sẽ tổn thương tâm lý không hề nhỏ mà có thể còn đi suốt cả quãng đường trưởng thành) làm ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của các em?.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.